Thông tin quy hoạch

Danh Sách Khu Công Nghiệp Bắc Ninh: Thủ Phủ Khu Công Nghiệp Phía Bắc

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc khu vực vùng đồng bằng Sông Hồng và có diện tích nhỏ nhất cả nước ta. Bắc Ninh tập trung rất nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp, góp phần rất lớn trong sự phát triển của tỉnh và đất nước. Dưới đây là danh sách các khu công nghiệp Bắc Ninh nổi trội nhất mà website cách tra cứu quy hoạch đất

XEM BẢN ĐỒ CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Giới thiệu thị trường KCN Bắc Ninh

Bản đồ phân bố khu công nghiệp Bắc Ninh

Mặc dù là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất Việt Nam, thế nhưng các khu công nghiệp Bắc Ninh vẫn được xem là “bến đỗ” của các Tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Nổi bật phải kể đến như: Khu công nghiệp Bắc Ninh Samsung, Canon, Vinamilk, Vinasoy, Nokia, Pepsico hay Kinh Đô,…

Tính đến năm 2020, tỉnh Bắc Ninh có 16 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng 6.397,68 ha. Trong đó 12 khu công nghiệp Bắc Ninh được cấp giấy chứng nhận đầu tư và quyết định thành lập với diện tích quy hoạch là 4.552,91 ha, còn diện tích đất công nghiệp cho thuê là 3.181,94 ha. 

Tới đây, tỉnh Bắc Ninh sẽ có phương án sắp xếp lại ngành nghề một số khu công nghiệp theo hướng chuyên ngành và định hướng sản phẩm công nghệ cao, ngành nghề không gây ô nhiễm, có chọn lọc theo “Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050”.

Dưới đây là bản đồ khu công nghiệp Bắc Ninh:

Bản đồ quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Bản đồ quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Bản đồ quy hoạch bổ sung các khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh
Bản đồ quy hoạch bổ sung các khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh

Vị trí địa lý đắc địa

Tỉnh Bắc Ninh là khu vực tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 30 km về phía đông bắc, có vị trí địa lý:

  • Phía tây và tây nam Bắc Ninh giáp thủ đô Hà Nội
  • Phía bắc Bắc Ninh giáp tỉnh Bắc Giang
  • Phía đông và đông nam Bắc Ninh giáp tỉnh Hải Dương
  • Phía nam Bắc Ninh giáp tỉnh Hưng Yên.

Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế của Côn Minh – Lào Cai – TP. Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – TP. Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư chọn tỉnh Bắc Ninh để xây dựng khu công nghiệp là vì địa hình và địa chất đất nơi đây bằng phẳng, ổn định. Diện tích đồi núi tại tỉnh Bắc Ninh chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên. Với địa hình tương đối bằng phẳng,ổn định nên nhà đầu tư sẽ không phải tốn nhiều thời gian và chi phí để khảo sát, san lấp,… trước khi xây dựng nhà máy, khu công nghiệp nơi đây. 

Ngoài vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh Bắc Ninh còn có mạng lưới giao thông phát triển với đa dạng các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy; thuận lợi cho việc vận chuyển liên vùng và xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu,… Giá thuê đất khu công nghiệp Bắc Ninh dao động 106 USD/m2.

Nhà đầu tư chọn tỉnh Bắc Ninh để xây dựng khu công nghiệp là vì địa hình và địa chất đất nơi đây bằng phẳng, ổn định
Nhà đầu tư chọn tỉnh Bắc Ninh để xây dựng khu công nghiệp là vì địa hình và địa chất đất nơi đây bằng phẳng, ổn định

Ưu thế phát triển khu công nghiệp của Bắc Ninh

Tiếp cận thị trường rộng lớn

Hiện nay, ngành công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh đã và đang phát triển, nhân rộng ngành nghề truyền thống. Bên cạnh đó, nơi đây còn phát triển thêm nhiều ngành nghề công nghiệp mới, sản phẩm mới. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến là Ngành công nghiệp điện tử, với sự đóng góp của rất nhiều tập đoàn đa quốc gia, nổi tiếng trên thế giới như: Samsung (Hàn Quốc); Foxconn (Đài Loan)… vào đầu tư, điều này đã làm thay đổi và tạo nên đột phá của ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Nhìn chung, các khu công nghiệp Bắc Ninh trong những năm qua đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư khá lớn. Đặc biệt là việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, giúp cho tỉnh Bắc Ninh giữ vững được nền kinh tế cũng như phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương. 

Hạ tầng phát triển mạnh

Tỉnh Bắc Ninh hiện có 24 Dự án đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng Khu công nghiệp được phê duyệt chủ trương đầu tư tại 16 khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh là hơn 2,118 tỷ USD. Nguồn vốn này tạo điều kiện cho tỉnh Bắc Ninh có nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp đồng bộ.

