Quy hoạch giao thông

Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Long An đến 2030, tầm nhìn đến 2050


Quy hoạch xây dựng phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Long An đảm bảo tính liên kết, đồng bộ và phục vụ đa chức năng, phù hợp với quy hoạch mạng lưới giao thông cao tốc Việt Nam; Quy hoạch mạng đường sắt cao tốc Việt Nam; Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam, Quy hoạch giao thông đường bộ Việt Nam; Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long; Quy hoạch phát triển giao thông đường sông đến năm 2020,.… 

Quy hoạch giao thông tỉnh Long An cũng nằm trong đồ án quy hoạch quy hoạch chiến lược phát triển tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Phương án quy hoạch phát triển giao thông tỉnh Long An

Về kết cấu giao thông đường bộ

  • Xây dựng tuyến đường cao tốc theo quy hoạch.
  • Nâng cấp mở rộng hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp I, tối thiểu đạt cấp III
  • Nâng cấp, cải tạo, mở mới một số tuyến đường tỉnh có tính chất quan trọng, trong việc phát triển kinh tế xã hội đạt từ cấp II – III, các tuyến còn lại tối thiểu đạt cấp I.
  • Xây dựng các trục giao thông kết nối hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia (đường bộ cao tốc, cảng quốc tế Long An) đến trung tâm du lịch quốc gia, quốc tế và các cụm du lịch cấp vùng, đến các khu công nghiệp và các khu vực tiềm năng của tỉnh.
  • Xây dựng mới, nâng cấp hệ thống đường đô thị theo quy hoạch đô thị
  • Thực hiện cứng hóa đường GTNT (tính đến đường trục xã) đạt 100%

Về giao thông tĩnh

  • Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống xe buýt liên tỉnh, nội tỉnh; mở mới các tuyến xe buýt nội tỉnh, xe buýt liên tỉnh.
  • Xây dựng bến xe khách cố định, các trạm dừng xe buýt đạt chuẩn.
  • Xây dựng trạm dừng nghỉ dọc theo các quốc lộ hoặc đường ngang nối quốc lộ phù hợp với chủ trương và quy hoạch của Bộ GTVT.

Về đường sắt

  • Xây dựng tuyến đường sắt quốc gia: tuyến TP. HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ.
  • Xây dựng đường sắt chuyên dùng: tuyến Ga Long Định – cảng Hiệp Phước.
  • Xây dựng đường sắt đô thị: tuyến TP. Tân An – TP. HCM.

Về đường thủy nội địa

  • Các tuyến chính đưa vào cấp kỹ thuật đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống báo hiệu, quản lý; đảm bảo cho phương tiện đi lại 24/24h. Hình thành các tuyến trục chính và các trục kết nối để tăng cường khả năng kết nối thuận tiện từ mọi khu vực ra tới các tuyến đường thủy liên tỉnh, từ trung tâm tỉnh xuống các huyện, kết nối liên huyện, kết nối tới các khu vực kinh tế, kết nối với cảng thủy nội địa, cảng biển, giảm ngắn cự ly vận tải.
  • Các tuyến nội huyện phấn đấu liên thông đồng bộ, thuận lợi cho các phương tiện trọng tải đến 100 tấn, tàu khách 15 – 30 ghế đến tất cả các trung tâm huyện, các điểm dân cư. 

Về giao thông đường biển

Mở rộng cảng quốc tế Long An có thể tiếp nhận tàu biển trọng tải từ 70.000 – 100.000DWT, tập trung hàng hóa xuất khẩu toàn vùng, giảm chi phí vận chuyển và áp lực giao thông đường bộ về TP. HCM. Đồng thời là hạt nhân để hình thành TX. Cần Giuộc trong tương lai.

Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Long An đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Phương án phát triển mạng lưới giao thông

Phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc

Trên địa bàn tỉnh Long An đến 2030 sẽ hình thành 4 tuyến cao tốc, trong đó 1 tuyến đang khai thác và đến năm 2020 sẽ có 1 tuyến nữa hoàn thành. Các tuyến cao tốc này, đều trên các hành lang vận tải đối ngoại chính kết nối về TP Hồ Chí Minh:

  • Cao tốc TP HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận: đã hoàn thành đoạn qua Long An (dài 28 km, quy mô 4 2 làn xe). Định hướng sau 2020 nâng cấp lên 8 làn xe vào thời điểm phù hợp.
  • Đường vành đai 3 TP. HCM: đoạn qua tỉnh Long An đi ven ranh giới giữa Tp.Hồ Chí Minh và huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc. Đến năm 2020 sẽ xây dựng xong giai đoạn 1 dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành với quy mô cao tốc 4 làn xe. Định hướng đến 2030 nâng cấp 6-8 làn xe.

