Quy hoạch giao thông thành phố Cần Thơ được thể hiện trong bản đồ định hướng và phát triển không gian đến năm 2030.
Quy hoạch giao thông thành phố Cần Thơ
Về quy hoạch giao thông, ngày 28/08/2015 Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1515/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về quy hoạch phát triển giao thông, thành phố Cần Thơ được quy hoạch như sau:
Về giao thông đối ngoại, xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường cao tốc, gồm: Tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ; tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; tuyến Cần Thơ – Cà Mau; tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn đi qua thành phố Cần Thơ từ cầu mới qua sông Hậu); Cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ: 1A, 80, 91B, Nam sông Hậu; Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh kết nối khu vực nội ô với các đô thị ngoại thành, giữa các thị trấn ngoại thành và với các đô thị khác trong vùng; Xây dựng mới cầu qua sông Hậu tại quận Thốt Nốt. Trong định hướng dài hạn, xây dựng mới cầu qua sông Hậu tại quận Ô Môn.
Về giao thông đường thủy đối ngoại, tăng cường cải tạo nạo vét luồng lạch các tuyến giao thông thủy quốc gia: Sông Hậu, kênh Cái Sắn, sông Cần Thơ, kênh Xà No, sông Ô Môn, kênh Thị Đội, kênh Thốt Nốt; Hoàn thiện, nâng cao năng lực của cụm cảng Cần Thơ, bao gồm các khu bến Cái Cui, Hoàng Diệu – Bình Thủy, Trà Nóc – Ô Môn, trong đó Cái Cui là khu bến chính, là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực; Xây mới và nâng cấp các bến cảng, bến tàu trên các tuyến giao thông thủy quốc gia phục vụ cho vận tải hàng hóa và hành khách, đồng thời sẽ xây dựng thêm một số bến tàu tại các điểm đô thị mới để tăng cường năng lực vận tải thủy của thành phố.
Đường sắt đối ngoại: Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ và có các tuyến rẽ đi Long Xuyên và Cà Mau.
Về hệ thống giao thông đối nội, khu vực các quận nội ô: Xây dựng mới, cải tạo, hoàn thiện các tuyến đường trục chính đô thị đồng bộ với các nút giao thông, đảm bảo kết nối giữa các tuyến đường đối ngoại với mạng lưới đường chính của thành phố. Các trục chính đô thị hiện hữu gồm: Quốc lộ 91 (đường Cách Mạng Tháng Tám), quốc lộ 91B, quốc lộ Nam sông Hậu, đường Mậu Thân, đường Võ Văn Kiệt, đường 30 tháng 4, đại lộ Hòa Bình, đường Trần Phú, đường Hùng Vương, đường Trần Hưng Đạo, đường Nguyễn Văn Cừ; Các thị trấn: Mạng lưới đường phát triển trên cơ sở kết hợp giữa nâng cấp cải tạo hệ thống đường hiện hữu với xây dựng mới đồng bộ và hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái đặc thù của các thị trấn, đảm bảo liên hệ nhanh chóng với đô thị trung tâm và các đô thị khác.
Giao thông công cộng: Tổ chức giao thông công cộng trong thành phố bằng hệ thống xe buýt nối các khu đô thị có nhu cầu giao thông cao theo các trục đường chính. Dự kiến xây dựng các tuyến xe điện nối các khu đô thị của thành phố.
