Ngã ba ông Đồn là một trong những nút giao thông trọng điểm của Đồng Nai. Tuyến đường tấp nập phương tiện qua lại mỗi ngày và luôn tạo sự chú ý với cư dân khu vực. Bài viết dưới đây hãy cùng Meey Map tìm hiểu kỹ hơn về ngã ba này cũng như đường đi đến cụ thể.
Địa chỉ ngã Ba Ông Đồn nằm ở đâu?
Ngã Ba Ông Đồn có vị trí cụ thể nằm ngay thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Vì là nút giao thông quan trọng nên lượng phương tiện di chuyển khu vực này được đánh giá là tương đối lớn. Điều này đã cho thấy, đây là tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt trong việc di chuyển của các phương tiện.
Lịch sử về ngã ba Ông Đồn
Ngã ba Ông Đồn từ lâu đã được biết đến là địa danh có trong truyền thuyết từ xa lâu. Nhiều người thắc mắc về nguồn gốc của ngã ba này, và tò mò với cái tên “Ông Đồn”.
Theo nguồn tài liệu của người Pháp, vào năm 1905 khi tuyến xe lửa Sài Gòn – Nha Trang được tái lập sau một thời gian tạm đóng với lý do Toàn Quyền Đông Dương Paul Doumer về nước.
– Từ 1897 – 1902, Tổng Thống Pháp đã quyết định thúc đẩy mạnh mẽ tuyến đường xe lửa xuyên Đông Dương.
– Tuyến xe lửa chạy qua Long Khánh hoàn thiện trong thời gian từ 1905-1908. Trong khoảng thời gian này, người Pháp còn cử một toán lính tập lập đồn để bảo vệ an ninh cho nhóm công nhân hỏa xa.
– Năm 1907, xe lửa bắt đầu đi vào hoạt động.
– Đến năm 1908, tỉnh Biên Hòa thành lập quận Núi Chứa Chan, đặt trụ sở tại Gia Ray. Tiến hành triển khai văn phòng quận, trạm bưu điện và đồn thủy lâm. Quận trưởng Odorra đã thành lập 3 xã bao gồm xã Gia Ray, Bình Lộc và Tân Lập.
– Sau khi hoàn tất việc di dân lập ấp ở quận Núi Chứa Chan, Quận Trưởng Odorra quyết định dời quận đường về núi Võ Đắc (Nay thuộc Đức Linh, Bình Thuận) và đổi thành quận Núi Võ Đắc.
– Năm 1911, Quận Trưởng Odorra vận động người dân tộc ở Tà Lài, Bòn Buôn, Đa Kai…quy dân lập ấp về quận mới. Giai đoạn này, sự kiện nổi bật nhất phải kể đến đó là việc thành lập các đồn điền cao su Suzannah ở Dầu Giây vào năm 1907. Đến 1909, đồn điền mang tên Suzannah đã khai thác được 400 mẫu cao su. Các đồn điền cao su cũng từ đó phát triển nhanh chóng, đây chính là nguyên nhân dẫn tới quyết định bãi bỏ quận Núi Võ Đắt và thành lập quận Xuân Lộc vào năm 1912.
Khi ông Odorra qua đời, người dân đã lập cái tháp ngay ngã ba như một đồn binh để vinh danh và tưởng niệm công lao khai mở vùng núi Chứa Chan – Võ Đắc. Từ đó, cái tên Ngã Ba ông Đồn được ra đời.
Bản đồ di chuyển tới ngã ba Ông Đồn
Hiện nay với cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ và phát triển đã cải thiện việc di chuyển tới ngã ba Ông Đồn nói riêng và huyện Xuân Lộc nói chung trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều. Qúy cư dân có thể lựa chọn đa dạng các phương tiện giao thông bao gồm: ô tô, xe máy, xe bus,….để có thể đảm bảo thuận tiện nhất.
Đến ngã ba Ông Đồn bằng xe bus
Lựa chọn xe bus để di chuyển tới ngã ba ông Đồn, cư dân có thể lựa chọn các tuyến phù hợp sau: Sài Gòn – Biên Hòa và ngược lại bạn có thể lựa chọn tuyến bus phù hợp:
- – Tuyến xe bus số 5
- – Tuyến xe bus số 601
- – Tuyến xe bus 501
Đến ngã ba Ông Đồn bằng xe máy hoặc ô tô
Nếu bạn di chuyển bằng xe ô tô đi qua ĐCT mất khoảng 1 giờ 50 phút. Quãng đường này giúp rút ngắn thời gian di chuyển gần 20 phút. Đầu tiên, xuất phát từ nội thành TPHCM hướng về Tây Bắc lên Trường Chinh sau đó đến đường Phan Huy Ích và di chuyển vào đường Xuyên Á/ QL22 tại Tân Hưng Thuận.
Sau đó di chuyển tới điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ và đi thă5ngr lên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đến địa điểm Hồ Thị Hương tại Suối Tre, Long Khánh
Cuối cùng, Đi theo Xuân Lộc – Long Khánh là đến Ngã 3 Ông Đồn tại TT. Gia Ray.
Trên đây là những thông tin về ngã ba Ông Đồn và hướng dẫn cách đi tới địa điểm này. Hy vọng rằng, bài viết đã mang tới thông tin hữu ích dành cho quý độc giả. Để cập nhật những tin tức mới nhất về các tuyến đường, bạn đừng bỏ qua ứng dụng Meey Map nhé!