Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Bình đến 2030 bao gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng đô thị và các dự án khu dân cư trên địa bàn.
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng. Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thái Bình, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía đông nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 75 km về phía tây nam. Vị trí tiếp giáp tỉnh Thái Bình:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hải Dương, tỉnh Hưng Yên và thành phố Hải Phòng
- Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam
- Phía Nam giáp tỉnh Nam Định
- Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ và Biển Đông.
Quy hoạch tỉnh Thái Bình bao gồm 1 thành phố và 7 huyện với 260 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 9 thị trấn và 241 xã.
Quy hoạch công nghiệp tỉnh Thái Bình, bao gồm:
- Khu công nghiệp Phúc Khánh 120ha
- Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh 64ha
- Khu công nghiệp Tiền Phong 77ha
- Khu công nghiệp Tiền Hải 400ha
- Khu công nghiệp Cầu Nghìn 214ha
- Khu công nghiệp Gia Lễ 85ha
- Khu công nghiệp Diêm Điền 100ha
- Khu công nghiệp Sông Trà 250ha
Ngoài các khu Công nghiệp trên, tương lai sẽ thành lập một số Khu Công nghiệp:
- Khu công nghiệp An Hòa 400ha
- Khu công nghiệp Minh Hòa 390ha
- Khu công nghiệp Đồng Tu 50ha
- Khu công nghiệp Thanh Nê 50ha
- Khu công nghiệp Sơn Hải 450ha
- Khu công nghiệp Liên Hà Thái 588,84ha
Về quy hoạch diện tích đất đô thị tỉnh Thái Bình, bao gồm: đến năm 2030 có khoảng 22.400 ha; đến năm 2050 có khoảng 38.000 ha (trong đó: Đất ở tại đô thị đến năm 2030 có khoảng 2.200 ha; đến năm 2050 có khoảng 3.000 ha).
Định hướng quy hoạch đất khu dân cư nông thôn: đến năm 2030 có khoảng 20.200 ha (trong đó đất ở tại nông thôn khoảng 14.600 ha); đến năm 2050 có khoảng 29.000 ha (đất ở tại nông thôn khoảng 21.000 ha).
Diện tích khu vực phát triển lâm nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định khoảng 5.515 ha (trong đó có một phần diện tích thuộc Khu bảo tồn đất ngập nước huyện Thái Thụy và Khu bảo tồn thiên nhiên huyện Tiền Hải)
Quỹ đất cần thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2030 cần khoảng 78.000 ha; đến năm 2050 cần khoảng 54.000 ha. Trong đó:
- Đất trồng lúa: đến năm 2030 cần khoảng 70.000 ha (khu vực bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước khoảng 69.000 ha); đến năm 2050 cần khoảng 46.400 ha (khu vực bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước khoảng 46.300 ha).
- Đất trồng cây lâu năm: đến năm 2030 cần khoảng 5.700 ha; đến năm 2050 cần khoảng 5.200 ha.
Quỹ đất dành cho phát triển khu vực thương mại của tỉnh Thái Bình đến năm 2030 khoảng 1.100 ha; đến năm 2050 cần khoảng 4.000 ha.
Khu vực phát triển công nghiệp với tổng diện tích khoảng 11.000 ha, bao gồm: các khu công nghiệp tập trung của tỉnh, các cụm, điểm công nghiệp của các huyện đã và đang thực hiện hoặc có hiệu lực thi hành về cơ bản là giữ nguyên trạng; các khu công nghiệp tập trung mới được bố trí thành những khu (hoặc tiểu vùng) công nghiệp lớn, gắn kết một cách phù hợp với các khu vực đô thị và nông thôn.
- Đất khu công nghiệp: Đến năm 2030 có khoảng 2.600 ha; đến năm 2050 có khoảng 8.000 ha. Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở trong Khu kinh tế Thái Bình và phát triển một số CCN ven tuyến Thái Bình – Hà Nam.
- Đất cụm công nghiệp: Đến năm 2030 có khoảng 2.500 ha; đến năm 2050 có khoảng 4.000 ha.
Vị trí các khu đất được quy hoạch trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ, xây dựng đô thị, phát triển hạ tầng giao thông được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Bình đến 2030.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Bình là căn cứ pháp lý để UBND tỉnh, huyện tiến hành giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh.
Xem và tải về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, tỉnh Thái Bình