Quy hoạch vùng

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đến 2035, tầm nhìn 2050


Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà đến 2035 với tổng diện tích 930,23 km2 Vùng huyện Lâm Hà được định hướng phát triển thành 03 tiểu vùng phát triển kinh tế.

Huyện Lâm Hà có địa giới hành chính:

  • Phía đông giáp huyện Đức Trọng và thành phố Đà Lạt
  • Phía tây giáp huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông
  • Phía nam giáp huyện Di Linh với ranh giới là sông Đa Dâng
  • Phía bắc giáp các huyện Đam Rông và Lạc Dương.

Diện tích tự nhiên Lâm Hà là 97.852,49 ha (978,52 km²). Dân số 133.679 người, vào thời điểm điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lâm Đồng tháng 4 năm 2009, gồm 29 dân tộc thiểu số như: Kơ Ho, Mạ, Tày, Nùng, và phần lớn Dân tộc Kinh là dân gốc Hà Nội vào xây dựng vùng kinh tế mới sau khi thống nhất đất nước.

Quy hoạch Huyện Lâm Hà, gồm 2 thị trấn: Đinh Văn (huyện lị), Nam Ban và 14 xã: Đạ Đờn, Đan Phượng, Đông Thanh, Gia Lâm, Hoài Đức, Liên Hà, Mê Linh, Nam Hà, Phi Tô, Phú Sơn, Phúc Thọ, Tân Hà, Tân Thanh, Tân Văn.

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đến 2035, tầm nhìn 2050
Thác Voi huyện Lâm Hà

Quy hoạch vùng huyện Lâm Hà

Ngày 15/4/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 662/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050.

Theo quyết định, quy hoạch vùng huyện Lâm Hà bao gồm: Toàn bộ ranh giới huyện Lâm Hà, gồm: 02 thị trấn (Đinh Văn, Nam Ban) và 14 xã (Tân Hà, Mê Linh, Gia Lâm, Đông Thanh, Nam Hà, Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Tân Văn, Tân Thanh, Đan Phượng, Liên Hà, Phúc Thọ, Hoài Đức). Với tổng diện tích lập quy hoạch là 930,23 km;

Ranh giới cụ thể như sau:

Tính chất lập quy hoạch vùng huyện Lâm Hà: 

  • Thuộc vùng phụ cận thành phố Đà Lạt, trong đó đô thị Nam Ban là đô thị động lực kinh tế phía Tây vùng phụ cận thành phố Đà Lạt, trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan và văn hóa bản địa,
  • Là trung tâm nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp sạch; công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thương mại dịch vụ – du lịch.

Định hướng phát triển không gian vùng

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà được định hướng phát triển thành 03 tiểu vùng phát triển kinh tế, như sau:

Tiểu vùng I gồm thị trấn Đinh Văn và các xã Tân Văn, Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô; tổng diện tích khoảng 398 km2. Là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế – văn hóa, khoa học- kỹ thuật của huyện; vùng phát triển kinh tế, thương mại dịch vụ, nông lâm nghiệp và công nghiệp. Trung tâm tiểu vùng là thị trấn Đinh Văn.

Tiểu vùng II (vùng phụ cận của thành phố Đà Lạt) gồm thị trấn Nam Ban và các xã Đông Thanh, Gia Lâm, Mê Linh, Nam Hà; tổng diện tích tiểu vùng II khoảng 140 km2. Là vùng phát triển du lịch sinh thái cảnh quan và văn hóa bản địa; du lịch canh nông và nông nghiệp công nghệ cao; phát triển đô thị Nam Ban trở thành đô thị vệ tinh của thành phố Đà Lạt. Trung tâm tiểu vùng là thị trấn Nam Ban.

