Thông tin quy hoạch

Cụm công nghiệp là gì? Quy định về lập cụm công nghiệp như thế nào?


Cụm công nghiệp là gì? Quy định về lập cụm công nghiệp được xác định như thế nào trong luật pháp Việt Nam? Hãy cùng Vuongphat.com.vn giải đáp thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề này nhé!

1. Cụm công nghiệp là gì?

Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.

Theo quy định, cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụng công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha. Do đó, cụm công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chuyên sản xuất công nghiệp – tiểu thu công nghiệp hay cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất.

Cụm công nghiệp được quy hoạch và đưa vào hoạt động
Cụm công nghiệp được quy hoạch và đưa vào hoạt động

– Các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư trong cụm công nghiệp:

Căn cứ tại điều 3 của Nghị định 68/2012/NĐ-CP quy định về các lĩnh vực, ngành, nghề , cơ sở sản xuất, kinh doanh được khuyên khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp:

  • Các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm trong làm nghề, khu dân cư, đô thị và các cơ sở sản xuất khác cần di dời vào cụm công nghiệp;
  • Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn;
  • Sản xuất xác sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Chính phủ ban hành;
  • Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động ở địa phương;
  • Các ngành, nghề, sản phẩm có thế mạnh của địa phương, vùng và các lĩnh vực, ngành, nghề khác phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương;
  • Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp đã được quy định nêu trên được ưu tiên xem xét ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.

– Đặc điểm của cụm công nghiệp:

Dựa trên những quy định đã trình bày, có thể rút ra một số đặc điểm của cụm công nghiệp, cụ thể như sau:

  • Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp bao gồm hệ thống các công trình giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; các cá nhân và hộ gia đình (đối với cụm công nghiệp làng nghề) có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Diện tích đất công nghiệp là diện tích đất của cụm công nghiệp có thể cho doanh nghiệp thuê, thuê lại để thực hiện sản xuất, kinh doanh, được xác định trong quy hoạch chi tiết do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Diện tích xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp là phần diện tích đất của cụm công nghiệp dành cho xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung, được xác định trong quy hoạch chi tiết do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp là tỷ lệ % của diện tích đất công nghiệp đã cho các tổ chức, cá nhân thuê, thuê lại để sản xuất, kinh doanh trên tổng diện tích đất công nghiệp của cụm công nghiệp;
  • Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp là hệ thông các mục tiêu, định hướng, giải pháp và các cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh trong từng thời kỳ nhất định nhầm phân bổ, phát triển mạng lưới các cụm công nghiệp hợp lý trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên của địa phương.

Như vậy, có thể hiểu rằng, cụm công nghiệp là một loại hình kinh doanh nhỏ lẻ của khu công nghiệp. Đây là nơi sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ cho sản xuất của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở ranh giới địa lý xác định, tại đây không có khu người dân sinh sống và chịu sự quản lý bởi nhà nước.

Các cụm công nghiệp hình thành và phát triển tạo cơ hội và giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các khu công nghiệp phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó tăng tính cạnh tranh trên thị trường góp phần phát triển kinh tế nước nhà. Với rất nhiều các cụm công nghiệp vừa và nhỏ đang mọc lên rất nhiều giúp cho nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa.

– Sự khác biệt giữa cụm công nghiệp và khu công nghiệp :

Tiêu chí Khu công nghiệp Cụm công nghiệp
Khái niệm Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh tại Nghị định 68/2017/NĐ-CP.
Diện tích – Không có quy định cụ thể về diện tích tối đa hay tối thiểu của khu công nghiệp;

– Các khu công nghiệp hoàn toàn có thể được mở rộng khi đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch phát triển đã được phê duyệt.

–  Diện tích tối đa là 75 ha ;

– Diện tích tối thiểu là 10 ha ;

–  Với cụm công nghiệp thuộc các huyện miền núi hay cụm công nghiệp làng nghề thì diện tích tối thiểu không dưới 5 ha.

Doanh nghiệp hoạt động Hoạt động chủ yếu trong các khu công nghiệp là doanh nghiệp lớn – phục vụ sản xuất công nghiệp. Tập trung các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ, sản xuất công nghiệp – tiểu thu công nghiệp là chủ yếu
Chức năng – Chức năng hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp;

– Khu công nghiệp không có các hoạt động liên quan đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ phục vụ cho loại hình sản xuất này.

– Chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản;

– Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động;

– Sản xuất sản phẩm – phụ tùng cho máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp;

– Cơ sở sản xuất áp dụng công nghiệp tiên tiến, triển khai ứng dụng kết quản nghiên cứu khoa học, thân thiện với môi trường, …

Điều kiện thành lập – Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được chính phủ phê duyệt;

–  Có hệ thống cơ chế, chính sách toàn diện;

– Có cơ sở hạ tầng đồng bộ.

– Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp phải được nhà nước phê duyệt;

– Có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng;

– Có khả năng lấp đầy 30 % doanh nghiệp sau 1 năm thành lập.

Đối với doanh nghiệp chế xuất – Doanh nghiệp chế xuất được phép thành lập và hoạt động bên trong khu công nghiệp. – Không được phép hoạt động bên trong cụm công nghiệp.

2. Điều kiện thành lập và mở rộng cụm công nghiệp

– Điều kiện thành lập cụm công nghiệp:

Căn cứ theo quy định của pháp luật, các điều kiện thành lập cụm công nghiệp bao gồm các điều kiện được nêu dưới đây:

+ Thứ nhất, có trong phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt;

+ Thứ hai, có doanh nghiệp , hợp các xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;

+ Thứ ba, trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50 % hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp nhỏ hơn 50 ha.

Cần lưu ý về căn cứ lập quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, đó là:

  • Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch các ngành, sản phẩm, lĩnh vực có liên quan khác trên địa bàn;
  • Nhu cầu diện tích mặt bằng để thu hút, di dời các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp;
  • Khả năng huy động các nguồn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn.

– Điều kiện mở rộng cụm công nghiệp:

Để có thể mở rộng cụm công nghiệp cần chú ý đến một số điều kiện sau đây:

+ Một là, diện tích cụm công nghiệp không được vượt quá 75 ha, có quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;

+ Hai là, Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;

+ Ba là, đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60 % hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;

+ Bốn là, hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành thường xuyên các công trình hạ tầng kỹ thuật chung theo quy định chi tiết đã được phê duyệt.

3. Quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp

– Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp, được quy định cụ thể như sau:

+ Được sử dụng, gia hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai, cho thuê lại phần đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng và tài sản trên đất thuê theo quy định của pháp luật;

+ Sử dụng có trả tiền các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác theo quy định;

+ Ứng vốn hoặc góp vốn để xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật theo thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng;

+ Được hỗ trợ, tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh;

+ Được hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các thủ tục đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp;

+ Hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp, cụ thể bao gồm các nghĩa vụ dưới đây:

+ Sử dụng đất, triển khai dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng nội dung hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nội dung Quyết định chấp thuận với chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); trường hợp quá thời hạn quy định phải báo cáo chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ quan có thẩm quyền gia hạn theo quy định;

+ Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, đầu tư, tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ, an ninh trật tự, nộp các khoản tiền sử dụng hạ tầng, dịch vụ công cộng, tiện ích khác theo thỏa thuận;

+ Tham gia tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết việc làm tại địa phương, ưu tiên lao động thuộc diện chính sách, hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp;

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Hồ sơ chuẩn bị và trình tự thủ tục thành lập, mở rộng cụm công nghiệp

– Hồ sơ thành lập cụm công nghiệp, bao gồm các mục tài liệu sau đây:

  • Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập cụm công nghiệp;
  • Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp;
  • Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp (hoặc văn bản bổ sung quy hoạch) trên địa bàn tỉnh, các văn bản liên quan khác (nếu có);

– Hồ sơ mở rộng cụm công nghiệp, bao gồm các mục tài liệu cụ thể sau đây:

  • Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc mở rộng cụm công nghiệp;
  • Báo cáo đầu tư mở rộng cụm công nghiệp, bao gồm: sự cần thiết mở rộng cụm công nghiệp, trong đó giải trình về việc đáp ứng các điều kiện mở rộng cụm công nghiệm; đánh giá hiện trạng phát triển cụm công nghiệp hiện có; định hướng mở rộng cụm công nghiệp (ranh giới, diện tích, hiện trạng sử dụng đất, việc đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào; phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư); xác định sơ bộ nguồn vốn đầu tư và phương thức hực hiện; các giải pháp và tiến độ thực hiện; dự kiến khả năng cho thuê đất và hiệu quả về kinh tế, xã hội của cụm công nghiệp sau khi mở rộng.

– Số lượng hồ sơ: đối với việc thành lập cụm công nghiệp và mở rộng cụm công nghiệp, hồ sơ được lập thành 08 bộ và được nộp tại Sở Công thương (trong đó có 02 bộ hồ sơ gốc).

