Thông tin quy hoạch huyện Cát Tiên, Lâm Đồng có gì đổi mới? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về quy hoạch giao thông, đô thị thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng mới nhất năm 2024.
Thông tin chung về huyện Cát Tiên
Cùng điểm qua một số đặc điểm chung về vị trí địa lý và hành chính của huyện Cát Tiên.
Giới thiệu chung về huyện Cát Tiên
Huyện Cát Tiên nằm ở vùng thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đa Dâng (còn gọi Đạ Đờng) làm ranh giới tự nhiên ở phía bắc, phía tây và phía nam của huyện. Địa hình cơ bản của Cát Tiên là địa hình núi thấp chuyển tiếp từ vùng cao Nam Tây Nguyên xuống vùng đồng bằng. Độ cao trung bình 400m, Cát Tiên là một vùng tiếp giáp giữa Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, được bao bọc bởi sông Đồng Nai từ 3 phía: tây, nam, bắc.
Vị trí địa lí
Cát Tiên nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Đạ Tẻh và huyện Bảo Lâm
- Phía tây giáp tỉnh Bình Phước
- Phía nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía bắc giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước.
Cát Tiên nằm ở vùng thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đa Dâng (còn gọi Đạ Đờng) làm ranh giới tự nhiên ở phía bắc, phía tây và phía nam của huyện.
Đơn vị hành chính
Huyện Cát Tiên có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Cát Tiên (huyện lỵ), Phước Cát và 7 xã: Đồng Nai Thượng, Đức Phổ, Gia Viễn, Nam Ninh, Phước Cát 2, Quảng Ngãi, Tiên Hoàng.
Bản đồ hành chính huyện Cát Tiên, Lâm Đồng
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông trong toàn huyện đã được khép kín với 281 km đường tỉnh, huyện và giao thông nông thôn, 24 cầu, 200 cống, 52 km đường nhựa, 25km đường cấp phối. Tuy vậy, giao thông luôn ách tắc trong mùa mưa gây khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
Những năm đầu thành lập, huyện Cát Tiên là ngõ cụt, duy nhất chỉ có tuyến đường ĐT 721 nối liền giữa huyện với quốc lộ 20. Đến năm 1998 hoàn thành nhựa hóa từ trung tâm huyện đến giáp Quốc lộ 20, và tháng 8 năm 2006 cầu treo Phước Cát được khánh thành; chính thức phá thế ngõ cụt, thông sang Quốc lộ 14, mở ra cho Cát Tiên hướng đi mới trong phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.
Thông tin hạng mục quy hoạch huyện Cát Tiên
Quy hoạch giao thông
Về quy hoạch phát triển giao thông, huyện Cát Tiên được quy hoạch như sau:
- Đường Quốc lộ: nâng cấp Tỉnh lộ 721 thành Quốc lộ 55B (đoạn từ xã Quảng Ngãi qua thị trấn Cát Tiên, xã Đức Phổ, thị trấn Phước Cát, xã Phước Cát 2), tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, lộ giới 24 m – 40 m.
- Hệ thống đường huyện: nâng cấp, cải tạo các tuyến đường huyện đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, lộ giới 23,5 m – 30 m. Đường vành đai của thị trấn: 02 tuyến đường vành đai thị trấn Cát Tiên và 01 tuyến đường vành đai của thị trấn Phước Cát.
- Hệ thống đường giao thông đô thị và nông thôn kết nối liên hoàn với hệ thống đường tỉnh, đường huyện trong các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trên cơ sở kế thừa và phát triển mạng lưới các tuyến đường giao thông hiện có.
- Quy hoạch hệ thống đường giao thông kết nối liên vùng: đường kết nối từ xã Phước Cát 2 đi tỉnh Bình Phước; kết nối từ thị trấn Phước Cát đi tỉnh Bình Phước; đường kết nối từ trung tâm xã Đồng Nai Thượng đi xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm,..
- Tuyến kết nối du lịch: Tuyến kết nối Đông Nam – Tây Bắc và phía bắc: Từ khu di tích khảo cổ học Cát Tiên đến khu di tích lịch sử căn cứ kháng chiến khu VI,…
- Tuyến kết nối sản xuất: quy hoạch hệ thống đường kết nối liên vùng sản xuất và rút ngắn cự ly vận chuyển hàng hoá nông sản bằng các đường nội đồng, chiều rộng 2 làn xe.
- Đường thủy: khai thác tuyến giao thông trên sông Đồng Nai. Bến xe và điểm dừng chân: Duy trì bến xe phía Nam trung tâm thị trấn Cát Tiên; bố trí 8 bến xe nội huyện ở từng xã và thị trấn. Quy hoạch các điểm dừng chân dọc tuyến Quốc lộ 55B tại các xã (Quảng Ngãi, Đức Phổ, Phước Cát), 2 thị trấn (Cát Tiên, Phước Cát) và các tuyến đường nhánh kết nối trung tâm.