Quy hoạch giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10-2-2012), về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL (TP Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Cà Mau, Kiên Giang) có các tuyến quốc lộ 1 (chiều dài đi qua vùng 80,9 km), quốc lộ 61 (44,3 km), quốc lộ 63 (114,8 km), quốc lộ 80 (183 km), quốc lộ 91 (142,1 km), quốc lộ 91B (15,8 km), quốc lộ 91C (35,5 km), đường N1 (106,3 km), đường Hồ Chí Minh (301 km), đường hành lang ven biển (220 km), Quản Lộ-Phụng Hiệp (11,5 km), Nam Sông Hậu (9,5 km) và Cần Thơ-Vị Thanh (44,7 km). Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm các tuyến: Cửa Tiểu-biên giới Campuchia (chiều dài 218 km), Định An – biên giới Campuchia (221 km), Sài Gòn-Cà Mau qua kênh Xà No (336 km), Sài Gòn-Cà Mau tuyến duyên hải (367 km), Sài Gòn-Kiên Lương qua kênh Lấp Vò (320 km), Sài Gòn-Kiên Lương qua kênh Tháp Mười số 1 (288 km), Mộc Hóa-Hà Tiên (214 km), Rạch Giá-Cà Mau (109 km), Cần Thơ-Cà Mau qua Quản Lộ – Phụng Hiệp (102 km). Kết cấu hạ tầng đường biển gồm: Cảng Cần Thơ (cỡ tàu tiếp nhận lớn nhất 20.000 DWT), An Giang (5.000 DWT), Cà Mau (10.000 DWT), Kiên Giang (10.000 DWT), Phú Quốc (3.000 DWT) và các luồng hàng hải Định An Cần Thơ dài 112 km, Năm Căn – Bồ Đề dài 45,5 km. Kết cấu hạ tầng đường hàng không gồm: Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ (công suất 3-5 triệu hành khách), Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc (2,26 triệu hành khách), Cảng Hàng không Rạch Giá (0,2 triệu hành khách), Cảng Hàng không Cà Mau và Sân bay Năm Căn phục vụ mục đích quân sự.
Theo đánh giá của Bộ GTVT, đến nay, một số dự án trong Quy hoạch GTVT vùng cơ bản hoàn thành, đảm bảo đúng tiến độ, bám sát quy hoạch. Về đường bộ, các dự án đều đảm bảo theo quy hoạch như: nâng cấp cải tạo quốc lộ 1, quốc lộ 91, xây dựng và hoàn thành một số đoạn tuyến của đường hành lang ven biển phía Nam và đường Hồ Chí Minh Đồng thời, khởi công xây dựng một số cầu lớn như: Vàm Cống, Năm Căn, Long Bình. Việc hình thành 5 hành lang vận tải chủ yếu của vùng đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Các tuyến đường cao tốc đang triển khai nghiên cứu như: Mỹ Thuận-Cần Thơ Về đường thủy nội địa, cơ bản đang triển khai thực hiện và tuân thủ đúng theo quy hoạch. Đường biển hoàn thành nâng cấp khu bến Cái Cui năm 2013 cảng Cần Thơ và khởi công xây dựng luồng hàng hải Quan Chánh Bố năm 2012. Đường hàng không hoàn thành và đưa vào sử dụng Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ và Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc
Định hướng phát triển đồng bộ các loại hình giao thông vận tải
Tình hình cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (GTVT) tại thành phố Cần Thơ hiện nay đặc biệt tập trung vào mạng lưới đường bộ và thủy nội địa. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trong thành phố là hơn 2.120 km, bao gồm 135,8 km quốc lộ, 160 km đường tỉnh, 31,6 km trục chính đô thị, 827,4 km đường đô thị, 160,9 km đường huyện và 804,5 km đường xã. Gần đây, có sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới đường bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân.
Ngoại ra, hệ thống đường thủy nội địa của thành phố có hai tuyến quốc gia là TP Hồ Chí Minh-Cà Mau và TP Hồ Chí Minh-Kiên Lương. Thành phố cũng có các cảng biển như Hoàng Diệu (tàu trọng tải 10.000-15.000 DWT), Trà Nóc (tàu trọng tải 5.000 DWT) và Cái Cui (tàu trọng tải 10.000 DWT). Đối với đường biển, thành phố có cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ, được đầu tư đồng bộ và hiện đại.
