Quy hoạch giao thông

Bản đồ quy hoạch Giao Thông tỉnh Đồng Nai cập nhật 2023

Khám phá nguồn thông tin mới nhất về bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Nai và bản đồ các tỉnh Đông Nam Bộ tại năm 2023! Bài viết sẽ đưa bạn vào hành trình chi tiết về những kế hoạch động thổ và phát triển cơ sở hạ tầng đang diễn ra. Đồng thời, tìm hiểu về những cập nhật quan trọng trong quy hoạch giao thông, giúp bạn nắm bắt tốt hơn về hệ thống giao thông hiện đại đang được hình thành tại vùng Đông Nam Bộ, nhất là trong khu vực tỉnh Đồng Nai. Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về sự phát triển đầy tiềm năng và định hình tương lai của các tỉnh trong khu vực này.

Bản đồ các tỉnh Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ (còn được gọi là miền Đông) là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam. Vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.

800px Southeastern in Vietnam.svg

Vị trí vùng Đông Nam Bộ (đỏ) trên bản đồ Việt Nam

Bản đồ quy hoạch Giao Thông tỉnh Đồng Nai

Theo quyết định 1460 nói trên, quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Nai cụ thể như sau:

Cấu trúc giao thông: Khung phát triển giao thông vùng tỉnh Đồng Nai dựa trên định hướng phát triển các trục hướng tâm, các trục vành đai đảm bảo kết nối đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong vùng thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam bộ, vùng Tây Nguyên – Duyên hải Nam Trung bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế như sau : Đường bộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, Quốc lộ 56, Quốc lộ 20; đường cao tốc thành phố Hồ Chi Minh – Dầu Giây – Đà Lạt, đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu, Đồng Nai – Phan Thiết, đường vành đai 3, 4. Đường sắt: Đường sắt Bắc – Nam, Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Xuyên Ả, kết hợp với đường sắt đô thị phát triển giao thông công cộng. Đường hàng không: Càng hàng không quốc tế Long Thành. Đường thủy: Hệ thống sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sống Lòng Tàu, sông Thị Vải.

Phát triển đồng bộ, hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn kết hợp đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không phục vụ hiệu quả quá trình phát triển kinh tế – xã hội và quốc phỏng – an ninh trên bàn tỉnh theo quy hoạch; Đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông đối ngoại, đường trục chính, đường tỉnh, đường liên kết cảng biển với các tuyến cao tốc, quốc lộ… để phục vụ các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dịch vụ – đô thị, cảng biển, cảng hàng không nhằm tạo đột phá phát triển kinh tế; Phát triển hệ thống đường giao thông 11 nông thôn nối kết hệ thống đường tỉnh, quốc lộ tạo sự liên hoàn thuận lợi vận chuyển hàng hóa nông sản, nguyên vật liệu tại chỗ cung cấp cho sản xuất công nghiệp. Các tuyến đường đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, được nhựa hóa 100%.

  • Đoạn thành phố HCM – Long Thành: dài 16km, điểm đầu Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, điểm cuối Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, quy mô 10 làn xe.
  • Đoạn Long Thành – nút giao với cao tốc Bắc- Nam phía Đông: điểm đầu Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, điểm cuối giao Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông: trùng cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
  • Đoạn Nút giao với cao tốc Bắc – Nam phía Đông – Dầu Giây (Đồng Nai): điểm đầu Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Đồng Nai, điểm cuối nằm trong địa phận huyện Thống Nhất, Đồng Nai; dài 14km, quy mô 6 làn xe.

Quy hoạch giao thông đường vành đai

Bản đồ quy hoạch giao thông đường vành đai tỉnh Đồng Nai
Bản đồ quy hoạch giao thông đường vành đai tỉnh Đồng Nai

Vành Đai 3 (CT.40): có chiều dài 92km; điểm đầu đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Nhơn Trạch, Đồng Nai; điểm cuối đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Bến Lức, Long An; đoạn đi trên địa phận tỉnh Đồng Nai dài khoảng 11,26 km; quy mô 8 làn xe; quy hoạch trước năm 2030. Đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.

Vành Đai 4 (CT.41): có chiều dài 199km; điểm đầu đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu; điểm cuối Cảng Hiệp Phước, Thành phố Hồ Chí Minh; đoạn đi trên địa phận tỉnh Đồng Nai dài khoảng 45 km quy mô 8 làn xe; quy hoạch trước năm 2030. Tuyến thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 60-80 km/giờ.