Quy hoạch giao thông huyện Cát Tiên thể hiện trên bản đồ quy hoạch xây dựng vùng huyện Cát Tiên đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch đô thị huyện Cát Tiên
Về quy hoạch xây dựng vùng huyện Cát Tiên đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050:
Về mục tiêu quy hoạch, xây dựng và phát triển vùng huyện Cát Tiên đặt trong tổng thể phát triển của vùng tỉnh Lâm Đồng; đồng thời liên hệ với vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Phát triển vùng huyện Cát Tiên đảm bảo tính toàn diện, hài hòa và bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường.
Tính chất quy hoạch, thuộc vùng kinh tế động lực phía Tây Nam, tỉnh Lâm Đồng; vùng đệm của thành phố Bảo Lộc trong quy hoạch vùng III của tỉnh.
Là vùng trọng tâm của tỉnh về phát triển dược liệu, trồng trọt và chăn nuôi chất lượng cao, đảm bảo an toàn, chất lượng tốt cho người sản xuất và tiêu dùng; hướng đến hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh.
Dự báo nhu cầu sử dụng đất:
- Đất xây dựng đô thị: đến năm 2025, khoảng 442 ha; đến năm 2035, khoảng 524 ha; đến năm 2050 khoảng 636 ha.
- Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn: đến năm 2025, khoảng 290 ha; đến năm 2035, khoảng 352 ha; đến năm 2050, khoảng 426 ha.
Định hướng phát triển không gian vùng:
- Tiểu vùng I: Tính chất là vùng trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế; đô thị – dịch vụ – tiểu thủ công nghiệp; nông nghiệp chất lượng cao; du lịch sinh thái. Là vùng phát triển kinh tế động lực của vùng huyện Cát Tiên. Phạm vi, diện tích: 02 thị trấn (Cát Tiên và Phước Cát) và các xã: Đức Phổ, Phước Cát 2, Quảng Ngãi.
- Tiểu vùng II: Tính chất là vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, phát triển lâm nghiệp gắn với bảo tồn, phát triển rừng; du lịch sinh thái. Phạm vi, diện tích: các xã: Nam Ninh, Gia Viễn, Đồng Nai Thượng, Tiên Hoàng; trong đó xã Gia Viễn là trung tâm tiểu vùng, định hướng giai đoạn 2035- 2050 tiếp cận tiêu chí đô thị loại V; tổng diện tích tiểu vùng II khoảng 20.869 ha.
Bản đồ quy hoạch Huyện Cát Tiên mới nhất
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng năm 2022
Tra cứu thông tin quy hoạch huyện Cát Tiên
Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường
Trong trường hợp bạn có nhu cầu giao dịch đất trên địa bàn huyện Cát Tiên, bạn có thể tìm đến UBND cấp xã, thị trấn tại đây để yêu cầu các cán bộ phụ trách địa chính hỗ trợ tra cứu thông tin quy hoạch.
Tuy nhiên, phương pháp tra cứu này thường chỉ cung cấp thông tin gói gọn trong khu vực quản lý của địa phương, không thể tra cứu trên quy mô lớn. Hơn nữa, không phải bất cứ cán bộ nào cũng đồng ý hợp tác do lo ngại gây ảnh hưởng đến hiện trạng giao dịch đất trên địa bàn.
Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai
Bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cát Tiên để nộp hồ sơ xin trích lục thông tin. Để lấy được thông tin quy hoạch của mảnh đất đó, phải có sự tham gia của chủ đất khi đến cơ quan chức năng.
Nếu chọn cách thức này, bạn sẽ tốn thời gian hơn vì cần thực hiện thủ tục hành chính và cần sự hợp tác của người bán. Nếu người bán có ý định che giấu thông tin hay không hợp tác làm việc thì sẽ khó để tra cứu.
Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến
Có thể thấy, các phương pháp tra cứu trực tiếp trên ít nhiều đều có nhược điểm. Một phương pháp tra cứu khác tối ưu hơn đang được lựa chọn là tra cứu trực tuyến qua website https://meeymap.com/. Đây là trang web hỗ trợ người dùng tìm tiếp bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến uy tín và thuận tiện nhất hiện nay.
Một số tính năng nổi bật của Meey map là:
- Hỗ trợ người dùng tra cứu quy hoạch của vùng thông qua Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hoặc xem quy hoạch các khu riêng biệt thông qua Quy hoạch xây dựng và lớp nền hiện trạng trên từng ô đất.
- Truy cập bản đồ nền để dễ dàng so sánh giữa lớp nền quy hoạch và lớp nền bản đồ thông thường, định vị vị trí đang đứng để xem quy hoạch xung quanh; đo khoảng cách, diện tích các thửa đất; có thể chuyển đổi sang bản đồ vệ tinh.
- Xem tin đăng bất động sản tại khu vực cần mua.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Bản đồ quy hoạch huyện Cát Tiên, Lâm Đồng mới nhất 2024. Hãy theo dõi website của Meey Map để cập nhật thêm những thông tin mới nhất nhé!