Bản đồ quy hoạch

Bản đồ quy hoạch thành phố Tuyên Quang| Kế hoạch sử dụng đất

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ quy hoạch thành phố Tuyên Quang. Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Tuyên Quang, bao gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp, đô thị trên địa bàn.

Giới thiệu Thành phố Tuyên Quang

Thành phố Tuyên Quang nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang, cách Hà Nội khoảng 165 km theo quốc lộ 2 và 130 km theo đường Sơn Nam. Thành phố có vị trí địa lý:

thành phố Tuyên Quang
thành phố Tuyên Quang
  • Phía nam giáp huyện Sơn Dương
  • Các phía còn lại giáp huyện Yên Sơn.

Theo thống kê năm 2019, thành phố có diện tích 184,38 km², dân số là 232.230 người, mật độ dân số đạt 1.260 người/km².
Ngày 2 tháng 7 năm 2010, thị xã Tuyên Quang chính thức trở thành thành phố Tuyên Quang. Thành phố Tuyên Quang có diện tích tự nhiên 11.917,45 ha và 110.119 nhân khẩu.
Ngày 2 tháng 2 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 161/QĐ-TTg công nhận thành phố Tuyên Quang là đô thị loại II

Quy hoạch thành phố Tuyên Quang

Vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết về quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, định hướng quy hoạch tỉnh Tuyên Quang xác định mục tiêu đến năm 2030, Tuyên Quang là tỉnh phát triển khá, toàn diện, bao trùm và bền vững trong vùng trung du và miền núi phía Bắc; kinh tế phát triển xanh và năng động, nhanh và bền vững.Phạm vi lập Quy hoạch thành phố Tuyên Quang nằm trong quy hoạch tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2021 – 2030, với tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 14.907 ha (trong đó: 11.921 ha diện tích đất thành phố hiện tại, có điều chỉnh mở rộng sang một số xã lân cận thuộc huyện Yên Sơn tiếp giáp với thành phố).

  • Phía Đông giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương;
  • Phía Tây giáp các xã Hoàng Khai, Kim Phú, Trung Môn, huyện Yên Sơn.
  • Phía Nam giáp các xã Đội Bình, Nhữ Khê, huyện Yên Sơn;
  • Phía Bắc giáp các xã Tân Long, Thắng Quân, huyện Yên Sơn.

Tính chất lập quy hoạch

  • Là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Tuyên Quang;
  • Là một trung tâm kinh tế củ a vùng Trung du miền núi phía Bắc với lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại và lĩnh vực công nghiệp đóng vai trò chủ đạo;
  • Là một trung tâm văn hóa , khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo của tỉnh và vùng Trung du miền núi phía Bắc;
  • Là đầu mối giao thông quan trọng liên vùng;
  • Là thành phố ven sông , mang đậm bản sắc văn hoá , lịch sử, dân tộc vùng Trung du miền núi phía Bắc;
  • Có vị trí an ninh, quốc phòng quan trọng của vùng ATK.

Mục tiêu lập quy hoạch

  • Xây dựng thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị loại II vào Năm 2024 và định hướng chiến lược trở thành đô thị loại I vào những năm tiếp theo.
  • Xây dựng thành phố Tuyên Quang trở thành một trung tâm chính trị , hành chính, kinh tế, văn hoá, du lịch tâm linh, giáo dục và đào tạo; đầu mối trung chuyển giao thông, giao lưu lớn của tỉnh, của vùng Trung du miền núi phía Bắc;
  • Nâng cao chất lượng đô thị , tạo lập môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của nhân dân; đảm bảo phát triển hài hoà và bền vững giữa đô thị và điểm dân cư nông thôn;
  • Xây dựng đô thị Tuyên Quang với kiến trúc tiên tiến, hiện đại, có bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của tỉnh Tuyên Quang ; bảo tồn các di sản kiến trúc và cảnh quan đặc thù hiện có của đô thị Tuyên Quang.