Không chỉ trở thành một “thỏi nam châm” thu hút nguồn vốn đầu tư mạnh, việc phát triển hạ tầng các khu công nghiệp Bắc Ninh còn tác động lan tỏa, thu hút đầu tư kết nối các dịch vụ tiện ích, từ đó tạo nguồn thu cho ngân sách để tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng của địa phương, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, tạo ra không gian kinh tế nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào địa phương. 

Tới đây, nhằm khắc phục những hạn chế và khai thác hiệu quả hoạt động của các Khu công nghiệp trong bối cảnh mới, không theo lối mòn, tỉnh Bắc Ninh định hướng phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Ninh theo chức năng và vai trò vùng, cụ thể như: 

  • Thung lũng công nghệ điện tử – huyện Yên Phong – Bắc Ninh sẽ tập trung phát triển trọng tâm vào các ngành sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị điện tử quy mô lớn.
  • Hành lang công nghiệp huyện Quế Võ – Bắc Ninh: Hướng tới phát triển hành lang công nghiệp và dịch vụ, để trở thành thị xã – đô thị vệ tinh của tỉnh Bắc Ninh; Đồng thời tập trung vào các ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất công nghệ cao, hàng không vũ trụ, tận dụng tuyến đường kết nối đến cảng Hải Phòng để phát triển hơn nữa. 
  • Trung tâm Công nghệ thông tin và Công nghệ cao – huyện Tiên Du – Bắc Ninh: định hướng phát triển nơi đây sẽ trở thành cụm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin hàng đầu của tỉnh và khu vực đồng bằng sông Hồng, với các trung tâm dữ liệu, trung tâm nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo.
Hạ tầng các khu công nghiệp Bắc Ninh thu hút nhà đầu tư 
Hạ tầng các khu công nghiệp Bắc Ninh thu hút nhà đầu tư

Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư

Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã có 16 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích là 6.398 ha; trong đó có 10 khu đã đi vào hoạt động hiệu quả, với tỷ lệ lấp đầy là 91,2%.

Hiện tại, Bắc Ninh đang điều chỉnh cơ cấu trong thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước để thu hút các dự án có công nghệ cao và suất đầu tư lớn, từ đó tạo điều kiện giảm định mức về sử dụng đất, lao động, tạo nguồn thu ngân sách lớn, thân thiện với môi trường. 

Đặc biệt, theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, trừ khu công nghiệp có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi, thì các doanh nghiệp đầu tư thuê đất, xưởng ở các khu công nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như sau:

  • Doanh nghiệp đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu tiên
  • Doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 50% trong 4 năm tiếp theo.

Danh sách 10 khu công nghiệp lớn Bắc Ninh

Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh

Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh là một trong các Khu công nghiệp Bắc Ninh được thành lập vào ngày 18/12/1998. Tổng vốn đầu tư của Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh lên đến 834,4 tỷ đồng.

  • Chủ đầu tư Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh: Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera).
  • Vị trí Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh: Nằm ngay nút giao giữa quốc lộ 1 và tỉnh lộ 295B, thuộc địa phận của hai huyện Tiên Du và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
  • Quy mô Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh: Tổng diện tích là 449 ha, được chia thành 2 giai đoạn triển khai.
  • Năm đi vào hoạt động của Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh: 1998.
Khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh 
Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh

Khu công nghiệp Quế Võ 1 – Bắc Ninh

Khu công nghiệp Quế Võ 1 – Bắc Ninh cũng đang là một trong những khu công nghiệp Bắc Ninh có tiềm năng phát triển rất mạnh. Với vị trí nằm trên trục giao thông trọng điểm nối liền với nhiều nền kinh tế lớn, Khu công nghiệp Quế Võ 1 – Bắc Ninh kết nối với nhiều khu công nghiệp có quy mô lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

  • Chủ đầu tư Khu công nghiệp Quế Võ 1 – Bắc Ninh: Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc- CTCP.
  • Vị trí Khu công nghiệp Quế Võ 1 – Bắc Ninh: Xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
  • Quy mô Khu công nghiệp Quế Võ 1 – Bắc Ninh: 640 ha.
  • Năm Khu công nghiệp Quế Võ 1 – Bắc Ninh đi vào hoạt động: 2002.

Khu công nghiệp Quế Võ 2 – Bắc Ninh 

Khu công nghiệp Quế Võ 2 – Bắc Ninh được phát triển theo xu hướng mới của thế giới. Khu công nghiệp Quế Võ 2 – Bắc Ninh rất chú trọng đến các yếu tố như: Thân thiện với môi trường, xanh và sạch đẹp,… Đặc biệt, Khu công nghiệp Quế Võ 2 – Bắc Ninh ưu tiên cho các ngành công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghiệp năng lượng và dược phẩm,…

  • Chủ đầu tư Khu công nghiệp Quế Võ 2 – Bắc Ninh: Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp (IDICO).
  • Vị trí Khu công nghiệp Quế Võ 2 – Bắc Ninh: Đường Quốc lộ 18, Xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
  • Quy mô Khu công nghiệp Quế Võ 2 – Bắc Ninh: 270ha.
  • Năm Khu công nghiệp Quế Võ 2 – Bắc Ninh đi vào hoạt động: 2007.