Đường vành đai 4 TP. HCM: Trên địa bàn tỉnh Long An, tuyến đi qua huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc qua các điểm khống chế là hướng tuyến ĐT .823, ĐT.825, ĐT.830, đoạn mới Bến Lức – Hiệp Phước. Tuyến được quy hoạch xây dựng sau năm 2020. Vị trí và quy mô tuyến đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với quy mô cao tốc đô thị, cụ thể như sau:

  • Đoạn từ Đức Hoà (ranh Tp.HCM) – QL.1: dài 35km, quy mô 6-8 làn xe.
  • Đoạn từ QL.1- ranh Tp.HCM, Khu công nghiệp Hiệp Phước: dài 26,5km, qua các Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, quy mô 6 làn xe.

Cao tốc Hồ Chí Minh: Được thực hiện sau năm 2020 theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Phần đoạn tuyến qua Long An dài khoảng 100 km thuộc đoạn Chơn Thành -Đức Hòa-Mỹ An dài 158 km, quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe. 

Phát triển mạng lưới đường quốc lộ

Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ có 6 tuyến quốc lộ (và có tính chất quốc lộ) đi qua. Các tuyến này đều đang được triển khai xây dựng và có quy hoạch nâng cấp tiếp.

  • Quốc lộ 1: Đoạn qua địa bàn tỉnh Long An dài 30 km, từ ranh TP. HCM đến ranh tỉnh Tiền Giang. Đây là tuyến đường bộ quan trọng đã được nâng cấp mở rộng quy mô lên 4 làn xe ô tô, 2 làn hỗn hợp.
  • Quốc lộ 50: QL.50 từ TP. HCM đi Tiền Giang, qua địa phận tỉnh Long An dài 26 km đang được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III với quy mô 2-4 làn xe. Định hướng đến năm 2030, nâng cấp QL.50 đoạn trong Vành đai IV (TP. HCM) từ Cần Giuộc đến ranh TP. Hồ Chí Minh có quy mô cấp II, 4 làn xe.
  • Quốc lộ 62: QL.62 từ Tân An đến thị xã Kiến Tường (huyện Mộc Hoá cũ) dài 77 km. Thành đường đô thị từ 4-6 làn xe, đoạn cửa khẩu Bình Hiệp có tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn theo quy hoạch không gian khu kinh tế cửa khẩu.
  • Tuyến tránh QL.62: Quy hoạch tuyến tránh quy hoạch đô thị thị xã Kiến Tường chiều dài khoảng 5km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III, tối thiểu 2 làn xe.
  • Đường Hồ Chí Minh: (trùng đường QL.N2): Giai đoạn sau năm 2020 sẽ nâng cấp và xây dựng thành cao tốc HCM.
  • Đường N1 (Đức Huệ – Châu Đốc): Quy hoạch sau năm 2020 sẽ nâng cấp đoạn nối dài đến đường Hồ Chí Minh (Đức Hòa) theo đường ĐT.822 và cải tạo tuyến đoạn Đức Huệ – Tân Hiệp (không theo tuyến ĐT.839) quy mô đạt tiêu chuẩn cấp III. 
  • Quốc lộ 14C: Xây dựng mới trên địa bàn tỉnh Long An, hướng tuyến trùng một số đoạn đường tỉnh ĐT.838C và ĐT.838, quy mô đạt cấp III. 
  • Đường kết nối Quốc lộ N1 và N2: Tuyến mới có chiều dài khoảng 38km. Điểm đầu tại nút giao của đường Hồ Chí Minh với ĐT.821.
  • Đường kết nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Tuyến có chiều dài khoảng 66km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Long An khoảng 38km.
  • ….
Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Long An đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Sơ đồ mạng lưới quy hoạch giao thông tỉnh Long An

Phát triển mạng lưới giao thông đường tỉnh

Tỉnh Long An quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường tỉnh theo 3 khu vực sau:

  •  Khu vực 1 gồm khu vực trung tâm và các huyện phía Đông Nam QL.1 là Tân An, Bến Lức, Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước và Cần Giuộc
  • Khu vực 2 là khu vực phía Bắc QL.1 gồm 2 huyện Đức Hòa, Đức Huệ, một phần huyện Bến Lức và huyện Thủ Thừa.
  • Khu vực 3 gồm huyện Thủ Thừa và 5 huyện còn lại ở phía Tây là Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.