Quy hoạch phát triển đô thị thành phố Tuyên Quang

Không gian đô thị của thành phố được định hướng phát triển theo 4 định hướng chính. Vùng phát triển đô thị nằm theo hướng Tây bắc, Đông nam dọc theo tuyến đường tránh QL2 và dòng sông Lô;

Bản đồ hành chính thành phố Tuyên Quang
Bản đồ hành chính thành phố Tuyên Quang
  • Phía Bắc là vùng đô thị lịch sử hiện hữu, bảo tồn và phát triển có bản sắc gắn liền với đô thị giáo dục đào tạo đại học;
  • Phía Nam thành phố phát triển vùng đô thị năng động theo định hướng đô thị mới hiện đại, gắn kết với các tuyến giao thông đối ngoại: trục đối ngoại Đông tây, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, đường sắt;
  • Phía Tây thành phố là vùng đệm đô thị, sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái hỗ trợ cho sự phát triển của thành phố;
  • Phía Đông thành phố là vùng núi bảo vệ thành phố kết hợp du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái.

Toàn bộ đô thị được phân làm 4 khu vực phát triển chính và chia thành 10 phân khu đô thị:
Khu vực số 1: Khu phát triển đô thị trung tâm:

  • Khu số 1-A: Phân khu trung tâm thành phố lịch sử hiện hữu: Tổng diện tích: 570,3 ha; dân số đến năm 2030 là 30.600 người.
  • Khu số 1-B: Phân khu đô thị mới Nông Tiến và đảo Tình Húc: Tổng diện tích: 514,4 ha, bao gồm khu dịch vụ Nông Tiến và dịch vụ đảo Tình Húc, dân số đến năm 2030 là 17.600 người.
  • Khu số 1-C: Phân khu đô thị phát triển An Tường: Tổng diện tích: 874,6 ha, dân số đến năm 2030 là 28.599 người.
  • Khu số 1-D: Phân khu đô thị trung tâm mở rộng phía Tây: Tổng diện tích: 620 ha, dân số đến năm 2030 là 24.731 người;
  • Khu số 1-E: Phân khu đô thị giáo dục và đào tạo mở rộng phía Bắc: Tổng diện tích: 589 ha, dân số đến năm 2030 là 15.600 người;

Khu vực số 2: Khu vực phát triển vùng đệm nông nghiệp và du lịch:

  • Khu số 2-A: Phân khu vùng đệm nông nghiệp sinh thái: Tổng diện tích: 1.616 ha, dân số đến năm 2030 là 8.400 người;
  • Khu số 2-B: Phân khu đô thị suối khoáng Mỹ Lâm: Tổng diện tích: 1.261,37 ha, dân số đến năm 2030 là 12.000 người;
  • Khu số 2-C: Phân khu đệm sinh thái phía Đông gắn liền với du lịch tâm linh Cổng Trời; Thiền viện Trúc Lâm: Tổng diện tích: 2.173,48 ha, dân số đến năm 2030 là 10.000 người.

Khu vực số 3: Phân khu vùng đệm: Tổng diện tích: 4.956 ha.
Khu vực số 4: Phân khu phát triển công nghiệp Long Bình An: Tổng diện tích phân khu: 1.730 ha, dân số đến năm 2030 là 19.302 người, trong đó: dân số lấp đầy khu công nghiệp: 14.790 người.

Bản đồ quy hoạch đến 2030 kế hoạch sử dụng đất TP. Tuyên Quang

Về quy hoạch sử dụng đất TP. Tuyên Quang đến 2030:

Ngày 20/5/2021, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành Quyết định số 252/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, thành phố Tuyên Quang.
Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Tuyên Quang đến 2030 là: 18.438,4 ha. Theo quyết định phê duyệt sử dụng đất đến 2030 gồm các nội dung sau: Đất nông nghiệp: 10.329,6 ha; Đất phi nông nghiệp: 8.082,1 ha; Đất chưa sử dụng: 26,7 ha.