Hệ thống vận tải công cộng thành phố bao gồm nhiều bến xe khách như bến xe khách Cần Thơ, bến xe khách Hùng Vương, bến xe Ô Môn, bến xe Cờ Đỏ và bến Thốt Nốt. Ngoài ra, còn có các bến tàu như bến tàu Cần Thơ, bến Ninh Kiều và bến Ô Môn, đều đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới vận tải của thành phố.
Theo đồ án Điều chỉnh, về quy hoạch cụ thể đường bộ, chuyển quốc lộ 1A (đoạn từ phà Cần Thơ cũ đến nút giao IC4) thành đường đô thị do thành phố quản lý, chuyển 7 km đầu quốc lộ 91 cho thành phố quản lý, xây dựng tuyến Lộ Tẻ-Rạch Sỏi nhằm thay thế quốc lộ 80; xây dựng thêm đường cao tốc Sóc Trăng-Cần Thơ-Châu Đốc, TP Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận-Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh. Nâng cấp các tuyến đường tỉnh: giai đoạn 1 nâng cấp toàn bộ hệ thống đường hiện hữu đạt cấp III, mở một số tuyến mới; giai đoạn 2 chuyển giao đường tỉnh 920B và 920C cho quận quản lý, nâng cấp và chuyển giao một số đường huyện cho thành phố quản lý; giai đoạn 3 nâng cấp toàn bộ hệ thống đường tỉnh đạt chuẩn cấp III nhằm kết nối với những tỉnh xung quanh. Hệ thống đường đô thị xây dựng trục hẻm 91 và đường Huỳnh Phan Hộ (quận Bình Thủy), xây dựng đường nối quốc lộ 91-Nam Sông Hậu và đường quốc lộ 91-Lộ Tẻ theo tiêu chuẩn đường phố chính Phát triển mạng lưới giao thông đường thủy: quy hoạch cấp IV đối với rạch Thốt Nốt, rạch Cầu Nhiếm-kênh Xẻo Cao, rạch Trà Nóc-kênh Trà Nóc, rạch Ba Láng; quy hoạch cấp V đối với kênh E, rạch Bò Ót-kênh Thắng Lợi, kênh Bốn Tổng, kênh Đứng, kênh Ngang, kênh Thơm Rơm, kênh Bà Đầm, sông Cần Thơ – rạch Cần Thơ – rạch Tắc Ông Thục Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường biển gồm: củng cố nâng cấp bến Hoàng Diệu hiện có, tiếp nhận tàu 10.000 DWT, năng lực thông qua đến năm 2015 là 2-2,5 triệu tấn hàng hóa/năm và năm 2020 là 3 triện tấn/năm; cảng Cái Cui là khu bến chính của hệ thống cảng Cần Thơ, tiếp nhận tàu 20.000 DWT, năng lực thông qua đến năm 2015 là 3,5-4 triệu tấn hàng hóa/năm và năm 2020 là 6-7 triện tấn/năm; cảng Trà Nóc phục vụ các cơ sở công nghiệp, dịch vụ ven sông, tiếp nhận tàu 5.000-10.000 DWT. Quy hoạch đường sắt đáp ứng yêu cầu đi lại hằng ngày trên hành lang quan trọng của thành phố, phát triển bền vững đô thị, gắn kết với các tuyến xe buýt tạo nên mạng lưới giao thông công cộng; các loại hình đường sắt gồm: monorail, tàu điện nhẹ và metro Quy hoạch vận tải hành khách công cộng, định hướng phát triển mạng lưới xe buýt từ nay đến năm 2015 khai thác và nâng cao chất lượng 8 tuyến hiện có và mở 7 tuyến kết nối với các tỉnh xung quanh; giai đoạn 2016-2020 mở thêm 9 tuyến kết nối trung tâm thành phố và các huyện và các huyện với nhau; giai đoạn sau năm 2020 xây dựng thêm 7 tuyến mới và xây dựng một số tuyến buýt nhanh BRT nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân
* Quy hoạch phải có tính khả thi cao