Tiểu vùng III, gồm xã Tân Hà, Đan Phượng, Liên Hà, Hoài Đức, Tân Thanh, Phúc Thọ; tổng diện tích khoảng 392 km2. Là vùng phát triển nông – lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, chợ đầu mối nông sản và dịch vụ du lịch; phát triển xã Tân Hà tiệm cận tiêu chí đô thị loại V. Trung tâm tiểu vùng là xã Tân Hà.

Các vùng phát triển đô thị, dân cư nông thôn, phát triển công nghiệp:

Vùng phát triển đô thị: thị trấn Đinh Văn định hướng phát triển đô thị loại IV và thị trấn Nam Ban định hướng phát triển đô thị loại V;

Vùng dân cư nông thôn: phát triển các khu dân cư nông thôn trên cơ sở chỉnh trang các điểm dân cư hiện hữu và xây dựng thêm các điểm dân cư nông thôn gắn với vùng sản xuất, phù hợp phong tục tập quán, đặc điểm tự nhiên của các xã;

Phát triển vùng chuyên canh trồng cây nông nghiệp; vùng chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, ưu tiên xây dựng vùng chăn nuôi tại khu vực đất, khu vực xa khu dân cư, với các vật nuôi chính: bò thịt, heo gắn với các cơ sở giết mổ và chế biến;

Phát triển công nghiệp tại cụm công nghiệp Đinh Văn.

Các vùng cảnh quan và không gian mở: Phát triển du lịch, cảnh quan tại thác Voi, thác Bảy tầng, thác Liêng Sêr Nha, thác Sar Đeung; hồ Đông Thanh, dọc sông Đồng Nai và hồ thủy điện Đồng Nai 2 và 3. Các tuyến cảnh quan không gian mở dọc suối Cam Ly, Đạ Dâng, Đồng Nai, Đạ K’Nàng…

Cấu trúc không gian vùng huyện Lâm Hà

Cấu trúc giao thông:

Giao thông đối ngoại: đường cao tốc Liên Khương – Buôn Mê Thuột, Quốc lộ 27, đường Trường Sơn Đông, các đường Tỉnh lộ: ĐT.724, ĐT.725, ĐT.726.

Hệ thống đường liên huyện, đường huyện, đường liên xã:

  • Đường ĐH1 (kết nối huyện Lâm Hà – huyện Đức Trọng), đường ĐH2 (kết nối thị trấn Đinh Văn với xã Đạ Đờn), đường ĐH3 (kết nối thị trấn Đinh Văn với xã Nam Hà), đường ĐH4 (kết nối xã Nam Hà với xã Phi Tô), đường ĐH5 (kết nối thị trấn Nam Ban với xã Gia Lâm), đường ĐH6 (kết nối đường ĐT.725 với ĐT.726), đường ĐH7 (kết nối xã Tân Văn với xã Phúc Thọ), đường ĐH8 (kết nối xã Tân Hà với xã Liên Hà), đường ĐH9 (kết nối xã Tân Hà với xã Đan Phượng);
  • Các đường liên xã: Đan Phượng – Ninh Gia (huyện Đức Trọng), Đạ Đờn – Phú Sơn, Tân Thanh – Phúc Thọ, Mê Linh – Phi Tô, Nam Ban – Mê Linh – Nam Hà – Phỉ Tô, Gia Lâm – Nam Hà, Tân Văn – Đạ Đờn, Đan Phượng – Tân Văn, Hoài Đức – Liên Hà, Tân Thanh – Phúc Thọ – Đạ K’Nàng, Phi Tô – Xã Lát (huyện Lạc Dương), Đan Phượng – Liên Hà – Tân Thanh, Đan Phương – Tân Thành (huyện Đức Trọng), Đại Phượng – Gia Lâm (huyện Di Linh).
  • Các đường vành đai ngoài: đường kết nối thị trấn Đinh Văn với xã Đạ Đờn đồng thời là tuyến tránh Quốc lộ 27; đường kết nối xã Liên Hà với xã Tân Thanh và xã Liên Hà với huyện Di Linh; đường tránh thị trấn Đinh Văn.

