Thành phố Quy Nhơn đã và đang có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội với cơ sở giao thông và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Trên địa bàn thành phố, nhiều công trình hiện đại đang mọc lên từng ngày, thu hút giới đầu tư bất động sản. Vậy bản đồ quy hoạch Thành phố Quy Nhơn như thế nào? Cách để tra cứu thông tin quy hoạch chính xác và nhanh nhất là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thông tin chung về Thành phố Quy Nhơn
Giới thiệu Thành phố Quy Nhơn
Quy Nhơn là một thành phố lớn ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định.
Vị trí địa lý
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, cách TP Hồ Chí Minh 650km về phía Nam, cách TP Pleiku (Gia Lai) 165km, cách TP Đà Nẵng 323km. Thành phố Quy Nhơn có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông thành phố giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp huyện Vân Canh và huyện Tuy Phước
- Phía Bắc giáp với huyện Phù Cát và huyện Tuy Phước
- Phía Nam tiếp giáp thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Đơn vị hành chính
Hiện nay, Thành phố Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc với:
- 16 phường: Bùi Thị Xuân, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Đống Đa, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Lý Thường Kiệt, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Thị Nại, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Trần Phú, Trần Quang Diệu.
- 05 xã: Nhơn Châu, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Phước Mỹ.
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống điện: trên tất cả các phường, xã của thành phố Quy Nhơn đều đã được phủ điện lưới quốc gia. Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí, đèn tín hiệu giao thông được đầu tư phát triển đồng bộ. 100% các tuyến đường được chiếu sáng; số tuyến hẻm có bề rộng lớn hơn 2m được lắp đặt đèn chiếu sáng đạt 85%
Hệ thống cấp nước: Nhà máy nước Quy Nhơn có tổng công suất 45.000 m3/ngày đêm.
Về giao thông: phát triển đồng bộ, nhiều tuyến đường lớn đi qua có đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và đường biển.
Bưu chính, viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc. Tỷ lệ thuê bao điện thoại đạt 55 – 60 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao Internet đạt 6 – 8 thuê bao/100 dân, trong đó số thuê bao Internet băng rộng chiếm khoảng 80%, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 60% dân số.
Về hệ thống công viên, cây xanh: Tổng diện tích cây xanh, thảm cỏ, công viên toàn thành phố là 64ha, bình quân đất cây xanh đô thị đạt 13m2/người. Các công viên lớn gồm: công viên Đống Đa, công viên Hà Thanh, công viên đường Nguyễn Tất Thành, công viên thiếu nhi,…
Thông tin hạng mục quy hoạch Thành phố Quy Nhơn
Trong đề án quy hoạch Thành phố Quy Nhơn, có rất nhiều hạng mục về quy hoạch đô thị, giao thông, cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, phát triển kinh tế xã hội,…đã được tỉnh phê duyệt. Trong đó, có hai hạng mục được quan tâm nhiều nhất là quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị.
Tính chất quy hoạch TP Quy Nhơn được xác định:
- Trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và KHKT của tỉnh Bình Định;
- Trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, trung tâm công nghiệp, du lịch, TMDV, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ của vùng Nam Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
- Trở thành đầu mối giao thông đường thuỷ, đường bộ quan trọng của vùng Nam Trung Bộ và là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông.
- Trở thành một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Mục tiêu quy hoạch thành phố:
- Đến năm 2025, TP Quy Nhơn là một trong các đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp – cảng biển – dịch vụ – du lịch;
- Đến năm 2035, trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia; phát triển kinh tế theo định hướng dịch vụ – cảng biển – công nghiệp – du lịch, trọng tâm là dịch vụ – cảng biển;
- Đến năm 2050: Có vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và khu vực ĐNA, đóng vai trò là một trong những trung tâm phát triển lớn của khu vực Trung Bộ; phát triển kinh tế theo định hướng du lịch – dịch vụ – cảng biển – công nghiệp, trọng tâm là du lịch – dịch vụ – cảng biển;….
Quy hoạch giao thông Thành phố Quy Nhơn
Định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông:
Quy hoạch giao thông đối ngoại
Quy hoạch giao thông đường bộ
- Thực hiện theo quy hoạch, dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt về tuyến cao tốc Bắc – Nam, đường tuần tra ven biển, hầm đường bộ qua đèo Cù Mông .
- Nâng cấp quốc lộ 1A, 1D, 19B, 19C lên tiêu chuẩn đường chính đô thị đoạn qua thành phố Quy Nhơn.
- Hoàn thiện dự án tuyến đường quốc lộ 19 kết nối khu kinh tế Nhơn Hội, cảng Quy Nhơn đi quốc lộ 1A.
- Xây dựng mới đường tránh quốc lộ 1A đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng.
Quy hoạch giao thông đường sắt
Dành quỹ đất dự trữ tạo hành lang xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong tương lai.
Nâng cấp, mở rộng ga Diêu Trì trở thành trung tâm vận chuyển hành khách đa phương tiện khi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hình thành.