Theo đơn vị tư vấn, điều chỉnh Quy hoạch GTVT TP Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu từ nay đến nay 2020 nâng cấp và hoàn thiện hệ thống các tuyến đường bộ đạt chuẩn kỹ thuật; tiến hành nạo vét và nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa đã được phân cấp quản lý; tiếp tục nâng cấp các bến xe, tàu khách nhằm nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hành khách và hàng hóa theo thực tế Giai đoạn 2020-2030, tiếp tục xây mới và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đường bộ theo quy hoạch; nâng cấp hoàn chỉnh các bến xe, tàu khách; đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt, cải tạo và mở rộng sân bay Cần Thơ đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế của thành phố và khu vực Kết quả đạt được khi thực hiện quy hoạch, thành phố có 2 tuyến cao tốc, 6 tuyến quốc lộ, 24 tuyến đường tỉnh, 6 trục đường chính trung tâm Tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng hơn 39.000 tỉ đồng (đường bộ hơn 38.000 tỉ đồng và còn lại là đường thủy). Trong đó, giai đoạn đến năm 2015 đầu tư hơn 1.534 tỉ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 9.949 tỉ đồng và giai đoạn 2020-2030 hơn 27.907 tỉ đồng
Ông Mai Như Toàn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Cần Thơ, cho rằng: Điều chỉnh Quy hoạch GTVT thành phố cần tính đến gắn với biến đổi khí hậu, vấn đề nước ta và nhiều nước đang quan tâm và đề xuất các giải pháp xây dựng giao thông gắn với chống ngập cho thành phố trong tương lai. Ngoài ra, quy hoạch các bến xe cũng cần tính toán cho hợp lý, nhất là ở khu vực Nam Cần Thơ sau này kết hợp 3 loại hình vận tải (đường bộ, đường sắt và cảng biển). Khu vực cảng Cái Cui nên bố trí thêm 1 bến xe khách liên tỉnh Quy hoạch cũng cần quan tâm phát triển hệ thống xe buýt kết nối với các tỉnh lân cận với bán kính 30-60 km để tạo giao thông công cộng bằng xe buýt liên hoàn Tại cuộc họp thông qua đồ án Điều chỉnh Quy hoạch GTVT TP Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhiều ý kiến cũng cho rằng: Điều chỉnh quy hoạch giao thông chỉ mới quan tâm nhiều đường bộ, cần quan tâm hơn đến khai thác giao thông thủy-lợi thế của TP Cần Thơ và khai thác đồng bộ các loại hình vận tải khác. Khai thác giao thông thủy cũng có thể kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch sông nước. Ngoài ra, trong tình hình nguồn vốn đầu tư có hạn, đơn vị tư vấn cần tính toán phân kỳ đầu tư và xác định các nguồn vốn đầu tư cụ thể mới có thể triển khai thực hiện quy hoạch sau này mang lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Hùng Dũng nhấn mạnh: Sở GTVT thành phố và đơn vị tư vấn nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh Quy hoạch GTVT TP Cần Thơ đến năm 2020, nhưng tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này phải gắn với quốc phòng-an ninh và các quy hoạch đã được phê duyệt như: Quy hoạch chung tổng thể kinh tế-xã hội của TP Cần Thơ, quy hoạch sử dụng đất TP Cần Thơ, quy hoạch GTVT ĐBSCL của Bộ GTVT… Đồng thời, quy hoạch phải gắn kết với các tỉnh ĐBSCL để khai thác hiệu quả hệ thống giao thông; gắn với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Quy hoạch cũng cần xác định cụ thể nguồn vốn đầu tư Đơn vị tư vấn nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thiện lại quy hoạch; các quận, huyện tiếp tục có đóng góp cho quy hoạch này bằng văn bản. Sở GTVT thành phố mời các chuyên gia đóng góp ý kiến, phản biện quy hoạch này để điều chỉnh quy hoạch GTVT TP Cần Thơ có tính khả thi, phù hợp hơn