Danh mục mạng lưới giao thông khu vực 1

Tuyến đường Chiều dài (km)
Cần Đước – Chợ Gạo (Đường Vùng Kinh tế trọng điểm PH) 10
ĐT 830 33
Thủ Thừa – Tân Trụ – Cần Đước 20,49
Tân An – Long Sơn 19,14
ĐT 826 – Cần Đước 15,22
Long Hậu – Lọng Hựu Tây 16,15
ĐT.832 – Bến Lức – Tân Trụ 22,50
Tân An – Châu Thành – Chợ Gạo 17,35
Châu Thành – Phà Đông Sơn – ĐT.827 14,60
ĐT.830B – Bến Lức – Cần Đước 22,95
ĐT.834 – Tân An – Thủ Thừa 4,67
ĐT 835 – Gò Đen – Càn Giuộc 16,36
Tân Lập – Long Hậu – ĐT.826D 16,00
ĐT.826B – Cần Đước – Đồn Rạch Cát 12,51
Ấp 3 Long Hậu 8,00
ĐT.827B – Cống Bình Tâm – Rạch Tràm 15,76
ĐT.830C – HL8 9,10
ĐT.830D 5,63
ĐT.833D 3,80
ĐT.835B 11,82
ĐT.835C 4,5
ĐT.835D 5,01
Cần Đước – Tân Trụ – Châu Thành 20,80
Lương Hoà – Bình Hoà Bắc (M.08) 20,60
Đường bờ Bắc sông Vàm Cỏ Đông (M17) 67,00
Đường bờ Nam sông Vàm Cỏ Đông (M18) 21,00

Danh mục mạng lưới giao thông khu vực 2

Tuyến đường Chiều dài (km)
ĐT.825 (TL10) 20,20
ĐT.830 (đoạn Bến Lức – Đức Huệ)
ĐT.830 – CK Mỹ Quý Tây
ĐT.816 (Bình Đức- Bình Hoà Nam) 35,00
ĐT.838 – Đức Huệ – Mỹ Quý Tây 22,30
ĐT.838B 11,50
ĐT.838C – Mỹ Quý Tây – Mỹ Quý Đông 5,80
Tuyến trùng QL 14C 34
ĐT.821 (TL6) 4,40
ĐT. 822 (TL8) 13,99
ĐT.822B 11,35
Thủ Thừa – Bình Thành – Mỹ Quý Tây
ĐT.818 48,90
ĐT.823 – Đức Hoà – Thạnh Hoá 33,80
ĐT.824 – (Hựu Thạnh – ranh TP.HCM) 15,20
Đt.823B – Đường KCN Đức Hoà 2-3 11,00
ĐT.823C – Cặp kênh Thầy Cai kéo dài 18,70
ĐT.839 – Đức Huệ – Tân Hiệp 26,24
Tân Hoà – Mỹ An – ĐT M.05 29,10
Cặp kênh Rạch Gốc (M.14) 14,20

Danh mục mạng lưới giao thông khu vực 3

Tuyến đường Chiều dài (km)
Bắc sông Vàm Cỏ Tây – ĐT.817 88,10
N1 – QL 62 – Cửa Khẩu Cây Trâm Dồ
– ĐT.819 và 819 kéo dài
62,50
ĐT.837 27,05
Cặp kênh Bảy thước – Phước Xuyên – 837B 61,60
ĐT.831 -Vĩnh Hưng – Tân Hưng – Vĩnh Châu B 22,70
Vĩnh Hưng – Khánh Hưng – cửa khẩu Cà Trốt – ĐT.831B 7,90
ĐT.829 – Tân Thạnh – Cai Lậy (Tiền Giang) 10,18
Vĩnh Bình – cửa khẩu Thái Bình Trung – ĐT.831C 7,95
Tân Hưng – Vĩnh Hưng – ĐT.820 58,50
Đường Vành đai TT. Tân Hưng 3,93
cặp Kênh sông Trăng – ĐT.831D 17,13
Cặp kênh Cái Sách – ĐT.831E 11,00
ĐT.836 7,84
ĐT.836B – cặp Kênh Bến Kè 6,00
Cặp kênh Quận – Kênh Nông nghiệp – Kênh 5000 – (M.06) 31,60
Vĩnh Bửu – Vĩnh Đại – Vĩnh Bình – ĐT M.07 25,00
ĐT. Bắc Chiên – Cà Bản (M.09) 21,10
Liên huyện Mộc Hoá – Thạnh Hoá (M.10) 30,80
Tân Thạnh – Cái Bè (M11) 10,00
Tân Thạnh – Cai Lậy (M.12) 9,50
Khánh Hưng – Hưng Điền A ( cửa 14,50
khẩu Hưng Điền A) (M.13) 11,30
ĐT.839 – Quốc Lộ N1&N2

Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Long An đến 2030, tầm nhìn đến 2050

Nhằm thúc đẩy phát triển bổ sung quy hoạch thêm 1 số tuyến đường kết nối ĐT.830 với Vành Đai 3, kết nối với Tp.HCM theo quy hoạch của huyện Bình Chánh cũng như một số tuyến đường chuyên dùng phục vụ phát triển công nghiệp – dịch vụ khu vực phía Bắc, cụ thể như sau:

  • Đường Hải Sơn – Tân Đô
  • Đường Lương Hòa – Bình Chánh
  • Đường Gia Miệng (tuyến Tân Hòa – Mỹ An/ĐT mới 05)
  • Đường Hựu Thạnh – Tân Bửu

Ngoài ra hệ thống giao thông phát triển công nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và mạng lưới giao thông nông thôn cũng được tỉnh Long An đầu tư quy hoạch hoàn thiện đồng bộ.

Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường sắt tỉnh Long An

Quy hoạch đường sắt Quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng sẽ kết nối đồng bộ với hệ thống đường bộ một cách hợp lý:

Đường sắt quốc gia: tuyến Tp.HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ

  • Hướng tuyến: tuyến kết nối với tuyến đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng tại ga lập tàu An Bình, sau đó tuyến đi qua huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương); quận Thủ Đức, quận 12, huyện Hóc Môn, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh); huyện Bến Lức, thành phố Tân An (tỉnh Long An); phạm vi kết thúc nghiên cứu khu vực đầu mối tại thành phố Tân An thuộc tỉnh Long An. Chiều dài toàn tuyến là 174,0 km và chiều dài tuyến trong phạm vi nghiên cứu từ ga An Bình đến ga Tân An là L = 62,20 km
  • Khổ đường: Đường sắt đôi, khổ đường 1435mm.

Đường sắt chuyên dùng: tuyến Ga Long Định – cảng Hiệp Phước

  • Hướng tuyến: Điểm đầu từ ga Long Định của đường sắt tốc độ cao thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ tuyến đi song song với đường Vành đai 4, giao cắt với quốc lộ 50, vượt sông Cần Giuộc đi vào ga Tiền Cảng Hiệp Phước. Từ đây tuyến rẽ nhánh 2 đi vào cảng Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè và khu cảng Đông Nam Á của tỉnh Long An. Chiều dài tuyến trong phạm vi nghiên cứu từ ga Long Định đến ga Cảng Hiệp Phước và ga Cảng Long An là L= 38,11 km
  • Khổ đường: Đường sắt đôi, khổ đường 1435 mm.

Đường sắt đô thị: (đường sắt đô thị Tân An – Tp.HCM)

– Điểm đầu: Ga Hưng Nhơn (Thuộc tuyến số 3a – Tp.Hồ Chí Minh);
Điểm cuối

  • Giai đoạn 1: Khu đô thị Nam Long – Thị trấn Bến Lức (huyện Bến Lức – tỉnh Long An)
  • Giai đoạn 2: Phường 5, Tp. Tân An – tỉnh Long An.

Tuyến đi dọc Quốc lộ 1 đến thị trấn Bến Lức sau đó rẽ phải vào Khu đô thị Nam Long VCD (xã An Thạnh, huyện Bến Lức) và tiếp tục theo QL.1 kết thúc tại Phường 5, Tp. Tân An, Long An.

Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường thủy tỉnh Long An

Mạng lưới đường thủy liên tỉnh

Các tuyến liên tỉnh của tỉnh Long An đồng thời nằm trên các tuyến vận tải thủy chính của ĐBSCL, kết nối giữa các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Có 06 tuyến hiện có đã được Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch cụ thể bao gồm:

  • Tuyến Sài Gòn – Cà Mau (qua kênh Xà No): Từ ngã ba kênh Tẻ (giao với sông Sài Gòn) đến cảng Cà Mau; cấp III, dài 336 km.
  • Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò): Từ ngã ba kênh Tẻ qua Kiên Lương đến đầm Hà Tiên; cấp III, dài 320 km.
  • Tuyến Sài Gòn – Bến Kéo (sông Vàm Cỏ Đông): Từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo (thị xã Tây Ninh); cấp III, dài 142,9 km
  • Tuyến Sài Gòn – Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây): Từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Mộc Hóa; cấp III, dài 143,4 km
  • Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 1): Từ ngã ba kênh Tẻ đến Ba Hòn (thị trấn Kiên Lương); cấp III, dài 288 km
  • Tuyến Sài Gòn – Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2): Từ ngã ba kênh Tẻ – kênh Tri Tôn Hậu Giang – kênh Tám Ngàn (kênh số 1) – đầm Hà Tiên; cấp III, dài 277,6 km.

Mạng lưới đường thủy nội tỉnh

  • Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An)- Bến Lức – Đức Hòa
  • Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An)- Bến Lức – Mộc Hóa
  • Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) – Tân An – Đức Hòa
  • Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) – Tân An – Mộc Hóa
  • Tuyến Phước Đông – Tân Kim

Quy hoạch Phát triển mạng lưới cảng thủy nội địa tỉnh Long An

Hệ thống cảng hàng hóa gồm 16 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 7,4 triệu tấn/năm, định hướng đến năm 2030 khoảng 12,9 triệu tấn/năm.

Hệ thống cảng chính

  • Bao gồm 12 cảng phục vụ cho vùng phía Đông Nam tỉnh Long An (vùng trọng điểm kinh tế).
  • Quy mô xây dựng các cảng này đáp ứng cho tàu hàng bách hóa, tầu hàng rời trọng tải 200 tấn – 5.000 tấn
  • Năng lực thông qua đến năm 2020 đạt 5,7 triệu tấn/năm. Năm 2030 đạt khoảng 10,3 triệu tấn
  • Yêu cầu về quy hoạch: quy hoạch các cảng chính đủ năng lực thực hiện bốc xếp, chuyển tiếp hàng hoá cho khu vực và liên hiệp vận chuyển giữa đường đường thuỷ, đường bộ.

Các cảng khác

– Bao gồm 04 cảng, phục vụ hoạt động kinh tế của các địa phương vùng phía Bắc và phía Tây tỉnh Long An.
Các cảng quy hoạch gồm

  • Cảng Mộc Hóa, Tuyên Bình: phục vụ cho khu vực phía Tây.
  • Cảng Trà Cú, Hựu Thạnh phục vụ cho khu vực phía Bắc

Quy mô xây dựng các cảng này đáp ứng cho tàu hàng bách hóa, tầu hàng rời trọng tải 200 tấn – 5.000 tấn.
Năng lực thông qua: đến năm 2030 đạt 2,6 triệu tấn.

Đánh giá post

Related Posts

Ban do quy hoach giao thong tinh Thanh Hoa den nam 2030

Quy Hoạch Và Phát Triển Một Số Tuyến Đường Giao Thông Ở Thanh Hóa

Thanh Hóa đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, với kế hoạch xây dựng và mở rộng một số tuyến đường giao thông ở Thanh Hóa…

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An 2030

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Kỳ, Nghệ An|Kế hoạch sử dụng đất

Bản Đồ Quy Hoạch Giao Thông Huyện Tân Kỳ được xác định theo Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020 Tỉnh Nghệ An. Tân Kỳ là…

Ban do quy hoach giao thong Thanh pho Tan An

Bản đồ quy hoạch Thành phố Tân An, tỉnh Long An Mới Nhất

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bản đồ quy hoạch Thành phố Tân An tỉnh Long An. Được xác định theo Bản đồ định hướng không gian…

Bản đồ quy hoạch giao thông Bắc Ninh

Thông tin quy hoạch giao thông Bắc Ninh| Bản đồ quy hoạch mới nhất

Bắc Ninh, tỉnh thuộc vùng phía Bắc Việt Nam, hiện đang đối mặt với nhiều thách thức từ sự gia tăng dân số và lưu lượng phương tiện…

Bản đồ đường ven biển Nam Định

Bản đồ đường ven biển Nam Định| Toàn cảnh và Tiến Độ

Thông tin hình ảnh mới nhất về tuyến đường bộ ven biển Nam Định đang xây dựng qua các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy, tỉnh…

Giao thong huyen Tan Bien Tay Ninh duoc quy hoach

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Biên,Tây Ninh| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 – 2030, gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị và các công trình…