Khu công nghiệp Quế Võ 3 – Bắc Ninh

Khu công nghiệp Quế Võ 3 – Bắc Ninh nằm giữa hai khu công nghiệp là Quế Võ 1 và Quế Võ 2. Khu công nghiệp Quế Võ 3 – Bắc Ninh được thừa hưởng khá nhiều lợi ích từ cơ sở hạn tầng so với 2 giai đoạn trước. Dự án Khu công nghiệp Quế Võ 3 – Bắc Ninh đã được chủ tịch UBND Bắc Ninh phê duyệt tại văn bản số 311/ UBND-CN với tổng mức đầu tư là 2.209 tỷ đồng.

  • Chủ đầu tư Khu công nghiệp Quế Võ 3 – Bắc Ninh: Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp (IDICO).
  • Quy mô Khu công nghiệp Quế Võ 3 – Bắc Ninh: 598 ha. Trong đó: Diện tích đất khu công nghiệp là 530 ha và diện tích Khu đô thị là 68 ha.
  • Vị trí Khu công nghiệp Quế Võ 3 – Bắc Ninh: Đường Quốc lộ 18, Xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
  • Thời gian Khu công nghiệp Quế Võ 3 – Bắc Ninh đi vào hoạt động: Ngày 11 tháng 3 năm 2008.

Khu công nghiệp Yên Phong 1 – Bắc Ninh

Khu công nghiệp Yên Phong 1 đang là một trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh có sự đầu tư đồng bộ lớn nhất. Từ năm 2005 đến nay Khu công nghiệp Yên Phong 1 – Bắc Ninh đã có khoảng hơn 100 doanh nghiệp với những thương hiệu lớn như: Samsung, Dawon Vina, KCC, Mobase,….

  • Chủ đầu tư Khu công nghiệp Yên Phong 1 – Bắc Ninh: Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
  • Vị trí Khu công nghiệp Yên Phong 1 – Bắc Ninh: xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
  • Quy mô Khu công nghiệp Yên Phong 1 – Bắc Ninh: tổng diện tích 658 ha.
Khu công nghiệp Yên Phong 1
Khu công nghiệp Yên Phong 1

Khu công nghiệp Yên Phong 2 – Bắc Ninh

Khu công nghiệp Yên Phong 2 – Bắc Ninh được phát triển dựa theo quy mô khu công nghiệp cùng khu đô thị. Dự án sẽ được chia thành 3 giai đoạn với 3 phân khúc riêng biệt. Cụ thể:

  • Khu A Khu công nghiệp Yên Phong 2 – Bắc Ninh nằm ở phía tây với 151,27 ha
  • Phân khu B Khu công nghiệp Yên Phong 2 – Bắc Ninh nằm ở quốc lộ 3 với diện tích 282,67ha
  • Phân khu C Khu công nghiệp Yên Phong 2 – Bắc Ninh thì nằm ở phía Đông ĐT.227 có diện tích là 221,06ha.

Một số thông tin cơ bản về Khu công nghiệp Yên Phong 2 – Bắc Ninh gồm:

  • Chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Yên Phong 2 – Bắc Ninh: Công ty Trách nhiệm hữu hạn VSIP Bắc Ninh (VSIP BACNINH) và Viglacera.
  • Vị trí Khu công nghiệp Yên Phong 2 – Bắc Ninh: đường Quốc lộ 18 (tuyến đường sân bay quốc tế Nội Bài- Thành phố Hạ Long), xã Hòa Tiến, Tam Giang, Đông Tiến và thị trấn Chờ, huyện Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh.

Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn (Bắc Ninh)

Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn (Bắc Ninh) có bề dày lịch sử khá lâu đời. Khu công nghiệp này tọa lạc giữa đường cao tốc Hà Nội, Lạng Sơn. Bên cạnh đó, Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn (Bắc Ninh) còn kết nối với rất nhiều tuyến đường lớn nhỏ khác.

  • Chủ đầu tư Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn (Bắc Ninh): Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (thành viên của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc).
  • Vị trí Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn (Bắc Ninh): Nút giao lập thể giữa đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn và đường tỉnh lộ 295, thuộc huyện Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh.
  • Quy mô Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn (Bắc Ninh): 400 ha, chia thành 2 giai đoạn.
  • Năm Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn (Bắc Ninh) đi vào hoạt động: 2005

Khu công nghiệp HANAKA

Khu công nghiệp HANAKA có số vốn đăng ký lên đến 405 tỷ đồng.