Các vùng phát triển đô thị, dân cư nông thôn, phát triển công nghiệp:

  • Vùng phát triển đô thị: thị trấn Đinh Văn định hướng phát triển đô thị loại IV và thị trấn Nam Ban định hướng phát triển đô thị loại V;
  • Vùng dân cư nông thôn: phát triển các khu dân cư nông thôn trên cơ sở chỉnh trang các điểm dân cư hiện hữu và xây dựng thêm các điểm dân cư nông thôn gắn với vùng sản xuất, phù hợp phong tục tập quán, đặc điểm tự nhiên của các xã trên địa bàn huyện;
  • Phát triển vùng chuyên canh trồng cây nông nghiệp; vùng chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, ưu tiên xây dựng vùng chăn nuôi tại khu vực đất, khu vực xa khu dân cư, với các vật nuôi chính: bò thịt, heo gắn với các cơ sở giết mổ và chế biến;
  • Phát triển công nghiệp tại cụm công nghiệp Đinh Văn.

Quy hoạch hệ thống đô thị trên địa bàn huyện Lâm Hà

Quy hoạch Đô thị Định Văn: được công nhận là đô thị loại IV vào năm 2025, tiếp tục phát triển các tiêu chí đô thị loại IV sau năm 2025:

Quy mô đô thị:

  • Về dân số, dự kiến: đến năm 2025, khoảng 25.500 người; đến năm 2015, khoảng 37.800 người; đến năm 2050, khoảng 44.000 người;
  • Về đất xây dựng đô thị: đến năm 2025, đất xây dựng đô thị khoảng 382 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 204 ha); đến năm 2035, đất xây dựng đô thị khoảng 566 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 302 ha); đến năm 2050, đất xây dựng đô thị khoảng 662 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 353 ha).

Tính chất và chức năng đô thị:

  • Thị trấn Đỉnh Văn đóng vai trò vừa là đô thị hạt nhân của vùng huyện, vừa là đô thị trong hệ thống đô thị vệ tinh của tiểu vùng II của tỉnh (theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng);
  • Là đô thị có chức năng tổng hợp, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, trung tâm dịch vụ, thương mại của huyện, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các xã tiểu vùng kinh tế trung tâm huyện Lâm Hà; có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng của vùng.
  • Định hướng không gian: phát triển mở rộng không gian đô thị, phát triển đô thị theo trục giao thông đường Quốc lộ 27, Tỉnh lộ ĐT.726, đường Trường Sơn Đông.

Đô thị Nam Ban: tiếp tục phát triển các tiêu chí đô thị loại V trong giai đoạn đến 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Quy mô đô thị:

  • Về dân số, dự kiến đến: năm 2025, khoảng 12.100 người; đến năm 2035, khoảng 16.200 người; đến năm 2050, khoảng 29.200 người;
  • Về đất xây dựng đô thị, dự kiến: đến năm 2025, đất xây dựng đô thị khoảng 225 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 117 ha); đến năm 2035, đất xây dựng đô thị khoảng 308 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 162 ha); đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 554 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 290ha).

Tính chất và chức năng đô thị:

  • Đô thị loại V; đô thị chuyên ngành kinh tế phía Tây vùng phụ cận thành phố Đà Lạt, trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan và văn hóa bản địa;
  • Định hướng không gian: phát triển mở rộng không gian đô thị, đô thị phát triển theo trục ĐT.725, trục cảnh quan suối Cam Ly; đô thị kết nối với vùng cảnh quan làng nghề, du lịch Thác Voi về phía Nam và vùng du lịch Tà Nung về phía Bắc.