Quy hoạch thành phố Tuyên Quang
Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Tuyên Quang.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 2.895,7 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 41,4 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 56,2 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích: Đất nông nghiệp: 4,8 ha; Đất phi nông nghiệp: 30,1 ha.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000. Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến 2030, Thành phố Tuyên Quang.

Bản đồ quy hoạch thành phố Tuyên Quang| Kế hoạch sử dụng đất
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Tuyên Quang

Về kế hoạch sử dụng đất TP. Tuyên Quang năm 2022:

  • Ngày 16/2/2022, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành Quyết định số 67/QĐ-UBND Về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, thành phố Tuyên Quang.
  • Theo quyết định, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2022 của thành phố Tuyên Quang, bao gồm: Đất nông nghiệp: 12.641,82 ha; Đất phi nông nghiệp: 5.737,19 ha; Đất chưa sử dụng: 59,34 ha
    Kế hoạch thu hồi đất năm 2022: Đất nông nghiệp: 577,45 ha; Đất phi nông nghiệp: 68,34 ha;
  • Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 577,45 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 12,67 ha
    Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2022: Đất phi nông nghiệp: 1,68 ha.
  • Danh mục công trình, dựán thực hiện trong năm 2022: Trong năm kế hoạch trên địa bàn thành phố có 76 công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích là 666,37 ha.
    Dự án có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng đã quá 03 năm chưa triển khai thực hiện, nay đề nghị huỷ bỏ, không thực hiện: 52 dự án.
    Vị trí các loại đất trong kế hoạch sử dụng đất được xác định theo Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 tỷ lệ 1/25.000; Bản vẽ vị trí ranh giới, diện tích công trình, dự án và các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan kèm theo.

Quy hoạch giao thông thành phố Tuyên Quang

Quy hoạch giao thông thành phố Tuyên Quang với những tuyến giao thông huyết mạch được đầu tư nâng cấp, mở mới trên địa bàn, gồm:
Đường bộ

  • Cải tạo và nâng cấp các tuyến: Quốc lộ 2; Quốc lộ 37; Quốc lộ 2C; đường Tỉnh lộ ĐT.186;
  • Xây dựng mới:
    • Dự án đường Hồ Chí Minh kết hợp cầu Bình Ca vượt sông Lô;
    • Tuyến vành đai số 1 kết hợp cầu An Khang;
    • Tuyến vành đai số 2 kết nối trực tiếp khu công nghiệp Long Bình An với
      Quốc lộ 37;
    • Tuyến đường cứu hộ, cứu nạn (Tuyến đường Quang Trung kéo dài đến trung tâm huyện Yên Sơn).

Đường sắt:
Xây mới tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái, ga đường sắt dự kiến bố trí tại khu vực khu công nghiệp Long Bình An.
Đường thủy:

  • Đầu tư xây dựng cảng Tuyên Quang, cảng An Hòa, cảng Z113.
  • Cải tạo, nâng cấp các bến thuyền đảm bảo phục vụ vận tải trong mùa mưa lũ: Bến Tân Hà, Tràng Đà, Tân Quang
  • Xây dựng 1 số bến thuyền du lịch nhằm khai thác cảnh quan 2 bên bờ sông Lô.

Thông tin về thành phố Tuyên Quang

Vị trí địa lý: Thành phố Tuyên Quang là một trong 7 đơn vị hành chính và nằm phía nam của tỉnh Tuyên Quang, cách Thủ đô Hà Nội 165km về phía Nam theo Quốc lộ 2, cách thành phố Hà Giang 154km về phía Bắc theo Quốc lộ 2, cách thành phố Yên Bái 40km về phía Tây theo quốc lộ 37, cách thành phố Thái Nguyên 60km về phía Đông theo quốc lộ 37.