  • Cao tốc Phan Thiết (Bình Thuận) – Dầu Giây (Đồng Nai): Chiều dài tuyến 99km. Điểm đầu: tại km43 125,64 cao tốc Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây; Điểm cuối: giao đường từ QL.1 đi Thạnh Mỹ (Ba Bàu-Bình Thuận). Đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài khoảng 51 km Quy mô 6 làn xe, giai đoạn thực hiện trước năm 2030.
  • Cao tốc Dầu Giây – Long Thành (Đồng Nai): Chiều dài đoạn tuyến này là 21km; Điểm đầu nút giao QL.51; Điểm cuối nút giao thông Dầu Giây. Quy mô 10 làn xe. Giai đoạn thực hiện trước năm 2030.
  • Cao tốc Long Thành (Đồng Nai) – Bến Lức (Long An): Chiều dài tuyến 58,0 km, Điểm đầu giao cao tốc Hồ Chí Minh-Trung Lương ở xã Mỹ Yênhuyện Bến Lức; Điểm cuối giao cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu xã Phước Thái-huyện Long Thành. Đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 28,7 Km. Trên tuyến có 2 cầu dây văng lớn là Bình Khánh và Phước Khánh (Vượt sông Soài Rạp và Lòng Tàu). Quy mô 8 làn xe. Giai đoạn thực hiện trước năm 2030.

Cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) – Liên Khương (Lâm Đồng) (CT.27): chiều dài toàn tuyến 220 km.

Đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 60 km; có điểm đầu Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Đồng Nai, điểm cuối Tân Phú, Đồng Nai; quy mô 4 làn xe; Giai đoạn thực hiện trước năm 2030.

Cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu (CT.28): chiều dài toàn tuyến 54 km, đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 34,6 km; quy hoạch trước năm 2030:

  • Đoạn Biên Hoà – Long Thành: dài 17km, có điểm đầu Tp. Biên Hòa, điểm cuối Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Đồng Nai; quy mô 6 làn xe; giai đoạn thực hiện trước năm 2030.
  • Đoạn Long Thành – Tân Hiệp: dài 13km, điểm đầu Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Đồng Nai, điểm cuối Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Đồng Nai, quy mô 8 làn xe; giai đoạn thực hiện trước năm 2030.
  • Đoạn Tân Hiệp – thành phố Bà Rịa: dài 24 km, điểm đầu Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Đồng Nai, điểm cuối giao Quốc lộ 56, thành phố Bà Rịa, quy mô 6 làn xe, đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120 km/h, giai đoạn thực hiện trước năm 2030.

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (Đồng Nai) (CT.29): đoạn đi qua địa bàn tỉnh nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, dài 30km, quy hoạch trước năm 2030:

Quốc lộ

QL.1: Đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 127,2 km, điểm đầu ranh tỉnh Bình Thuận; điểm cuối cầu Đồng Nai. Định hướng đến 2030, duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo quy mô 4 làn xe, đạt cấp III.

QL.20: dài 279 km; đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 75,6 km, điểm đầu QL.1 Dầu Giây, Đồng Nai, điểm cuối ranh tỉnh Lâm Đồng. Định hướng đến 2030, duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo quy mô 2-4 làn xe, đạt cấp III.

Quốc lộ 51: dài 64 km; đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 37,4km, điểm đầu từ QL.1, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai đến giáp ranh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Định hướng đến 2030, duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo quy mô 6 làn xe, đạt cấp I.

QL.13C: dài 86km; Đề xuất bỏ quy hoạch do hướng tuyến trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đi qua khu bảo tồn thiên nhiên.

QL.20B: dài 41km; nằm trọn trong địa phận tỉnh Đồng Nai, điểm đầu Vành Đai 3, huyện Nhơn Trạch, điểm cuối Cao tốc Bắc – Nam phía Đông, huyện Cẩm Mỹ. Định hướng đến 2030, duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo quy mô 2-4 làn xe, đạt cấp III. Đề xuất Quy hoạch kéo dài QL.20B kéo dài qua địa phận Tp. HCM kết nối với đường Vành đai 2.

