Magie là một trong các khoáng chất thiết yếu không thể thiếu để duy trì sức khỏe của cơ thể. Điều đáng nói là nhiều người không biết magie có tác dụng gì nên không biết cách nhận diện thiếu hụt để bổ sung magie kịp thời, từ đó đẩy cơ thể vào nhiều tình trạng sức khỏe không tốt.
29/12/2022 | Magie B6 là thuốc gì, cách dùng ra sao?
12/08/2022 | Những thông tin cơ bản về xét nghiệm magie không nên bỏ qua
27/05/2020 | Vai trò của xét nghiệm Magnesium niệu trong theo dõi lượng Magie của cơ thể
1. Magie là gì và nhu cầu magie của cơ thể
Magie là một trong các loại khoáng chất cần cho sự vận hành của cơ thể, tham gia trực tiếp vào nhiều quá trình trong đó có quá trình kiểm soát cách thức hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp.
Số đông mọi người không nạp đủ lượng magie mà cơ thể cần mỗi ngày. Dần dần dẫn đến thiếu hụt magie và gặp các vấn đề sức khỏe. Bên cạnh đó, cơ thể bị dư thừa magie cũng sẽ gặp bất lợi.
Nhu cầu magie cần cho cơ thể theo từng độ tuổi
Magie có trong nhiều loại thực phẩm nạp vào cơ thể và được hấp thụ qua ruột. Lượng magie nạp từ đây nếu quá nhiều thì cũng không gây hại vì nó sẽ được cơ thể tự động đào thải qua nước tiểu và phân.
Trung bình, người trưởng thành cần 350 – 400mg magie/ngày. Nếu là vận động viên thể thao, người làm việc nặng nhọc thì cần lượng magie cao gấp đôi bình thường. Trẻ em 6 tháng – 1 tuổi cần khoảng 30g magie/ngày, trẻ trong độ tuổi 1 – 3 cần khoảng 80mg magie/ngày, trẻ ở độ tuổi 9 – 13 cần khoảng 240mg magie/ngày.
Hàm lượng magie trong máu thấp thường xảy ra ở những người bị đói triền miên, mắc hội chứng đại tràng mạn, bị nghiện rượu, xơ gan, viêm tụy,…
2. Magie có tác dụng gì với cơ thể con người?
Magie nằm trong top 7 loại khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần được dung nạp với số lượng lớn, tối thiểu khoảng 100 mg/ngày. Vậy magie có tác dụng gì?
2.1. Cần cho sức khỏe hệ xương
Để có hệ xương khỏe mạnh, ngoài canxi thì không thể thiếu magie. Việc cung cấp magie đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp mật độ xương cao hơn, giảm nguy cơ loãng xương và cải thiện hình thành tinh thể xương.
Mặt khác, magie còn tham gia điều chỉnh vitamin D và nồng độ canxi – hai chất không thể thiếu cho sự chắc khỏe của hệ xương.
2.2. Phòng ngừa tiểu đường
Đã có nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa magie với nguy cơ bị tiểu đường type 2, nguyên nhân có thể do khoáng chất này đóng vai trò lớn trong chuyển hóa insulin và kiểm soát glucose.
Đánh giá thực hiện trên Tạp chí Đái tháo đường Thế giới vào 2015 đã chỉ ra người bị tiểu đường có lượng magie thấp và magie có thể hỗ trợ kiểm soát tiểu đường. Nếu bị thiếu magie, tình trạng kháng insulin có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, kháng insulin cũng có thể là nguyên nhân khiến lượng magie trong cơ thể bị thấp. Đây chính là minh chứng giải thích cho magie có tác dụng gì đối với phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Vai trò của magie với cơ thể
2.3. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tim
Tim và cơ thể đều cần có magie để duy trì sức khỏe của cơ bắp. Thiếu magie có thể tăng nguy cơ trước các vấn đề tim mạch. Nguyên nhân của điều này là do, xét trên phương diện tác dụng của magie ở cấp độ tế bào thì những người bị suy tim sung huyết thường cũng bị thiếu magie.