Quy hoạch giao thông đường không
Sân bay Phù Cát được nâng cấp theo quy hoạch ngành được phê duyệt.
Quy hoạch giao thông đường thủy
Thực hiện theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2030. Xây dựng mới cảng Nhơn Hội là cảng chuyên dùng, phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp, dịch vụ có quy mô lớn. Cảng cá Thị Nại di dời đến đầm Đề Gi kết hợp với nơi tránh trú bão cho tàu cá.
Hình thành các bến thuyền du lịch ven đầm Thị Nại, phát triển các tuyến du lịch nội địa và quốc tế.
Các đầu mối phát triển Logistic (khu vực tiền cảng): Xây dựng 2 khu vực phát triển Logistic gắn với các đầu mối giao thông quan trọng.
- Khu vực 1 là đầu mối giao quốc lộ 1A và quốc lộ 19 tại cầu Gành, xã Phước Lộc.
- Khu vực 2 tại nút giao quốc lộ 19C với đường bộ cao tốc Bắc Nam tại xã Canh Vinh.
Quy hoạch giao thông đối nội
- Khu kinh tế Nhơn Hội: Giữ nguyên cấu trúc hệ thống giao thông đô thị.
- Khu vực thành phố Quy Nhơn: Xây dựng và quản lý xây dựng hai bên tuyến đường dọc 2 bên sông Hà Thanh nhằm giảm thiểu việc ngăn cản dòng chảy, tạo hành lang an toàn thoát lũ.
- Giao thông chính đô thị: Hình thành tuyến trục chính Điện Biên Phủ kết nối đường Trần Hưng Đạo với quốc lộ 1D. Cải tạo và xây mới các tuyến liên khu vực. Kết nối quốc lộ 19C đi qua Long Mỹ – Bùi Thị Xuân vào trung tâm thành phố bằng tuyến đường hầm qua núi Vũng Chua. Kết nối khu vực trung tâm thành phố Quy Nhơn với Khu đô thị khoa học – giáo dục Quy Hòa bằng tuyến đường hầm qua đèo Quy Hòa.
- Xây dựng mới các tuyến chính khu vực, kết nối các khu chức năng trong thành phố, quy mô mặt cắt ngang từ 24 – 28 m. Các tuyến đường khu vực xây dựng mới có quy mô từ 15 – 20 m. Các tuyến giao thông theo hướng Bắc Nam qua hành lang thoát lũ đều phải xây dựng cầu cạn vượt lũ, khẩu độ tính toán bảo đảm tần suất thoát lũ P = 1%.
- Xây dựng mới cầu Thị Nại 2 quy mô 4 làn xe song song với cầu Thị Nại 1 hiện hữu. Xây dựng cầu Thị Nại 3 quy mô 4 làn xe kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với trung tâm xã Phước Sơn ra quốc lộ 1A. Xây dựng cầu Thị Nại 4, quy mô 4 làn xe từ Khu kinh tế Nhơn Hội kết nối với xã Phước Hòa và thị xã An Nhơn.
- Hệ thống bến xe, bãi đỗ xe: Duy trì bến xe hiện hữu với quy mô 4,3 ha. Xây dựng mới hai bến xe khách tại khu vực ga Diêu Trì và tại Khu kinh tế Nhơn Hội, quy mô từ 3 – 5 ha/mỗi bến.
Quy hoạch đô thị Thành phố Quy Nhơn
Dựa theo tính chất quy hoạch thành phố Quy Nhơn đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt, định hướng phát triển không gian đô thị TP Quy Nhơn như sau:
Khu vực trung tâm hiện hữu Quy Nhơn:
Hiện đại hóa trung tâm hành chính Tinh theo hướng tập trung, cao tầng, chuyển đổi các khu đất giáo dục, y tế, quốc phòng, cơ quan dọc bãi biển trên đường Xuân Diệu, đường An Dương Vương sang đất thương mại và dịch vụ du lịch chất lượng cao, Khu ven biến xây dựng các công trình hỗn hợp có chức năng chủ yếu là dịch vụ du lịch. Xây dựng trung tâm thương mại – dịch vụ – du lịch cao cấp dọc đường Nguyễn Tất Thành.
- Khu vực cảng Quy Nhơn: Di dời cảng cá, mở rộng không gian bờ cát, xây dựng điểm dịch vụ du lịch và khu hỗn hợp nhà ở – dịch vụ – thương mại kết nối với khu du lịch Nhơn Hải bằng cáp treo.
- Khu vực núi Bà Hỏa và lân cận: Xây dựng lâm viên văn hóa và giải trí, xây dựng đô thị mới quanh hồ Phú Hòa.
- Khu vực núi Vũng Chua: Phát triển khu du lịch, đô thị nghỉ dưỡng theo sườn phía Đông hướng ra phía biển.
Khu vực phát triển mới:
- Khu vực phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nhơn Bình, Nhơn Phú: Hình thành khu đô thị mới tập trung, đáp ứng nhu cầu ở của công nhân lao động tại khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ và phụ cận.