QL.51C: dài 64km, điểm đầu giao QL.51, Long Thành, Đồng Nai, điểm cuối QL.1, Xuân Lộc, Đồng Nai. Định hướng đến 2030, quy mô 2 làn xe, đạt cấp III.

Quốc lộ 56: dài 51 km; đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 18km, điểm đầu giáp Thành phố Long Khánh, Đồng Nai; điểm cuối giáp ranh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Định hướng đến 2030, duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo quy mô 2-6 làn xe, đạt cấp III.

QL.56B: dài 164km, điểm đầu QL.56, thành phố Long Khánh, Đồng Nai, điểm cuối Cửa khẩu Phước Tân, Tây Ninh. Đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài khoảng 38km, cụ thể hướng tuyến đề xuất như sau:

  • Đoạn 1 đi trùng với ĐT.770 (Suối Tre-Bình Lộc) điểm đầu QL.1 tại TP.Long Khánh, đến giao QL.20.
  • Đoạn 2 từ QL.20 đi thẳng đến ĐT.762 (tại km 2 750) rồi đi theo ĐT.762 theo hướng về thị trấn Vĩnh An đến khoảng km 12 950 thì rẽ trái theo hướng đường ranh thị trấn đến kết nối vào cầu Hiếu Liêm 2 qua tỉnh Bình Dương.
  • Định hướng đến 2030, duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo quy mô 2-4 làn xe, đạt cấp III. Riêng đối với đoạn đi qua thành phố Long Khánh, dài khoảng 6,0km, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 45m.

Đường bộ ven biển: theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không có tuyến Đường bộ ven biển. Tuy nhiên hệ thống bản đồ kèm theo thì tuyến Đường bộ ven biển có trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đoạn từ Cầu Phước An đến cao tốc liên vùng phía đông (CT. Bến Lức-Long Thành). Kiến nghị điều chỉnh điểm cuối của tuyến đường bộ Ven Biển trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại ĐT.771C (Đường ra cảng Phước An).

Bản đồ quy hoạch giao thông các thành phố, huyện tỉnh Đồng Nai

Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Biên Hòa

Thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 29 phường: An Bình, An Hòa, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hóa An, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Phước Tân, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Phước, Tân Biên, Tân Hạnh, Tân Hòa, Tân Hiệp, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng và xã Long Hưng.

Thành phố Biên Hòa là thành phố lớn nhất tỉnh Đồng Nai, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Theo quy hoạch, thành phố Biên Hòa sẽ phát triển thành đô thị loại I trực thuộc trung ương, với dân số đến năm 2030 khoảng 2,2 triệu người.

Về giao thông, thành phố biên hòa sẽ tiến hành quy hoạch các tuyến giao thông trên địa bàn như:

  • Tuyến QL1A
  • Tuyến QL15
  • Tuyến QL51
  • Tuyến tỉnh 16
  • Tuyến đường sắt Bắc Nam.
Bản đồ quy hoạch giao thông TP Biên Hòa
Bản đồ quy hoạch giao thông TP Biên Hòa

Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Long Khánh

Thành phố Long Khánh có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Bảo Vinh, Bàu Sen, Phú Bình, Suối Tre, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Xuân Lập, Xuân Tân, Xuân Thanh, Xuân Trung và 4 xã: Bảo Quang, Bàu Trâm, Bình Lộc, Hàng Gòn.

Về giao thông thành phố sẽ đầu tư xây dựng và mở rộng một số tuyến đường mới cũng như cải tạo các tuyến đường trên địa bàn như tuyến QL1A, tuyến QL56

Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Long Khánh
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Long Khánh

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Cẩm Mỹ

Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía đông nam của tỉnh Đồng Nai,

Huyện có diện tích 467,95 km², chiếm 7,99% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số năm 2015 là 153.912 người, chiếm 6,9% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 326 người/km².

Quốc lộ 56 là tuyến giao thông chính trên địa bàn huyện, nối thành phố Long Khánh với thành phố Bà Rịa. Đây cũng là địa phường có tuyến Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đi qua.

Huyện Cẩm Mỹ hiện đang tập trung quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ngoài ra huyện cũng tiến hành quy hoạch Các tuyến giao thông chính như

  • Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây
  • Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
  • Đường vành đai 4QL56
  • Đường ĐT 764, ĐT 765, ĐT 765B
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Cẩm Mỹ 
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Cẩm Mỹ

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Định Quán

Định Quán là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh, cách xa trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 80 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110 km.