Diện tích tự nhiên: 184,38 km2 bao gồm 10 phường (Minh Xuân, Tân Quang, Phan Thiết, Tân Hà, Ỷ La, Hưng Thành, An Tường, Nông Tiến, Đội Cấn và Mỹ Lâm) và 5 xã (Lưỡng Vượng, Tràng Đà, An Khang, Kim Phú, Thái Long).

Địa giới hành chính: Phía bắc giáp xã Tân Long, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn. Phía nam giáp xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn và xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương. Phía đông giáp xã Thái Bình, xã Tiến Bộ huyện Yên Sơn và xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương. Phía tây giáp các xã Trung Môn, Hoàng Khai, Kim Phú, Nhữ Hán, huyện Yên Sơn.

Thành phố Tuyên Quang là đầu mối giao thông của tỉnh và liên tỉnh giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam. Địa bàn thành phố có những tuyến quốc lộ và đường tỉnh đi qua: quốc lộ 2 dài 20km nối Tuyên Quang với Hà Nội đi qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc đi vè phía Nam, với Hà Giang về phía Bắc; quốc lộ 37 dài 11km nối tỉnh Tuyên Quang với Hà Nội thông qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc về phía Nam, với tỉnh Hà Giang về phía Bắc;

Quốc lộ 37 dài 11km nối Tuyên Quang với Yên Bái và những tỉnh Tây Bắc; Phía bắc giáp xã Tân Long, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn. Phía nam giáp xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn và xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương. Phía đông giáp xã Thái Bình, xã Tiến Bộ huyện Yên Sơn và xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương. Phía tây giáp các xã Trung Môn, Hoàng Khai, Kim Phú, Nhữ Hán, huyện Yên Sơn.

Đường thủy có con sông Lô, tàu lớn có thể xuôi qua đây để đi đến Việt Trì, Hà Nội cũng như các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Mùa mưa về, tàu nhỏ có thể ngược sông Lô để đến thành phố Hà Giang, hoặc ngược con sông Gâm lên đến Chiêm Hóa,…đây là điều rất thuận lợi giúp giao lưu và phát triển kinh tế – xã hội với những địa phương ở trong và ngoài tỉnh.

Phạm vi, tính chất và mục tiêu lập quy hoạch thành phố Tuyên Quang

Phạm vi lập quy hoạch thành phố Tuyên Quang

Kế hoạch quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030 đã đặt trọng điểm vào việc lập quy hoạch thành phố Tuyên Quang, với tổng diện tích lập quy hoạch là khoảng 14.907 ha (trong đó 11921 ha diện tích đất thành phố hiện tại, có sự điều chỉnh mở rộng sang một số xã lân cận khác thuộc huyện Yên Sơn giáp với thành phố).

  • Phía Đông giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương;
  • Phía Tây giáp các xã Hoàng Khai, Kim Phú, Trung Môn, huyện Yên Sơn.
  • Phía Nam giáp các xã Đội Bình, Nhữ Khê, huyện Yên Sơn;
  • Phía Bắc giáp các xã Tân Long, Thắng Quân, huyện Yên Sơn.

Tính chất của việc lập quy hoạch

  • Thành phố Tuyên Quang là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Tuyên Quang;
  • Thành phố Tuyên Quang là một trung tâm kinh tế của vùng Trung du miền núi phía Bắc với lĩnh vực về dịch vụ du lịch, thương mại và lĩnh vực công nghiệp đóng vai trò chủ đạo;
  • Thành phố Tuyên Quang là một trung tâm văn hóa , khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo của tỉnh và vùng Trung du miền núi phía Bắc;
  • Là đầu mối giao thông quan trọng liên vùng;
  • Là thành phố ven sông , mang đậm bản sắc văn hoá , lịch sử, dân tộc vùng Trung du miền núi phía Bắc;
  • Sở hữu vị trí an ninh, quốc phòng quan trọng của vùng ATK.