  • Chủ đầu tư Khu công nghiệp HANAKA: Tập đoàn Hanaka.
  • Vị trí Khu công nghiệp HANAKA: Nằm sát quốc lộ 1A, Đường 271, Phường Đồng Nguyên, Thị Xã Từ Sơn, Bắc Ninh.
  • Quy mô Khu công nghiệp HANAKA: 74ha.
  • Thời gian Khu công nghiệp HANAKA đi vào hoạt động: 2008.
Khu công nghiệp HANAKA
Khu công nghiệp HANAKA

Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh (Bắc Ninh)

Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh (Bắc Ninh) được thành lập theo đúng quyết định số 856 của thủ tướng chính phủ vào năm 2007. Tổng diện tích của Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh (Bắc Ninh) lên đến 1000ha. Trong đó diện tích khu công nghiệp là 800 và diện tích của khu đô thị là 200ha.

  • Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh (Bắc Ninh): Công ty CP Tư vấn và đầu tư Kinh Bắc.
  • Vị trí Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh (Bắc Ninh): Phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh và xã Yên Giả, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
  • Năm Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh (Bắc Ninh) đi vào hoạt động: 2007.
Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh (Bắc Ninh) 
Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh (Bắc Ninh)

Khu công nghiệp Thuận Thành 1 – Bắc Ninh

Khu công nghiệp Thuận Thành 1 – Bắc Ninh được thành lập dựa vào nghị quyết số 243/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh. Khu công nghiệp này có quy mô sử dụng đất lên tới 250ha.

  • Chủ đầu tư Khu công nghiệp Thuận Thành 1 – Bắc Ninh: Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
  • Vị trí Khu công nghiệp Thuận Thành 1 – Bắc Ninh: xã Nghĩa Đạo, xã  Trạm Lộ và xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
  • Quy mô sử dụng đất tại Khu công nghiệp Thuận Thành 1 – Bắc Ninh: Khoảng 250 ha.
Khu công nghiệp Thuận Thành 1 - Bắc Ninh
Khu công nghiệp Thuận Thành 1 – Bắc Ninh

Bài viết đã cung cấp thông tin về các khu công nghiệp Bắc Ninh. Hy vọng những nội dung này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về các Khu công nghiệp tại tỉnh này.

  • Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản
  • Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
  • Websitehttps://meeymap.com/
  • Số điện thoại: 0869092929
  • Email: Contact@meeyland.com
Đánh giá post
Avatar of Meey Map
Meey Map là nền tảng bản đồ tra cứu thông tin quy hoạch toàn quốc, cung cấp 2 loại quy hoạch quan trọng nhất ngành BĐS là quy hoạch xây dựng & quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản

Related Posts

Đường Quốc lộ 1A dài bao nhiêu?

Đường Quốc Lộ 1A Đi Qua Những Tỉnh Nào| Chi Tiết Quy Hoạch

Đường Quốc lộ 1A là tuyến đường trọng điểm, kéo dài qua 31 tỉnh thành của Việt Nam và đóng vai trò là trục giao thông chính của…

Ban do quy hoach giao thong tinh Thanh Hoa den nam 2030

Quy Hoạch Và Phát Triển Một Số Tuyến Đường Giao Thông Ở Thanh Hóa

Thanh Hóa đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, với kế hoạch xây dựng và mở rộng một số tuyến đường giao thông ở Thanh Hóa…

vnm quang ninh quang yen tien an

Xã Tiền An, thị xã Quảng Yên – Quy hoạch – Bản đồ – Tổng quan

Tiền An là một xã của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Thông tin tổng quan: Vùng: Đông Bắc Bộ Thành lập: 1995 Diện tích: 25,93 km²…

Khu công nghiệp Sóng Thần 2

Khám Phá Khu Công Nghiệp Sóng Thần: Chủ Sở Hữu, Vị Trí & Quy Mô KCN

Khu công nghiệp Sóng Thần là một trong những điểm phát triển công nghiệp nổi bật của khu vực phía Nam, với vị trí đắc địa và cơ…

Thiết kế Khu đô thị KN Paradise, Thành phố Cam Ranh

Review Khu đô thị KN Paradise, Thành phố Cam Ranh

KN Paradise là một khu đô thị phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí quy mô lớn, tọa lạc tại Bãi Dài, phường Cam Nghĩa, thành phố Cam…

Khu Công Nghiệp Tân Phú Trung Huyện Củ Chi

Đánh giá Khu Công Nghiệp Tân Phú Trung Huyện Củ Chi

Khu công nghiệp Tân Phú Trung huyện Củ Chi có diện tích tổng lên đến 600ha. Khu được quy hoạch bài bản và đầy đủ, đáp ứng được…