Theo bản đồ quy hoạch Đồng Nai, huyện Định Quán sẽ tập trung quy hoạch, phát triển đô thị và giao thông của huyện Định Quán

Các tuyến giao thông đi qua huyện gồm tuyến QL20, đường tỉnh lộ 763, đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, trong đó tuyến QL20 là tuyến chính đều đang đang đầu tư và phát triển.

Về quy hoạch đô thị, dự kiến năm 2030 huyện sẽ có  3 đô thị:

  •  Đô thị Định Quán
  • Đô thị La Ngà
  •  Đô thị Phú Túc
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Định Quán
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Định Quán

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Long Thành

Long Thành là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Huyện Long Thành có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Long Thành (huyện lỵ) và 13 xã: An Phước, Bàu Cạn, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Lộc An, Long An, Long Đức, Long Phước, Phước Bình, Phước Thái, Tam An, Tân Hiệp.

Trong việc phát triển kinh tế, huyện Long Thành đã thành công với 7 cụm khu công nghiệp quy mô lớn được Chính phủ phê duyệt, bao gồm An Phước, Gò Dầu, Long Đức, Long Thành, Lộc An – Bình Sơn, Phước Bình, và khu công nghệ cao Amata Long Thành.

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển công nghiệp, mà huyện còn chú trọng vào hạ tầng giao thông quốc gia. Các dự án quy mô lớn như cảng hàng không quốc tế Long Thành và cao tốc Long Thành Dầu Giây đã và đang được triển khai, tạo ra sự nối kết mạch lạc và thuận tiện cho sự phát triển toàn diện của khu vực.

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Long Thành
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Long Thành

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Nhơn Trạch

Nằm trong tỉnh Đồng Nai, Huyện Nhơn Trạch đặt mình ở vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Theo bản đồ quy hoạch của tỉnh Đồng Nai, huyện này sẽ tập trung mạnh mẽ vào việc phát triển đô thị, dịch vụ, và công nghiệp.

Hơn nữa, huyện Nhơn Trạch cũng sẽ tiến hành quy hoạch khu vực giải trí, trung tâm thương mại hiện đại nhằm thu hút sự quan tâm và đầu tư từ cả nước và quốc tế. Điều này không chỉ góp phần vào sự đa dạng hóa kinh tế mà còn tạo nên một môi trường sống hiện đại và tiện ích cho cộng đồng.

Huyện Nhơn Trạch có 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Hiệp Phước và 11 xã: Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội (huyện lỵ), Phú Thạnh, Phú Hữu, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền và Vĩnh Thanh.

Bản đồ quy hoạch huyện Nhơn Trạch
Bản đồ quy hoạch huyện Nhơn Trạch

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Tân Phú

Tân Phú là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Về hành chính, huyện Tân Phú gồm 1 thị trấn Tân Phú và 17 xã: Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Sơn, Phú Thanh, Phú Thịnh, Phú Trung, Phú Xuân, Tà Lài, Thanh Sơn, Trà Cổ.

Theo bản đồ quy hoạch của tỉnh Đồng Nai, huyện Tân Phú sẽ tập trung phát triển đô thị và khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Ngoài ra, huyện cũng có quy hoạch về hạ tầng giao thông, bao gồm Cao tốc nối 3 điểm TP HCM, Dầu Giây và Đà Lạt, QL20, đường tỉnh 774B, cũng như tuyến đường giao thông công cộng bằng xe buýt. Điều này hứa hẹn sẽ giúp tạo ra một môi trường sống và làm việc hiện đại và thuận tiện cho cư dân địa phương.

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Tân Phú
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Tân Phú

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Thống Nhất

Thống Nhất là một huyện trung du nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Huyện Thống Nhất có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Dầu Giây (huyện lỵ) và 9 xã: Bàu Hàm 2, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Hưng Lộc, Lộ 25, Quang Trung, Xuân Thiện.

Huyện Thống Nhất đang chủ động quy hoạch phát triển đô thị, tập trung vào việc phát triển khu, cụm công nghiệp, xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch, và khu vui chơi giải trí.

