Bản đồ quy hoạch

Bản đồ quy hoạch huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa 2024| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Cập nhật 28/02/2024, gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn.

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)

Huyện Hậu Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 25 km về phía Đông Bắc, có vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp huyện Nga Sơn và huyện Hà Trung
  • Phía Nam và phía Tây giáp huyện Hoằng Hóa
  • Phía Đông giáp với Biển Đông.

Hậu Lộc có đầy đủ ba dạng địa hình, từ đồng bằng thuộc các xã Xuân Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc… đến vùng đồi núi thuộc các xã Triệu Lộc, Tiến Lộc, Thành Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc… và ven biển là các xã Hòa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc.
Huyện Hậu Lộc có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Hậu Lộc (huyện lỵ) và 22 xã: Cầu Lộc, Đa Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc, Hải Lộc, Hoa Lộc, Hòa Lộc, Hưng Lộc, Liên Lộc, Lộc Sơn, Minh Lộc, Mỹ Lộc, Ngư Lộc, Phong Lộc, Phú Lộc, Quang Lộc, Thành Lộc, Thuần Lộc, Tiến Lộc, Triệu Lộc, Tuy Lộc, Xuân Lộc.

Quy hoạch giao thông – Đô thị – Công nghiệp huyện Hậu Lộc

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông huyện Hậu Lộc được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021.
Theo đó, huyện sẽ tập trung phát triển hệ thống đường Quốc lộ trên địa bàn tối thiểu đường cấp III đồng bằng, 4 làn xe; nâng cấp hệ thống các đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Hệ thống đường huyện tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng. Đầu tư quy hoạch các tuyến đường mới: kéo dài tuyến ĐT.526B về phía Tây Bắc, qua sông Lèn liên kết với QL.217 (Hà Sơn, huyện Hà Trung); Tuyến kéo dài ĐT.526 qua sông Lèn kết nối với QL.217 (Lĩnh Toại, huyện Hà Trung).

Giao thông tĩnh, giao thông công cộng:

Hạ tầng giao thông tĩnh, giao thông công cộng của huyện Hậu Lộc được định hướng phát triển theo quy hoạch vùng đến năm 2040. Theo đó, huyện sẽ quy hoạch: 4 bến xe; 1 bến xe loại 4 tại thị trấn Hậu Lộc; 3 bến xe loại 5: Minh Lộc, Hòa Lộc, Thành Lộc. + Về giao thông công cộng, tiếp tục khai thác, nâng cấp tuyến xe bus hiện có.

Nghiên cứu phát triển các tuyến bus mới theo các tuyến Quốc lộ, Đường tỉnh; tăng cường kết nối huyện với các khu vực trọng điểm trong và ngoài tỉnh như thành phố Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Nghi Sơn, Nga Sơn – Ninh Bình.
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam khổ rộng 1m, hiện tại qua huyện với tổng chiều dài khoảng 6,3km. Tuyến đường sắt cao tốc chạy qua huyện về phía Tây, đoạn qua đô thị Triệu Lộc với chiều dài khoảng 6km theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải.
Đường thủy: Tuyến sông Lèn đoạn từ cửa Lạch Sung đến cầu Đò Lèn đạt quy mô cấp 1 – đường thủy nội địa, cho tàu tải trọng 1.000T ra vào; kênh De nâng cấp đường thủy nội địa từ cấp 4 lên cấp 3, đón tàu 300 tấn.

Cảng, bến thủy nội địa, bến du lịch:

  • Bến Thắm (Liên Lộc) – xây dựng mới, trên sông Lèn: bến tổng hợp, công suất 50.000 tấn/năm, tàu trọng tải tối đa 300 tấn có thể lưu thông.
  • Bến Châu Lộc (Triệu Lộc) – xây dựng mới, trên sông Lèn: bến chuyên dùng, công suất 50.000 tấn/năm, tàu trọng tải tối đa 300 tấn có thể lưu thông.
  • Bến Tiền Phong (Hòa Lộc) – nâng cấp từ bến sửa chữa phương tiện đường thủy, trên sông Tào: bến chuyên dùng, công suất 50.000 tấn/năm, tàu trọng tải tối đa 300 tấn có thể lưu thông.
  • Bến khách du lịch: Định hướng xây dựng bến du lịch Đảo Nẹ và đô thị ven biển.

Vị trí quy hoạch các tuyến giao thông huyết mạch, bến cảng, bến thuỷ cùng với giao thông đường sắt được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Hậu Lộc.