Mục tiêu lập quy hoạch

  • Xây dựng thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí là đô thị loại II vào Năm 2024 và định hướng chiến lược sẽ trở thành đô thị loại I vào những năm tiếp theo;
  • Xây dựng thành phố Tuyên Quang trở thành một trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, du lịch tâm linh, giáo dục và đào tạo; đầu mối trung chuyển về giao thông, giao lưu lớn của tỉnh, của vùng Trung du miền núi phía Bắc;
  • Nâng cao chất lượng về đô thị, tạo lập nên môi trường sống tốt, đáp ứng được những nhu cầu về vật chất, tinh thần ngày càng cao của nhân dân; đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững giữa đô thị và điểm dân cư nông thôn.
  • Xây dựng đô thị Tuyên Quang với kiến trúc tiên tiến, hiện đại, mang bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của tỉnh Tuyên Quang; bảo tồn những di sản kiến trúc cũng như cảnh quan đặc thù hiện có của đô thị Tuyên Quang.

Thông tin bản đồ quy hoạch thành phố Tuyên Quang

Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển đô thị của thành phố Tuyên Quang

Định hướng về phát triển kinh tế:

  • Dịch vụ: Phát triển dịch vụ đô thị, thương mại phục vụ cho sự phát triển công nghiệp, du lịch sinh thái, y tế chất lượng cao và dịch vụ đào tạo cấp vùng Trung du miền núi phía Bắc;
  • Công nghiệp: Phát triển mạnh Khu công nghiệp Long Bình An, Cụm đô thị dịch vụ Nông Tiến, Cụm công nghiệp Tân Hà (đã có);
  • Nông nghiệp: Chuyển đổi dần sang nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như là trồng hoa quả, trồng rau, phục vụ thị cho trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu.

Định hướng phát triển không gian đô thị: bao gồm 4 định hướng chính là:

  • Vùng phát triển đô thị nằm theo hướng Tây bắc, Đông nam dọc theo tuyến đường tránh QL2 và dòng sông Lô;
  • Phía Bắc là vùng đô thị lịch sử hiện hữu, bảo tồn và phát triển có bản sắc gắn liền với đô thị giáo dục đào tạo đại học;
  • Phía Nam thành phố phát triển vùng đô thị năng động theo định hướng đô thị mới hiện đại, gắn kết với các tuyến giao thông đối ngoại: trục đối ngoại Đông tây, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, đường sắt;
  • Phía Tây thành phố là vùng đệm đô thị, sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái hỗ trợ cho sự phát triển của thành phố;
  • Phía Đông thành phố là vùng núi bảo vệ thành phố kết hợp du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái.

Toàn bộ đô thị được phân ra làm 4 khu vực phát triển chính và chia ra làm 10 phân khu đô thị:

Quy hoạch thành phố Tuyên Quang
Quy hoạch thành phố Tuyên Quang

a) Khu vực số 1: Khu phát triển đô thị trung tâm:

  • Khu số 1-A: Phân khu trung tâm thành phố lịch sử hiện hữu: Tổng diện tích: 570,3 ha; dân số đến năm 2030 là 30.600 người;
  • Khu số 1-B: Phân khu đô thị mới Nông Tiến và đảo Tình Húc: Tổng diện tích: 514,4 ha, bao gồm khu dịch vụ Nông Tiến và dịch vụ đảo Tình Húc, dân số đến năm 2030 là 17.600 người;
  • Khu số 1-C: Phân khu đô thị phát triển An Tường: Tổng diện tích: 874,6 ha, dân số đến năm 2030 là 28.599 người.
  • Khu số 1-D: Phân khu đô thị trung tâm mở rộng phía Tây: Tổng diện tích: 620 ha, dân số đến năm 2030 là 24.731 người;
  • Khu số 1-E: Phân khu đô thị giáo dục và đào tạo mở rộng phía Bắc: Tổng diện tích: 589 ha, dân số đến năm 2030 là 15.600 người;

b) Khu vực số 2: Khu vực phát triển vùng đệm nông nghiệp và du lịch:

