Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên Huế và từng là kinh đô của Việt Nam dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn. Ngày nay Huế là một trong những trung tâm văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục, khoa học công nghệ của miền Trung – Tây Nguyên nước ta. Thành phố Huế cũng được công nhận 5 danh hiệu UNESCO và thu hút du khách trong, ngoài nước. Hãy cùng tìm hiểu về thành phố di sản này và những thông tin quy hoạch của thành phố biển này thông qua bản đồ thành phố Huế dưới đây nhé!
Giới thiệu về thành phố Huế
Thành phố Huế nằm ở trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích trải dài bên dòng sông Hương. Thành phố nằm cách Hà Nội 668 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1039 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 95 km về phía Bắc.
Vị trí địa lý
- Phía đông thành phố Huế giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang
- Phía Tây thành phố Huế giáp thị xã Hương Trà
- Phía nam thành phố Huế giáp thị xã Hương Thủy
- Phía bắc thành phố Huế giáp huyện Quảng Điền và biển Đông.
Diện tích và dân số
Thành phố Huế có tổng diện tích đất tự nhiên 265,99 km², dân số năm 2020 là 652.572 ngườimật độ dân số đạt 2.453 người/km².
Địa hình
Nằm gần dãy Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là một vùng châu thổ ở hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường xuyên bị ngập lụt khi nước đầu nguồn của các sông này bị bồi lắng. . Hương (trên dãy Trường Sơn) có mưa vừa, mưa to. Vùng đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy có một số đồi và núi thấp như núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh…
Khí hậu
Thành phố Huế có ngoại lệ về khí hậu so với miền Bắc và miền Nam, bởi khí hậu ở đây khắc nghiệt và có sự khác biệt giữa các vùng, miền trong toàn tỉnh. Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc phân loại khí hậu Köppen. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F). Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1, mùa lũ từ tháng 10 trở đi. Nhiệt độ mùa mưa trung bình là 20 °C (68 °F), đôi khi thấp tới 9 °C (48 °F). Mùa xuân kéo dài từ tháng giêng đến hết tháng hai.
Bản đồ hành chính thành phố Huế
Thành phố Huế có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Đông Ba, Gia Hội, Hương An, Hương Hồ, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh. , Kim Long, Phú Hậu, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thượng, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận An, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thủy Biều, Thùy Vân, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Đà, Xuân Phú và 7 xã: Hải Dương, Hương Phong, Hương Thọ, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Thủy Bằng.
Bản đồ hành chính thành phố Huế
Bản đồ khổ lớn thành phố Huế
Dưới đây là hình ảnh bản đồ Thành phố Huế khổ lớn với đầy đủ những thông tin vị trí, ranh giới, diện tích, dân số, địa lý… để bạn có thể tra cứu khi cần thiết.
Thành phố Huế là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Tại Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn, nằm ở hai bờ sông Hương như chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc, Chợ An Cựu… Kinh tế của thành phố phát triển chủ yếu là nhờ ngành du lịch.
Hiện nay, trên bản đồ thành phố Huế đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp nổi bật như khu đô thị An Đông Villas, khu đô thị An Cựu Villas, khu đô thị Phú Mỹ An, The Manor Crown…
Thành phố Huế có lịch sử phát triển gần 7 thế kỷ, sở hữu văn hóa đặc sắc về tinh thần, đa dạng loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục, tập quán… Đặc biệt tại Huế sở hữu kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, tôn giáo, đền miếu… độc đáo. Những công trình công phu trở thành điểm đến thu hút các du khách trong và ngoài nước.
Thành phố Huế có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam bao gồm danh hiệu Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế cũng là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Bản đồ giao thông thành phố Huế
Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như quốc lộ 49 (tuyến đường huyết mạch nối từ cảng Thuận An qua thành phố Huế lên huyện miền núi A Lưới, quốc lộ 49B (kết nối các xã, phường ven biển), tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15, 18 và các tỉnh lộ khác.
Về quy hoạch giao thông, ngày 24/6/2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định số 1174/QĐ-UBND về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng điến năm 2030.
Đến năm 2030, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển 27 triệu tấn hàng hóa và 37 triệu hành khách (HK) về sản lượng vận chuyển; 8.819 triệu Tấn.Km hàng hóa và 5.787 triệu HK.Km về sản lượng luân chuyển. Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn.