Ngoài ra, theo bản đồ quy hoạch của tỉnh Đồng Nai, huyện Thống Nhất có tiềm năng và động lực phát triển hệ thống giao thông. Do đó, quy hoạch phát triển giao thông cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Một số tuyến giao thông đã và đang được quy hoạch xây dựng, cải tạo, và nâng cấp bao gồm Tuyến Thống Nhất – Long Thành, Tuyến Thống Nhất – Vĩnh Cửu, và Tuyến Trảng Bom – Xuân Lộc. Điều này hứng hẹn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của huyện trong thời gian tới.

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Thống Nhất
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Thống Nhất

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Trảng Bom

Trảng Bom là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Với vị trí kế cận thành phố Biên Hòa, cửa ngõ đi vào Thành phố Hồ Chí Minh, Trảng Bom có nhiều dự án lớn đi qua địa bàn như đường cao tốc đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đường Quốc lộ 1 tránh thành phố Biên Hòa. Giao thông đã được nhựa hóa các con đường nội bộ trong vùng.

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Trảng Bom
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Trảng Bom

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Vĩnh Cửu

Vĩnh Cửu là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Huyện Vĩnh Cửu có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh An (huyện lỵ) và 11 xã: Bình Hòa, Bình Lợi, Hiếu Liêm, Mã Đà, Phú Lý, Tân An, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân, Trị An, Vĩnh Tân.

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Vĩnh Cửu
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch giao thông Đường thủy

Theo QĐ số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 Năm 2024 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển Đồng Nai: là cảng biển loại I, gồm các khu bến: Khu bến Phước An, Gò Dầu, Phước Thái (trên sông Thị Vải)

  • Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước trên sông Thị Vải thuộc huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
  • Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên; có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí.
  • Cỡ tàu: trọng tải đến 60.000 tấn phía hạ lưu cầu Phước An và đến 30.000 tấn phía thượng lưu cầu Phước An đến Gò Dầu, Phước Thái phù hợp với điều kiện khai thác tuyến luồng hàng hải và tĩnh không công trình vượt sông.

Khu bến Nhơn Trạch

  • Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước bên phải tuyến luồng Sài Gòn – Vũng Tàu, luồng Đồng Nai, luồng Đồng Tranh (thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch).
  • Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Đông Nam Bộ, có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí.
  • Cỡ tàu: trọng tải đến 45.000 tấn hoặc lớn hơn giảm tải phù hợp với điều kiện khai thác tuyến luồng hàng hải và tĩnh không công trình vượt sông.

Khu bến Long Bình Tân (trên sông Đồng Nai)

  • Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước bên phải tuyến luồng Đồng Nai (phía hạ lưu cầu Đồng Nai).
  • Chức năng: vệ tinh, đầu mối gom hàng cho các cảng biển trong khu vực và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương, có bến tổng hợp, container, hàng lỏng/khí.
  • Cỡ tàu: trọng tải đến 5.000 tấn.

Đường thủy nội địa

Mạng lưới tuyến do Trung ương quản lý: Hệ thống đường thủy nội địa trên địa bàn của tỉnh do Trung ương quản lý gồm có 4 tuyến với tổng chiều dài là 215,0 km được cập nhật theo Quyết định số 1829/QĐ – TTg ngày 31 tháng 10 Năm 2024 phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua địa bàn tỉnh Đồng Nai có các tuyến đường thủy quốc gia đi qua như sau:

Hồ Trị An: Từ thượng lưu đập Trị An đến cầu La Ngà, dài 40km, đạt cấp III.

Sông Đồng Nai: dài 19,0km đạt cấp đặc biệt;

  • Từ cầu Đồng Nai đến ngã ba Sông Bé dài 72,8km.
  • Tuyến chính từ hạ lưu cầu Đồng Nai đến ngã ba Sông Bé: dài 58km. Từ hạ lưu cầu Đồng Nai đến cảng Thạnh Phước: dài 17,2km, đạt cấp II (Tĩnh không 7m÷9,5m). Từ cảng Thạnh Phước đến ngã ba sông Bé: dài 40,8km, đạt cấp III.
  • Nhánh cù lao Ông Cồn (chuyển thành luồng địa phương khi đủ tiêu chí, điều kiện sau rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2021/NĐ-CP): dài 1km, đạt cấp I (tĩnh không 9,5m).

Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy

Cập nhật theo Quyết định số 1829/QĐ – TTg ngày 31 tháng 10 Năm 2024 phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

Cảng hiện hữu

  • Cảng Hùng Tài : Vị trí ở Nằm bờ hữu sông Đồng Nai, thuộc Huyện Vĩnh Cửu, công suất bến quy hoạch đạt 500 nghìn tấn/năm.
  • Cảng Tân cảng Nhơn Trạch: Vị trí ở Nằm bờ hữu Sông Đồng Nai, nhánh Ông Cồn, thuộc Huyện Nhơn Trạch, công suất bến quy hoạch đạt 1.500 nghìn tấn/năm.

Cảng xây mới:

  • Cảng Tracomeco: Vị trí ở Nằm bờ hữu Sông Đồng Nai, thuộc Huyện Nhơn Trạch, cỡ tàu tiếp nhận 5.000 tấn, công suất bến quy hoạch đạt 1.500 nghìn tấn/năm.
  • Cảng Biên Hòa (gồm cảng Tín Nghĩa): Vị trí ở Nằm bờ hữu Sông Đồng Nai, thuộc Tp. Biên Hòa, cỡ tàu tiếp nhận 5.000 tấn, công suất bến quy hoạch đạt 2.000 nghìn tấn/năm.
  • Cảng Hoàng Long: Vị trí ở Nằm bờ hữu sông Đồng Nai, thuộc Huyện Vĩnh Cửu, công suất bến quy hoạch đạt 500 nghìn tấn/năm.
  • Cảng Vĩnh Tân (Hà Đức): Vị trí ở Nằm bờ hữu Sông Đồng Nai, thuộc Huyện Nhơn Trạch, cỡ tàu tiếp nhận 5.000 tấn, công suất bến quy hoạch đạt 1.500 nghìn tấn/năm.
  • Cảng Thủy bộ Đồng Nai: Vị trí ở Nằm bờ hữu Sông Đồng Nai, thuộc Tp. Biên Hòa, cỡ tàu tiếp nhận 1.000 tấn, công suất bến quy hoạch đạt 700 nghìn tấn/năm.
  • Cảng khác: theo nhu cầu của địa phương trong tương lai bổ sung đầu tư xây dựng mới một số cảng mới, cỡ tàu tiếp nhận 3.000 tấn, công suất bến quy hoạch đạt 1.600 nghìn tấn/năm.

Đường sắt

Theo QĐ số 1769/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 Năm 2024 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050:

Tuyến đường sắt Bắc-Nam: Nâng cấp, hiện đại hóa đạt tiêu chuẩn đường sắt từ cấp I, đường đôi, khổ 1.000 mm, vận tốc bình quân đạt 80-90 km/h với tàu khách và 50-60 km/h đối với tàu hàng.

Đầu tư xây mới đường sắt Tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu: chiều dài khoảng 84 km, khổ 1.435 mm; trong đó, đoạn Biên Hòa – Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải – Vũng Tàu đường đơn. Điểm đầu, đối với vận chuyển hàng hóa tại ga Trảng Bom (tương ứng km 1677 886 đường sắt Thống Nhất) thuộc xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom; đối với vận chuyển hành khách tại ga Biên Hòa mới (km 0 00) thuộc xã An Hòa. Điểm cuối tại ga Thị Vải (km 45 540) thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tuyến đường sắt cao tốc Hồ Chí Minh-Nha Trang: Từ ga Thủ Thiêm, phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đi song song về bên phải đường bộ cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, sau đó chạy song song bên phải tuyến cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, kết thúc tại ga Nha Trang (Khánh Hòa). Chiều dài toàn tuyến là 366 km, quy mô đường sắt đôi, khổ 1435 mm, đường sắt tốc độ >300 km/h, điện khí hóa.

Tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm-Sân bay Quốc tế Long Thành: Tuyến đi qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai với tổng chiều dài 37,35 km. Điểm đầu Ga Thủ Thiêm (km 0 00) thuộc phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh; Điểm cuối ga cảng hàng không Quốc tế Long Thành (được bố trí tích hợp trong nhà ga hàng không).