Một số trường hợp được điều trị suy tim sung huyết bằng magie với mục đích giảm nguy cơ bất thường hoặc rối loạn nhịp tim. Không những thế, bổ sung đầy đủ magie cho cơ thể còn giảm được nguy cơ đối với đột quỵ.
2.4. Phòng ngừa và điều trị đau nửa đầu
Trên phương diện này thì magie có tác dụng gì? Cơn đau nửa đầu có thể được cải thiện hoặc ngăn ngừa nhờ liệu pháp bổ sung magie. Sự thiếu hụt magie có thể gây tác động đến sự dẫn truyền thần kinh và làm hạn chế co thắt mạch máu từ đó sinh ra đau nửa đầu.
Khi bị đau nửa đầu thì lượng magie trong mô và máu có thể thấp hơn so với bình thường, trong cơn đau đầu thì nồng độ magie trong não cũng có thể thấp hơn so với khi sức khỏe bình thường. Do đó, bổ sung đầy đủ magie cho cơ thể chính là cách tốt nhất để ngăn không cho cơn đau nửa đầu xuất hiện.
2.5. Cải thiện triệu chứng tiền kinh nguyệt
Một số nghiên cứu trên quy mô nhỏ đã chỉ ra việc bổ sung magie và vitamin B6 có thể giúp cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ cho biết, bổ sung magie có thể giảm đầy hơi, đau tức ngực,… gặp phải ở hội chứng tiền kinh nguyệt.
3. Hệ quả của thừa hoặc thiếu magie cho cơ thể và lưu ý khi bổ sung magie
3.1. Bị thiếu magie
Biết được magie có tác dụng gì rồi thì bạn cũng có thể hình dung được hệ quả của việc cơ thể bị thiếu magie trong thời gian dài. Tuy cơ thể của hầu hết mọi người không đáp ứng được lượng magie theo khuyến cáo dinh dưỡng nhưng người khỏe mạnh thường hiếm khi có triệu chứng thiếu hụt magie.
Thiếu magie có thể gây ra nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe
Người bị thiếu magie thường có các biểu hiện như: buồn nôn, chán ăn, nôn, lờ đờ, mệt mỏi, chuột rút ở các cơ, ngứa ran, tê, co giật, hành vi thay đổi,… Đã có nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thiếu magie với một số tình trạng sức khỏe như: tiểu đường type 2, bệnh Alzheimer, chứng đau nửa đầu, bệnh tim,…
3.2. Thừa magie
Mặc dù cung cấp magie cho cơ thể qua đường thực phẩm bị dư thừa thì cơ thể vẫn tự động loại bỏ được lượng magie dư thừa; nhưng nếu cung cấp lượng lớn magie từ thực phẩm chức năng bổ sung thì có thể gặp một số vấn đề về tiêu hóa.
Thừa liều lớn magie có thể bị hạ huyết áp, bí tiểu, có vấn đề về thận, nôn, mất tập trung, trầm cảm, mất kiểm soát ở hệ thần kinh trung ương, tim ngừng và có thể tử vong.
Như vậy, magie là thành phần khoáng chất cần có trong rất nhiều quá trình của cơ thể. Cũng vì tầm quan trọng đó mà nhiều người đã tìm đến bổ sung magie ở các loại thực phẩm chức năng. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, bổ sung magie đường thực phẩm tự nhiên vẫn là cách tốt nhất để cơ thể được hấp thụ và cải thiện hoạt động.
Sự thiếu hụt magie có thể gây ra nhiều biến chứng xấu cho cơ thể. Vì thế, khi đã biết magie có tác dụng gì thì hàng ngày hãy để cho cơ thể của bạn được bổ sung đủ lượng magie cần thiết qua con đường ưu tiên là sử dụng thực phẩm tự nhiên. Trường hợp chế độ ăn uống không thể cung cấp đủ lượng mà cơ thể cần hàng ngày thì hãy tham vấn ý kiến chuyên môn của bác sĩ để xem xét về việc bổ sung magie bằng thực phẩm chức năng.