Về quy hoạch đô thị:

Khu đô thị được định hướng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển đảm bảo sự phát triển hài hòa về không gian giữa phát triển đô thị, nông nghiệp, du lịch và công nghiệp sạch.
Bản đồ định hướng mở rộng quy hoạch chung thị trấn Hậu Lộc đến năm 2035 được phê duyệt tại quyết định số 4907 ngày 20/11/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Phấn đấu thị trấn Hậu Lộc sẽ là đô thị loại V, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Hậu Lộc.
Hình thành đô thị ven biển: Bao gồm phạm vi các xã Hưng Lộc, Ngư Lộc, Đa Lộc và Minh Lộc. Tính chất: Là đô thị loại V, là trung tâm kinh tế, với chức năng phát triển kinh tế biển, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch.
Ngoài ra đến năm 2035 hệ thống đô thị huyện Hậu Lộc sẽ phát triển đô thị tại các khu vực xã Minh Lộc, Hưng Lộc, Triệu Lộc, …

Về quy hoạch phát triển công nghiệp:

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Hậu Lộc được định hướng theo Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Theo đó, quy hoạch phát triến ngành công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp của huyện đến 2030 được định hướng như sau:
Huyện Hậu Lộc chủ yếu là đất cụm công nghiệp. Diện tích đất cụm công nghiệp đảm bảo đủ quỹ đất để phát triển công nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hậu Lộc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng vào những ngành có lợi thế; định hướng phát triển khu phát triển công nghiệp huyện Hậu Lộc đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
Định hướng sẽ phát triển các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, đồng thời tạo ra sự liên kết chặt chẽ và hài hòa về không gian giữa phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ đảm bảo phát huy tối đa về mối liên hệ vùng trong phát triển công nghiệp.

Các khu phát triển công nghiệp, đặc biệt các khu đất sản xuất kinh doanh được định hướng đảm bảo kết nối với các khu đô thị, dịch vụ và các trục giao thông huyết mạch.
Tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ở những ngành có lợi thế, có sức cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ như may công nghiệp, rèn cơ khí, mộc dân dụng, đóng sửa tàu thuyền, chế biến sản phẩm nông nghiệp, hải sản. Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch mới cụm công nghiệp và khu sản xuất kinh doanh tập trung, …
Đến năm 2030 huyện Hậu Lộc định hướng xây dựng 03 cụm công nghiệp trên địa bàn như sau:

  • Cụm công nghiệp Liên – Hoa (tại xã Hoa Lộc, Liên Lộc), các ngành nghề chủ yếu: May mặc, chế biến nông sản, …
  • Cụm công nghiệp Thuần Lộc (tại xã Thuần Lộc), các ngành nghề chủ yếu: May mặc, …
  • Cụm công nghiệp, làng nghề Tiến Lộc (tại xã Tiến Lộc), các ngành nghề chủ yếu: Công nghiệp chế tạo, cơ khí, phụ trợ.

Danh mục công trình, vị trí, diện tích và bản đồ các cụm công nghiệp nói trên thể hiện theo quy hoạch sử dụng đất đến 2030; Báo cáo thuyết minh quy hoạch và Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Hậu Lộc.

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất huyện Hậu Lộc

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định Số: 3312/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, nội dung như sau:
Theo quyết định, diện tích, cơ cấu các loại đất đưa vào quy hoạch đến 2030 của huyện Hậu Lộc được xác định với tổng diện tích tự nhiên: 14.367,08 ha. Trong đó: Nhóm đất nông nghiệp: 7.579,17 ha; Nhóm đất phi nông nghiệp: 6.645,50 ha; Nhóm đất chưa sử dụng: 142,40 ha.
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch đến 2030 , bao gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 2.089,17 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 202,99 ha.
Diện tích đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong thời kỳ quy hoạch đến 2030 của huyện Hậu Lộc, gồm: Đất nông nghiệp: 94,16 ha; Đất phi nông nghiệp: 34,56 ha.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:

Ngày 26/10/2022 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3615/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Hậu Lộc.
Theo quyết định, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Hậu Lộc được xác định với tổng diện tích đất được phân bổ 14.367,08 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 9.411,90 ha; Đất phi nông nghiệp: 4.684,88 ha; Đất chưa sử dụng: 270,30 ha
Kế hoạch thu hồi các loại đất trong năm 2022 của huyện Hậu Lộc được xác định gồm: Đất nông nghiệp: 98,00 ha; Đất phi nông nghiệp: 8,00 ha.Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 117,06 ha; Chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở: 3,47 ha.
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích trong năm kế hoạch 2022, huyện Hậu Lộc: Đất phi nông nghiệp: 0,59 ha
Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2022 của huyện Hậu Lộc được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Đến nay Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đang được triển khai thực hiện, do vậy Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Hậu Lộc được cân đối với các chỉ tiêu Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 cấp huyện được duyệt tại Quyết định số 2907/QĐ-UBND ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như sau:
Đất nông nghiệp: Đến năm 2023 diện tích đất nông nghiệp là 9.294,07 ha, chiếm 64,69% diện tích đất tự nhiên. Chi tiết các loại đất trong đất nông nghiệp như sau:

  •  Đến năm 2023 diện tích đất trồng lúa là 4.799,62 ha, chiếm 33,41% diện tích đất tự nhiên (Trong đó: Diện tích đất chuyên trồng lúa nước đến năm 2023 là 4.373,23 ha, chiếm 30,44% diện tích đất tự nhiên).
  • Đến năm 2023 diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 601,14 ha, chiếm 4,18% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất trồng cây lâu năm là 718,07 ha, chiếm 5,00% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất rừng phòng hộ là 483,87 ha, chiếm 3,37% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất rừng đặc dụng là 394,21 ha, chiếm 2,74% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất rừng sản xuất là 600,56 ha, chiếm 4,18% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 760,40 ha, chiếm 5,29% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất làm muối là 103,03 ha, chiếm 0,72% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất nông nghiệp khác là 833,16 ha, chiếm 5,80% diện tích đất tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp: Diện tích năm 2022 là 4.616,32 ha. Đến năm 2023 đất phi nông nghiệp thực tăng 186,58 ha so với năm 2022, lấy từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Như vậy đến hết năm 2023 diện tích đất phi nông nghiệp là 4.802,90 ha, chiếm 33,43% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

  • Đến năm 2023 diện tích đất quốc phòng là 25,46 ha, chiếm 0,18% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất an ninh là 0,52 ha, chiếm 0,00% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất cụm công nghiệp là 138,53 ha, chiếm 0,96% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất thương mại, dịch vụ là 16,75 ha, chiếm 0,12% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là 86,28 ha, chiếm 0,60% diện tích đất tự nhiên.
  • Đến năm 2023 diện tích đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là 5,53 ha, chiếm 0,04% diện tích đất tự nhiên.
  • Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Diện tích năm 2022 là 2.123,31 ha; đến năm 2023 đất phát triển hạ tầng thực tăng 112,76 ha (tăng 122,51 ha; giảm 9,75 ha) so với năm 2022. Như vậy đến năm 2023 diện tích đất phát triển hạ tầng là 2.236,07 ha, chiếm 15,56% diện tích đất tự nhiên. Để xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, chợ, công trình bưu chính viễn thông, năng lượng, công trình nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội.
  • Đến năm 2023 diện tích đất ở tại đô thị là 149,26 ha, chiếm 1,04% diện tích đất tự nhiên. Diện tích phân bổ tại thị trấn Bút Sơn.

Đất chưa sử dụng: Diện tích năm 2022 là 98,15 ha; đến năm 2023 đất có mặt nước chuyên dùng giảm 0,23 ha so với năm 2022. Như vậy đến năm 2023 diện tích đất có mặt nước chuyên dùng là 97,93 ha, chiếm 0,68% diện tích đất tự nhiên.

Liên hệ:

Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất.

Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN

Bộ phận kinh doanh

Đánh giá post
Avatar of Meey Map
Meey Map là nền tảng bản đồ tra cứu thông tin quy hoạch toàn quốc, cung cấp 2 loại quy hoạch quan trọng nhất ngành BĐS là quy hoạch xây dựng & quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản

Related Posts

Bản đồ tp Đà Lạt

Bản đồ Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng 2024| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các phần…

Bản đồ hành chính Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng

Bản đồ Quận Ngô Quyền, Hải Phòng| Quy hoạch Sử dụng Đất mới nhất

Bản đồ quy hoạch quận Ngô Quyền, Hải Phòng, cung cấp cái nhìn tổng quan về việc sử dụng đất tại khu vực này, cho phép người dân…

Bản đồ Quận Kiến An, Hải Phòng

Bản đồ Quận Kiến An, Hải Phòng|Quy hoạch sử dụng đất

Cập nhật thông tin mới nhất về bản đồ Quận Kiến An, TP Hải Phòng chi tiết và thông tin quy hoạch Quận Kiến An. Chúng tôi hi…

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa

Bản đồ quy hoạch huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa| Kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch huyện Cam Lâm luôn là chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tại Khánh Hòa quan tâm. Sở hữu vị trí đầu mối kết nối…

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Cam Lâm

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa cập nhật 2023

Huyện Cam Lâm là một huyện ven biển thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa lý quan trọng, nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, đường…

Ban do quy hoach ke hoach huyen Phung Hiep

Bản đồ quy hoạch huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang năm 2024

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) gồm: công nghiệp, giao thông, xây dựng, đô thị.   Bản đồ quy…