Quy hoạch hệ thống nông thôn và điểm dân cư

Quy hoạch nông thôn và hệ thống các điểm dân cư nông thôn: Định hướng phát triển: Phát triển cụm 03 xã Tân Văn, Tân Hà, Hoài Đức tiệm cận tiêu chí đô thị loại V trước năm 2025. Phát triển hệ thống các điểm dân cư hiện trạng đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn với địa hình, cảnh quan nông thôn, bản sắc đặc trưng của từng vùng và điểm dân cư mới gắn với các vùng chuyên canh; có khả năng thích ứng cao với biến đổi khí hậu.

Định hướng phát triển các vùng du lịch: Dự báo phát triển các sản phẩm du lịch chính: Du lịch sinh thái tại Khu du lịch Thác Voi, chùa Linh Ẩn, chùa Bửu Liên, Nhà thờ R‘Lơm, hồ Đông Thanh, dọc sông Đồng Nai và hồ thủy điện Đồng Nai 2 và 3; tuyến du lịch thể thao mạo hiểm Tà Nung-Nam Ban; Du lịch làng nghề dệt thổ cẩm tại xã Đạ Đờn, làng nghề dâu tằm tơ tại thị trấn Nam Ban và các nghề thủ công truyền thống tại xã Mê Linh; Tham quan, trải nghiệm mô hình nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa tại thị trấn Nam Ban; mô hình trồng trọt, sản xuất, thu hoạch, chế biến chè, cà phê; Du lịch canh nông, du lịch dưới tán rừng. Định hướng phân bố không gian các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp:

Vùng sản xuất nông nghiệp:

Về trồng trọt: phát triển vùng chuyên canh chè tại các xã: Phúc Thọ, Mê Linh; vùng chuyên canh cà phê tại các xã: Phúc Thọ, Tân Thanh, Đạ Đờn, Phú Sơn, Liên Hà; vùng trồng rau hoa tại các xã: Nam Hà, Mê linh, Nam Ban, Đông Thanh; vùng trồng dâu tằm tại thị trấn Nam Ban, xã Tân Hà;

Về chăn nuôi: phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại với các loại vật nuôi chủ yếu như: heo, bò sữa, bò thịt, gia cầm,…

Về lâm nghiệp: tăng độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đến năm 2030 khoảng 27%, năm 2050 khoảng 37%; trong đó, tập trung bảo vệ và phát triển khoảng 10.367 ha đất rừng phòng hộ tại các xã: Tân Thanh, Phi Tô, Phú Sơn, Đông Thanh, Phúc Thọ, Mê Linh và thị trấn Nam Ban và rừng sản xuất trên địa bàn huyện.

Quy hoạch giao thông vùng huyện Lâm Hà

Quy hoạch giao thông huyện Lâm Hà được định hướng phát triển cụ thể như sau:

Về định hướng phát triển giao thông:

  • Đường cao tốc Liên Khương – Buôn Mê Thuột (đi theo hướng tuyến Quốc lộ 27, quy mô 4 làn xe); Quốc lộ 27 (đường cấp IV miền núi); đường Trường Sơn Đông (đường cấp IV đến cấp III miền núi);
  • Hệ thống đường tỉnh trên địa bàn huyện tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, gồm: ĐT.724 (đoạn qua xã Tân Hà, Phúc Thọ), ĐT.725 (đoạn qua thị trấn Nam Ban, các xã: Gia Lâm, Tân Hà, Liên Hà, Tân Thanh), ĐT.726 (đoạn qua các xã: Phi Tô, Hoài Đức).
  • Nâng cấp hệ thống đường huyện, đường liên xã theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
  • Hệ thống đường vành đai: Đầu tư xây dựng mới tuyến đường tránh thị trấn Đinh Văn theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng; Đầu tư xây dựng đường vành đai ngoài Đinh Văn-Đạ Đờn tránh Quốc lộ 27; mở rộng đường vành đai Liên Hà-Tân Thanh; Liên Hà-Di Linh; Bến xe và điểm dừng chân: 03 bến xe loại III tại thị trấn Đinh Văn, bến xe loại IV tại xã Tân Hà và bến xe tại thị trấn Nam Ban; 01 trạm dừng chân trên Quốc lộ 27.