  • Khu số 2-A: Phân khu vùng đệm nông nghiệp sinh thái: Tổng diện tích: 1.616 ha, dân số đến năm 2030 là 8.400 người;
  • Khu số 2-B: Phân khu đô thị suối khoáng Mỹ Lâm: Tổng diện tích: 1.261,37 ha, dân số đến năm 2030 là 12.000 người;
  • Khu số 2-C: Phân khu đệm sinh thái phía Đông gắn liền với du lịch tâm linh Cổng Trời; Thiền viện Trúc Lâm: Tổng diện tích: 2.173,48 ha, dân số đến năm 2030 là 10.000 người.

c) Khu vực số 3: Phân khu vùng đệm: Tổng diện tích: 4.956 ha.

d) Khu vực số 4: Phân khu phát triển công nghiệp Long Bình An:

Tổng diện tích phân khu: 1.730 ha, dân số đến năm 2030 là 19.302 người, trong đó: dân số lấp đầy khu công nghiệp: 14.790 người.

Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Tuyên Quang

Ngoài những đề án phát triển vùng đô thị, kinh tế thì thông tin về quy hoạch giao thông cũng là một trong số các nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển ở giai đoạn sắp tới của thành phố Tuyên Quang.

Giao thông đối ngoại:

a) Đường bộ:

Cải tạo và nâng cấp các tuyến: Quốc lộ 2; Quốc lộ 37; Quốc lộ 2C; đường Tỉnh lộ ĐT.186;

Xây dựng mới:

  • Dự án đường Hồ Chí Minh kết hợp cầu Bình Ca vượt sông Lô;
  • Tuyến vành đai số 1 kết hợp cầu An Khang;
  • Tuyến vành đai số 2 kết nối trực tiếp khu công nghiệp Long Bình An với
  • Quốc lộ 37;
  • Tuyến đường cứu hộ, cứu nạn (Tuyến đường Quang Trung kéo dài đến trung tâm huyện Yên Sơn).

b) Đường sắt:

  • Xây mới tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái, ga đường sắt dự kiến bố trí tại khu vực khu công nghiệp Long Bình An.

c) Đường thủy:

  • Đầu tư xây dựng cảng Tuyên Quang, cảng An Hòa, cảng Z113 (Theo quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội khu vực phía Bắc đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 tại Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/04/2013 của Bộ Giao thông vận tải);
  • Cải tạo, nâng cấp các bến thuyền đảm bảo phục vụ vận tải trong mùa mưa lũ: Bến Tân Hà, Tràng Đà, Tân Quang; xây dựng 1 số bến thuyền du lịch nhằm khai thác cảnh quan 2 bên bờ sông Lô.

d) Công trình phục vụ giao thông:

  • Bến bãi: Bến xe đối ngoại được bố trí tại khu vực phí Bắc và phía Nam thành phố, bến xe cũ quy hoạch thành bến xe Bus phục vụ vận tải trong tỉnh;
  • Cầu qua sông Lô: Ngoài ba cầu hiện có bắc qua sông Lô: cầu Tân Hà, cầu Nông Tiến và cầu An Hòa, dự kiến sẽ xây dựng thêm 4 cầu mới gồm:
  • Cầu Tình Húc nối phường Nông Tiến với phường Hưng Thành;
  • Cầu Trường Thi nối Quốc lộ 37 và khu trung tâm với đường Hồ Chí Minh;
  • Cầu An Khang nằm trên tuyến vành đai 1, thay thế Quốc lộ 37 đi vào khu vực nội thị;
  • Cầu Bình Ca nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
  • Đấu mối giao thông: Hoàn thiện nút giao tránh QL2 và QL37 (Nút N1); ngoài ra tại các điểm giao cắt giữa tuyến Quốc lộ, cao tốc, đường Hồ Chí Minh với đường sắt cần làm cầu vượt.