Hướng tuyến như sau: Từ ga Thủ Thiêm, đi song song về bên phải đường cao tốc Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây và đường sắt cao tốc Hồ Chí Minh-Nha Trang, đến km 9 200 rẽ phải vượt qua đường Vành đai 3, sau đó đi song song về bên trái Đ.Vành đai 3, tiếp tục vượt sông Đồng Nai tại vị trí cách tim cầu Đồng Nai trên Vành đai 3 khoảng 100m về phía thượng lưu, sau đó bám sát Đ.Vành đai 3 và đi vào giải phân cách bên trái của Đ.Vành đai 3. Sau đó rẽ trái và đi vào giải phân cách giữa ĐT.25B, tới km 29 100 rẽ phải đi vào hướng sân bay Long Thành. Trên tuyến bố trí tổng cộng 18 ga, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai có 11 ga. Quy mô, xây dựng đường sắt đôi, khổ 1435mm, đường sắt trên cao, điện khí hóa, hoàn thành trước 2020.

Đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Ga đầu mối hàng hóa là ga Trảng Bom.

Hàng không

Định hướng, tỉnh Đồng Nai sẽ có một (01) sân bay quốc tế: Sân bay Long Thành đạt cấp 4F (mức cao nhất) theo tiêu chuẩn ICAO đang trong giai đoạn triển khai tiền dự án. Ngoài ra, quy hoạch thêm các sân bay:

Sân bay lưỡng dụng Biên Hòa: nằm ở phường Tân Phong, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tận dụng hạ tầng sẵn có của sân bay quân sự, đầu tư thêm nhà ga phục vụ cho hành khách để phát triển các đường bay dân dụng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân biên hòa và các khu vực lân cận. Đề xuất đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động trước năm 2030.

Sân bay thủy phi cơ: (1) trên sông Đồng Nai thuộc phường Long Hưng Thành phố Biên Hòa; (2) trên hồ Trị An thuộc thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu. Đề xuất đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động trước năm 2030. Hai sân bay chuyên dùng sẽ phục vụ phát triển du lịch và rút ngắn thời gian đi lại của hành khách từ các tỉnh thành khác, cũng như tận dụng lợi thế mặt nước của sông Đồng Nai và các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh đề xuất phát triển các sân bay cho thủy phi cơ.

Ngày 24/8/2022, Sở Giao Thông Vận tải tỉnh Đồng Nai ban hành Công văn số 3750/SGTVT-VP về việc cung cấp thông tin quy hoạch về giao thông vận tải để công khai trên Cổng Thông Tin Điện Tử.

Đánh giá post
Avatar of Meey Map
Meey Map là nền tảng bản đồ tra cứu thông tin quy hoạch toàn quốc, cung cấp 2 loại quy hoạch quan trọng nhất ngành BĐS là quy hoạch xây dựng & quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản

Related Posts

Ban do quy hoach giao thong tinh Thanh Hoa den nam 2030

Quy Hoạch Và Phát Triển Một Số Tuyến Đường Giao Thông Ở Thanh Hóa

Thanh Hóa đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, với kế hoạch xây dựng và mở rộng một số tuyến đường giao thông ở Thanh Hóa…

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An 2030

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Kỳ, Nghệ An|Kế hoạch sử dụng đất

Bản Đồ Quy Hoạch Giao Thông Huyện Tân Kỳ được xác định theo Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020 Tỉnh Nghệ An. Tân Kỳ là…

Ban do quy hoach giao thong Thanh pho Tan An

Bản đồ quy hoạch Thành phố Tân An, tỉnh Long An Mới Nhất

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bản đồ quy hoạch Thành phố Tân An tỉnh Long An. Được xác định theo Bản đồ định hướng không gian…

Bản đồ quy hoạch giao thông Bắc Ninh

Thông tin quy hoạch giao thông Bắc Ninh| Bản đồ quy hoạch mới nhất

Bắc Ninh, tỉnh thuộc vùng phía Bắc Việt Nam, hiện đang đối mặt với nhiều thách thức từ sự gia tăng dân số và lưu lượng phương tiện…

Bản đồ đường ven biển Nam Định

Bản đồ đường ven biển Nam Định| Toàn cảnh và Tiến Độ

Thông tin hình ảnh mới nhất về tuyến đường bộ ven biển Nam Định đang xây dựng qua các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy, tỉnh…

Giao thong huyen Tan Bien Tay Ninh duoc quy hoach

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Biên,Tây Ninh| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 – 2030, gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị và các công trình…