Quy hoạch vận tải:

  • Duy trì các tuyến: Đà Lạt – Lâm Hà, Tân Hà – Lạc Dương, Đạ Tẻh – Lâm Hà hiện hữu;
  • Phát triển mới các tuyến Đà Lạt – Tân Hà, Đức Trọng – Nam Ban, Đức Trọng – Tân Hà, Tân Hà – Đa Rosal (Đam Rông), Đạ Tẻh – Lâm Hà, Di Linh – Tân Hà, Đà Lạt – Nam Ban – Nam Hà – Phi Tô – Phú Sơn.

Các dự án ưu tiên đầu tư

Giai đoạn đến năm 2025: đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội huyện gắn kết với hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, cấp tỉnh; đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị .Đinh Văn đạt chuẩn đô thị loại IV.

Giai đoạn đến năm 2035: tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại cụm xã Tân Hà, Tân Văn, Hoài Đức và 02 đô thị phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện và từng đô thị.

Giai đoạn đến năm 2050: tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn kết đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cấp tỉnh và cấp khu vực trên địa bàn huyện.

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm hướng đến đạt các mục tiêu: Phát triển huyện Lâm Hà theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 27/12/2018, trong đó: một phần huyện Lâm Hà thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh (tiểu vùng I của tỉnh), một phần huyện thuộc vùng đệm sinh thái (tiểu vùng II của tỉnh). Phát triển huyện Lâm Hà đảm bảo tính toàn diện, hài hòa và bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng vùng huyện đồng bộ tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội vùng; trong đó, tập trung phát triển thế mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa để phát triển du lịch sinh thái, du lịch hỗn hợp và thương mại, dịch vụ. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, đô thị văn minh, nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đời sống của nhân dân.

Tài liệu kèm theo:

Đánh giá post
Meey Map là nền tảng bản đồ tra cứu thông tin quy hoạch toàn quốc, cung cấp 2 loại quy hoạch quan trọng nhất ngành BĐS là quy hoạch xây dựng & quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản

Related Posts

vnm quang ninh quang yen tien an

Xã Tiền An, thị xã Quảng Yên – Quy hoạch – Bản đồ – Tổng quan

Tiền An là một xã của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Thông tin tổng quan: Vùng: Đông Bắc Bộ Thành lập: 1995 Diện tích: 25,93 km²…

vnm quang ninh quang yen song khoai

Xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên – Quy hoạch – Bản đồ – Tổng quan

Sông Khoai là một xã của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Thông tin tổng quan: Vùng: Đông Bắc Bộ Thành lập: 1984 Diện tích: 18,39 km²…

vnm quang ninh quang yen lien vi

Xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên – Quy hoạch – Bản đồ – Tổng quan

Liên Vị là một xã của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Thông tin tổng quan: Vùng: Đông Bắc Bộ Thành lập: 1998 Diện tích: 32,58 km²…

vnm quang ninh quang yen cam la

Xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên – Quy hoạch – Bản đồ – Tổng quan

Cẩm La là một xã của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Thông tin tổng quan: Vùng: Đông Bắc Bộ Diện tích: 4,2 km² Dân số: 4276…

vnm dak nong dak glong quang son

Xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong – Quy hoạch – Bản đồ – Tổng quan

Quảng Sơn là một xã của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Thông tin tổng quan: Vùng: Tây Nguyên Diện tích: 451,76 km² Dân số: 6.110 người (2010)…

vnm quang ninh hai ha quang phong

Xã Quảng Phong, huyện Hải Hà – Quy hoạch – Bản đồ – Tổng quan

Quảng Phong là một xã của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Thông tin tổng quan: Vùng: Đông Bắc Bộ Thành lập: 2006 Diện tích: 78,25 km² Dân…