– Trình tự thủ tục lập, mở cụm công nghiệp:

Căn cứ vào điều 12 Nghị định 68/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cụm công nghiệp bao gồm các bước sau đây:

+ Bước 1: Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật có văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật lập 08 bộ hồ sơ thành lập cụm công nghiệp (trong đó ít nhất có 02 bộ hồ sơ gốc), gửi Sở Công thương để chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định.

+ Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thành lập cụm công nghiệp, Sở Công thương hoàn thành thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc thành lập, mở rộng cụm công nghiệp. Trường hợp hồ sơ, nội dung Báo cáo thành lập cụm công nghiệp không đáp ứng yêu cầu, Sở Công thương có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.

+ Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp và báo cáo thẩm định của Sở Công thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc không quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp. Quyết định thành lập cụm công nghiệp được gửi Bộ Công thương 01 bản.

– Thời hạn giải quyết:

+ Đối với thành lập cụm công nghiệp: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ kèm theo văn bản thẩm định của Sở Công thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc không thành lập cụm công nghiệp.

+ Đối với mở rộng cụm công nghiệp: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ kèm theo văn bản thẩm định của Sở Công thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mở rộng hoặc không mở rộng cụm công nghiệp.

– Một số lưu ý khi thành lập, mở rộng cụm công nghiệp:

Khi tiến hành thành lập và hoạt động cụm công nghiệp, cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Trong trường hợp cụm công nghiệp thành lập có điều chỉnh diện tích lớn hơn 05 ha so với phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thống nhất với Bộ Công thương trước khi phê duyệt;
  • Định kỳ trước ngày 20 tháng 06 và ngày 20 tháng 12 hàng năm, chủ đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trong 06 tháng và cả năm theo mẫu, gửi Cơ quan Thống kê cấp huyện và sao gửi Phòng chuyên môn quản lý công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Công thương.

Bên cạnh đó, cụm công nghiệp có nhu cầu mở rộng cần đáp ứng một số điều kiện sau đây:

  • Không vượt quá 75 ha, có quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
  • Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
  • Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60 % hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;
  • Hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành thường xuyên các công trình hạ tầng kỹ thuật chung theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

Trên đây là bài viết tham khảo của Vuongphat.com.vn về vấn đề cụm công nghiệp và những quy định về cụm công nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và đầy đủ cho quý khách hàng khi muốn tìm hiểu về vấn đề này.

Đánh giá post
Avatar of Meey Map
Meey Map là nền tảng bản đồ tra cứu thông tin quy hoạch toàn quốc, cung cấp 2 loại quy hoạch quan trọng nhất ngành BĐS là quy hoạch xây dựng & quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản

Related Posts

Đường Quốc lộ 1A dài bao nhiêu?

Đường Quốc Lộ 1A Đi Qua Những Tỉnh Nào| Chi Tiết Quy Hoạch

Đường Quốc lộ 1A là tuyến đường trọng điểm, kéo dài qua 31 tỉnh thành của Việt Nam và đóng vai trò là trục giao thông chính của…

Ban do quy hoach giao thong tinh Thanh Hoa den nam 2030

Quy Hoạch Và Phát Triển Một Số Tuyến Đường Giao Thông Ở Thanh Hóa

Thanh Hóa đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, với kế hoạch xây dựng và mở rộng một số tuyến đường giao thông ở Thanh Hóa…

vnm quang ninh quang yen tien an

Xã Tiền An, thị xã Quảng Yên – Quy hoạch – Bản đồ – Tổng quan

Tiền An là một xã của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Thông tin tổng quan: Vùng: Đông Bắc Bộ Thành lập: 1995 Diện tích: 25,93 km²…

Khu công nghiệp Sóng Thần 2

Khám Phá Khu Công Nghiệp Sóng Thần: Chủ Sở Hữu, Vị Trí & Quy Mô KCN

Khu công nghiệp Sóng Thần là một trong những điểm phát triển công nghiệp nổi bật của khu vực phía Nam, với vị trí đắc địa và cơ…

Thiết kế Khu đô thị KN Paradise, Thành phố Cam Ranh

Review Khu đô thị KN Paradise, Thành phố Cam Ranh

KN Paradise là một khu đô thị phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí quy mô lớn, tọa lạc tại Bãi Dài, phường Cam Nghĩa, thành phố Cam…

Khu Công Nghiệp Tân Phú Trung Huyện Củ Chi

Đánh giá Khu Công Nghiệp Tân Phú Trung Huyện Củ Chi

Khu công nghiệp Tân Phú Trung huyện Củ Chi có diện tích tổng lên đến 600ha. Khu được quy hoạch bài bản và đầy đủ, đáp ứng được…