Giao thông nội thị:

  • Quy hoạch thêm các tuyến mới để mở rộng phát triển thành phố về phía Nam, trong đó có 4 tuyến chính của đô thị gồm: 2 tuyến trục trung tâm mới; tuyến vành đai 1, tuyến nối QL37 và tuyến QL2 cũ (đường Phạm Văn Đồng).
  • Khu đô thị mới phía Nam được tổ chức theo dạng ô cờ, mạng đường chính gồm: 2 trục trung tâm mới, 1 tuyến vành đai 2, kết hợp cầu Trường Thi, cầu An Khang; dự kiến xây dựng trục trung tâm thành phố phía Nam, với quy mô mặt cắt ngang 50 m.

Với khát vọng phát triển trong thời đại mới cùng với đường lối quy hoạch hợp lý, thành phố Tuyên Quang hứa hẹn sẽ tạo nên sự phát triển đột phá, toàn diện và bền vững, xứng đáng là thành phố trọng điểm của khu vực miền núi phía Bắc. Bài viết trên đây đã gửi đến bạn thông tin quy hoạch, bản đồ quy hoạch thành phố Tuyên Quang, mong rằng qua đó bạn đã có cho mình kiến thức bổ ích, hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn

Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận-Huyện tỉnh Tuyên Quang
Bản đồ quy hoạch tỉnh Tuyên Quang
Bản đồ quy hoạch Thành Phố Tuyên Quang
Bản đồ quy hoạch Huyện Na Hang
Bản đồ quy hoạch Huyện Chiêm Hóa
Bản đồ quy hoạch Huyện Hàm Yên
Bản đồ quy hoạch Huyện Yên Sơn
Bản đồ quy hoạch Huyện Sơn Dương
Bản đồ quy hoạch Huyện Lâm Bình

Liên hệ:

Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất.

  • Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN
  • CSKH: 0967 849 918
  • Email: [email protected]
  • Website: https://meeymap.com/

Bộ phận kinh doanh

Đánh giá post

Tác giả

  • Trần Hoài Thương

    Tôi là Trần Hoài Thương, Biên tập nội dung tại Meey Map, với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bản đồ quy hoạch được chia sẻ trên meeymap.com

    View all posts
Avatar of Trần Hoài Thương
Tôi là Trần Hoài Thương, Biên tập nội dung tại Meey Map, với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bản đồ quy hoạch được chia sẻ trên meeymap.com

Related Posts

cang long 20220630162230116

Bản đồ quy hoạch huyện Càng Long, Trà Vinh đến năm 2040

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ quy hoạch huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Soi quy hoạch huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Chúng tôi hi vọng sẽ…

Bản đồ thị trấn Tiểu Cần

Bản đồ quy hoạch huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh năm 2024

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ quy hoạch huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh chi tiết và thông tin quy hoạch Huyện Cầu Ngang. Chúng tôi hi vọng…

c 582 1680860047 1032

Bản đồ Huyện Châu Thành, Tây Ninh| Quy hoạch Sử dụng Đất

Nếu bạn quan tâm đến thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Châu Thành Tây Ninh, Meey Map là công cụ tốt nhất để tra cứu thông…

Bản đồ QHSDĐ Huyện Bình Tân đến năm 2020

Bản đồ Huyện Bình Tân, Vĩnh Long| Quy hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch huyện Bình Tân, Vĩnh Long là một tài liệu quan trọng, thể hiện tầm nhìn phát triển toàn diện và bền vững của khu…

Bản đồ hành chính Thành phố Long Xuyên

Bản đồ quy hoạch Thành phố Long Xuyên, An Giang| Kế hoạch sử dụng đất

Long Xuyên, thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan hữu tình mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt về…

c 710 1681804753 6262

Khám phá bản đồ Chợ Mới, An Giang| Kế hoạch sử dụng đất

Cập nhật thông tin mới nhất về bản đồ Chợ Mới. Khám phá Quy hoạch Đô thị và Giao thông tại huyện Chợ Mới, An Giang, để hiểu…