- Khu kinh tế Nhơn Hội: Là động lực phát triển cho thành phố Quy Nhơn, khu vực phụ cận và vùng Nam Trung Bộ, được quản lý xây dựng theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Khu vực phụ cận (huyện Tuy Phước và 2 xã Canh Vinh, Canh Hiển huyện Vân Canh)
- Đô thị Diệu Tri: Là đô thị hạt nhân phía Tây thành phố Quy Nhơn, ở rộng không gian đô thị về phía Tây, gắn kết với các khu vực phường Nhơn Bình, Nhơn Phủ, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu của thành phố Quy Nhơn, đất xây dựng đô thị khoảng 400 – 600 ha.
- Đô thị Tuy Phước: Là đô thị huyện lỵ huyện Tuy Phước, phát triển không gian gắn với đô thị Diêu Trì, cung cấp các dịch vụ hành chính, nhà ở, dịch vụ an sinh xã hội. Đất xây dựng đô thị khoảng 300 – 400 ha.
Phát triển 02 cụm Logistic tại các khu vực cửa ngõ đô thị:
- Cụm phía Bắc – Logistic số 1: Là tiền cảng của cảng Quy Nhơn, đặt tại khu vực câu Gành, xã Phước Lộc, giao điểm của các trục giao thông quan trọng như đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 19, kết nối Bắc Nam đi Quảng Ngãi và Phú Yên, kết nối Đông Tây đi Pleiku – vùng Tây Nguyên ra biển Đông; gắn kết với tuyến công nghiệp Nam quốc lộ 19, Hình thành điểm dân cư tập trung xã Phước Lộc quy mô khoảng 15.000 – 19.000 người.
- Cụm phía Tây Nam – Logistic số 2: Là khu trung chuyển hàng hóa khi tuyến cao tốc Bắc – Nam hình thành, đặt tại xã Canh Vinh, điểm kết nối giữa đường quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc Nam, kết nối với quốc lộ 19C đi Phú Yên và Đăk Lăk. Hình thành điểm dân cư tập trung gắn với trung tâm trung chuyển hàng hóa thuộc xã Canh Vinh quy mô khoảng 9.000 – 10.000 người.
Khu dự trữ phát triển: Thuộc các xã Phước An, Phước Thành, Phước Lộc huyện Tuy Phước (phía Tây Nam thành phố Quy Nhơn).
Bản đồ quy hoạch Thành phố Quy Nhơn mới nhất
Tra cứu thông tin quy hoạch Thành phố Quy Nhơn
Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường
Bạn có thể đến UBND cấp xã, phường; thị trấn thuộc Thành phố Quy Nhơn để gặp gỡ cán bộ phụ trách địa chính khu vực để xin xem quy hoạch tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó. Cách thức tra cứu quy hoạch này chỉ phù hợp với việc giao dịch đất giữa những người trong cùng khu vực với nhau.
Nhược điểm của thông tin quy hoạch này là chỉ ở cấp độ vi mô và thấp nhất, thông tin quy hoạch chỉ gói gọn trong khu vực xã đó quản lý; Có trường hợp, một số cán bộ địa chính tại địa phương sẽ không cung cấp thông tin vì ảnh hưởng đến hiện trạng giao dịch đất trên địa bàn gây khó khăn về quản lý nhà nước.
Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai
Bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố Quy Nhơn để nộp hồ sơ xin trích lục thông tin. Để lấy được thông tin quy hoạch của mảnh đất đó, phải có sự tham gia của chủ đất khi đến cơ quan chức năng.
Nếu chọn cách thức này, bạn sẽ tốn thời gian hơn vì cần thực hiện thủ tục hành chính và cần sự hợp tác của người bán. Nếu người bán có ý định che giấu thông tin hay không hợp tác làm việc thì sẽ khó để tra cứu.
Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến
Một trong những cách thức tra cứu quy hoạch phổ biến nhất hiện nay chính là tra cứu quy hoạch trực tuyến. Để tra cứu thông tin quy hoạch Thành phố Quy Nhơn nhanh và chính xác nhất, bạn có thể truy cập vào website meeymap.com. Tại đây, người sử dụng có thể tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến một cách dễ dàng với kho dữ liệu quy hoạch đô thị phong phú được cập nhật dựa trên nguồn thông tin minh bạch và đáng tin cậy.
Một số tính năng nổi bật của Meey Map là:
- Người dùng có thể tra cứu quy hoạch một vùng thông qua Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, hoặc xem quy hoạch các khu riêng biệt thông qua Quy hoạch xây dựng và lớp nền hiện trạng trên từng ô đất
- Truy cập bản đồ nền để dễ dàng so sánh giữa lớp nền quy hoạch và lớp nền bản đồ thông thường, định vị vị trí đang đứng để xem quy hoạch xung quanh; đo khoảng cách, diện tích các thửa đất; có thể chuyển đổi sang bản đồ vệ tinh.
- Xem tin đăng bất động sản tại khu vực cần mua.
Qua bài viết trên, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về Bản đồ quy hoạch Thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Hãy theo dõi website của Meey Map thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!