Kết cấu hạ tầng giao thông: Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quy hoạch.
Đường bộ: Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc; đường đô thị; đường vành đai.
Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì kỹ thuật theo kế hoạch; 100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tối thiểu loại A.
Đường thủy nội địa: Hoàn thiện đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải thủy chính sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần, tuyến phá Tam Giang đến đầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III. Đầu tư cải tạo nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị tại các cảng, bến bốc xếp, bến khách ngang sông, bến tàu thuyền du lịch trọng yếu trên địa bàn tỉnh.
Cảng biển: Tiếp tục nâng cấp cảng biển Thừa Thiên Huế trên cơ sở tăng trưởng về nhu cầu vận tải.
Đường sắt: Hoàn thành nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có và nghiên cứu, đầu tư một số tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đường sắt đã được phê duyệt.
Đường hàng không: Duy trì phát triển cảng hàng không – sân bay quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, đáp ứng khả năng tiếp nhận các loại máy bay như: B767, B777, B787 và tương đương. Số hành khách giờ cao điểm: 4.000 hành khách/giờ cao điểm. Công suất đạt 8-10 triệu hành khách/năm.
Về công nghiệp giao thông vận tải: Tiếp tục củng cố, nâng cấp kết hợp đầu tư xây dựng mới cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng tăng về nhu cầu vận tải.
bản đồ thành phố huế
Quy hoạch phát triển giao thông thành phố Huế
Quy hoạch giao thông thành phố Huế được thực hiện theo đồ án Quy hoạch giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, có xét đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hệ thống giao thông của thành phố Huế được định hướng phát triển như sau:
- Cảng hàng không: Nâng cấp và phát triển Cảng hàng không quốc tế Phú Bài đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E theo Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Ga đường sắt: Tiếp tục định hướng xây dựng ga đường sắt mới để di chuyển hệ thống đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố. Xây dựng các ga đường sắt (ga phía Bắc, ga phía Nam và ga trung tâm) để kết nối các khu đô thị chính với giao thông đường sắt theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam.
- Cảng biển: Đầu tư xây dựng cảng Thuận An đảm bảo đến năm 2020 tiếp nhận tàu có trọng tải đến 5.000 DWT phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển đã được phê duyệt.
Hành chính Thừa Thiên Huế: Với sự phát triển đầy tiềm năng, những năm gần đây tỉnh Thừa Thiên Huế đã hướng tới các chính sách về hành chính nhằm nâng cao thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, giáo dục, du lịch…Hãy cùng tìm hiểu về hệ thống hành chính đang được hoàn thiện của tỉnh qua ảnh đẹp.
Bản đồ vệ tinh thành phố Huế
Bản đồ vệ tinh thành phố Huế
Bản đồ quy hoạch thành phố Huế
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Huế đến năm 2030
Ngày 17 tháng 02 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Huế.
Theo đó, diện tích đất giao trong năm kế hoạch 2023 của thành phố Huế được quy định theo các chỉ tiêu sử dụng đất như sau: Đất nông nghiệp: 14.285,11 ha; đất phi nông nghiệp: 12.028,25 ha; đất chưa sử dụng: 332,73 ha;
Đồng thời, phương án thu hồi đất đến năm 2023 bao gồm các chỉ tiêu cụ thể như: tổng diện tích đất nông nghiệp là 498,65 ha; đất phi nông nghiệp: 224,96 ha;
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2023 của thành phố Huế gồm các chỉ tiêu: đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất sang phi nông nghiệp: 493,87 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 30,58 ha;
Vị trí, diện tích các ô đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2023 của thành phố Huế được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 2023 của thành phố.
Rà soát quy hoạch TP Huế
Bản đồ quy hoạch thành phố Huế
Trên đây là thông tin bản đồ thành phố Huế và những thông tin quy hoạch mới nhất tại Huế. Nếu bạn đang cần tra cứu thông tin bản đồ và kiểm tra đất quy hoạch online các tỉnh thành Việt Nam hãy truy cập ngay địa chỉ website nhé!
- Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản
- Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Website: https://meeymap.com/
- Số điện thoại: 0869092929
- Email: Contact@meeyland.com