Bản đồ quy hoạch

Lâm Đồng duyệt quy hoạch khu du lịch quốc gia gần 4.000 ha, có sân golf 18 lỗ

Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng nằm tại huyện Đơn Dương và TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với tổng quy mô gần 4.000 ha.

Lâm Đồng duyệt quy hoạch khu du lịch quốc gia gần 4.000 ha, có sân golf 18 lỗ

 Một góc TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay. (Ảnh: Hải Quân)

Ngày 11/10 qua, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng sẽ bao gồm một phần diện tích thuộc thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và một phần diện tích thuộc phường 7 (TP Đà Lạt). Phía đông giáp xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương; phía tây giáp xã Lát, huyện Lạc Dương; phía nam giáp phường 7, TP Đà Lạ; phía bắc giáp đất rừng vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.

Khu du lịch này có tính chất là khu dịch vụ du lịch tổng hợp với các chức năng như du lịch nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa; nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái; trung tâm hội nghị, khách sạn…; có thể hình thành một đô thị du lịch mang tầm quốc tế; là điểm du lịch phụ trợ phía bắc, thuộc cụm du lịch TP Đà Lạt và vùng phụ cận.

Đến năm 2025, dự kiến khu du lịch sẽ đón khoảng 2,1 triệu lượt khách, dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng 10.600 người. Đến năm 2030, đón khoảng 4,9 triệu lượt khách, dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng 33.600 người.

Quy mô hoạch sử dụng đất, tổng quy mô dự dụng đất của khu du lịch này là 3.998 ha. Trong đó, đất công trình công cộng 54 ha; đất thương mại – dịch vụ – hỗn hợp 14 ha; đất công trình y tế, chăm sóc sức khỏe 5,8 ha; đất cây xanh, thể dục thể thao khoảng 119 ha; đất du lịch nghỉ dưỡng 243 ha; đất sân golf 68 ha; đất trung tâm giáo dục 14 ha; đất làng văn hóa dân tộc 13 ha; đất nông nghiệp công nghệ cao 179 ha; đất di tích tôn giáo 2,1 ha và đất rừng khoảng 2.689 ha. 

Tầng cao công trình từ 1 – 5 tầng (bao gồm cả tầng bán hầm di chênh lệch địa hình) cho toàn khu du lịch. Trường hợp đặc biệt cần tạo điểm nhấn cho khu vực, hoặc do địa hình thực tế, công trình cần có giải pháp nâng cao, kiến trúc phù hợp thì phải được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cùng với đó, khu du lịch quốc gia Dankia – Suối Vàng sẽ được quy hoạch thành nhiều phân khu với các chức năng khác nhau.

Trong đó, phân khu trung tâm du lịch tổng hợp quy mô gần 76 ha, xây dựng theo ý tưởng tái hiện lại những nét hấp dẫn của Đà Lạt xưa; phát triển dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, thưởng thức ẩm thực, các hoạt động vui chơi giải trí, hội nghị hội thảo.

Các hạng mục công trình chính của phân khu bao gồm trung tâm điều hành, phố ẩm thực và mua sắm, chợ đêm, quảng trường, biệt thự nghỉ dưỡng,…

Phân khu nghỉ dưỡng với quy mô 237 ha được định hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp với các loại hình chính như nghỉ dưỡng ven hồ, làng du lịch, bungalow,…

Phân khu chăm sóc sức khỏe quy mô 58 ha được định hướng phát triển các sản phẩm du lịch gắn với điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Đồng thời cung cấp các dịch vụ du lịch kết hợp với điều dưỡng, phục hồi sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp.

Phân khu du lịch thể thao – trung tâm thể thao cấp quốc gia có diện tích 108 ha, được định hướng là nơi tổ chức các hoạt động du lịch thể thao vận động, dã ngoại ngoài trời kết hợp phát triển các câu lạc bộ thể thao dưới nước, trung tâm huấn luyện thể thao.

Phân khu sân golf diện tích 154 ha được định hướng phát triển sân golf 18 hố và các hạng mục nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí kết hợp thể thao golf,…

Đối với phần diện tích đất rừng được định hướng phát triển kinh tế dưới tán rừng, cụ thể là phát triển các loài thảo dược quý phù hợp thổ nhưỡng, đồng thời phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm.

Phân khu trung tâm giáo dục diện tích 70 ha được định hướng phát triển các cơ sở vật chất phục vụ chức năng giáo dục, tổ chức sự kiện, chương trình ngoại khóa, sinh hoạt, giải trí, tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp,…

Phân khu du lịch văn hóa Lang Biang diện tích hơn 49 ha sẽ được phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với danh thắng núi Lang Biang, tham quan làng văn hóa dân tộc, tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc,…

Các phân khu còn lại bao gồm phân khu sinh thái nông nghiệp kết hợp du lịch quy mô 291 ha; phân khu dược liệu kết hợp du lịch quy mô hơn 381 ha; các phân khu chức năng phụ trợ quy mô 2.575 ha nằm ngoài phạm vi, ranh giới các phân khu chức năng.

Đánh giá post
Avatar of Meey Map
Meey Map là nền tảng bản đồ tra cứu thông tin quy hoạch toàn quốc, cung cấp 2 loại quy hoạch quan trọng nhất ngành BĐS là quy hoạch xây dựng & quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản

Related Posts

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận Bình Thạnh

Bản đồ quy hoạch quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh – Thông tin mới nhất 2024

Quy hoạch quận Bình Thạnh là tiền đề đưa quận ngày càng phát triển, văn minh và hiện đại. Nhờ đó, đời sống người dân cũng nâng cao…

Bản đồ tp Đà Lạt

Bản đồ Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng 2024| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các phần…

Bản đồ hành chính Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng

Bản đồ Quận Ngô Quyền, Hải Phòng| Quy hoạch Sử dụng Đất mới nhất

Bản đồ quy hoạch quận Ngô Quyền, Hải Phòng, cung cấp cái nhìn tổng quan về việc sử dụng đất tại khu vực này, cho phép người dân…

Bản đồ Quận Kiến An, Hải Phòng

Bản đồ Quận Kiến An, Hải Phòng|Quy hoạch sử dụng đất

Cập nhật thông tin mới nhất về bản đồ Quận Kiến An, TP Hải Phòng chi tiết và thông tin quy hoạch Quận Kiến An. Chúng tôi hi…

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa

Bản đồ quy hoạch huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa| Kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch huyện Cam Lâm luôn là chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tại Khánh Hòa quan tâm. Sở hữu vị trí đầu mối kết nối…

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Cam Lâm

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa cập nhật 2023

Huyện Cam Lâm là một huyện ven biển thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa lý quan trọng, nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, đường…