Ngã ba Dầu Giây là nút thắt giao thông từng được xem là tử huyệt của trận đánh Xuân Lộc, có ý nghĩa vô cùng lớn tới lịch sử Việt Nam. Hiện nay, đây cũng là nút thắt giao thông đóng vai trò quan trọng trong giao thương và nền kinh tế khu vực Đông Nam bộ. Hãy cùng Meey Map tìm hiểu chi tiết về ngã ba Dầu Giây qua bài viết dưới đây!
Vị trí địa lý ngã ba Dầu Giây
Dầu Giây là thị trấn và là huyện lỵ của huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc của Dầu Giây giáp với xã Quang Trung, còn phía Đông giáp với thị xã Long Khánh, phía Tây giáp với xã Hưng Lộc, và phía Nam giáp với xã Sông Nhạn và xã Lộ 25.
Xét về diện tích và dân số, thị trấn Dầu Giây có diện tích khoảng 14,14 km2, dân số theo tính toán từ năm 2018 là 23.309 người, với mật độ dân số là 1.648 người/km2.
Tại thị trấn Dầu Giây gồm có 4 khu phố đó là Lập Thành, Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, Trần Cao Vân.
Lịch sử oanh liệt về ngã ba Dầu Giây
Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tên gọi ngã ba Dầu Giây. Trong lịch sử, Dầu Giây vốn là tên của một số địa danh thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, khi nhắc tới Dầu Giây sẽ có 2 giả thuyết phổ biến về tên gọi như sau:
- Thứ nhất đó là từ thời xưa, vùng này có rất nhiều cây Dầu, xung quanh thân cây là dây leo chẳng chịt. Do đó, người địa phương ở đây theo thời gian phát âm trại đi “Dây” thành “Giây”, sau một thời gian dài thì đây trở thành tên.
- Sau khi ký kết Hiệp định Genève vào năm 1954, giáo dân thuộc hai giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm từ miền Bắc chuyển tới miền Nam để an cư lạc nghiệp. Họ mang tới đây những tập tục, thói quen trồng cây trầu tại khu vực họ sống. Do đó, ở đây bắt đầu xuất hiện rất nhiều cây trầu dây, tuy nhiên người Hà Nam Ninh phát âm “tr” thành “d, gi”, vì vậy “trầu dây” được họ đọc thành “dầu giây”.
Ngược dòng thời gian về chiến dịch Xuân Lộc, Dầu Giây là một trọng điểm quan trọng nối giữa Xuân Lộc và Biên Hòa. Bộ chỉ huy chiến dịch Xuân Lộc đưa ra quyết định mang tính chiến lược đó là quyết định ngừng tiến công các vị trí địch đang cố thủ trong thị xã, chuyển hoá thế trận thành dùng “thế” để giải phóng Xuân Lộc, đánh chiếm Dầu Giây và Núi Thị.
Cuộc tiến công Xuân Lộc được xem là một chuỗi các trận đánh oanh liệt nhất, trong đó không thể không nhắc tới trận chiến Dầu Giây. Sau khi chiếm được Dầu Giây, coi như quân ta đã gần như phá được “bản lề” của “Cánh cửa thép” Xuân Lộc. Từ đây, cửa ngõ sẽ được mở, quân giải phóng nhanh chóng tiến vào giải phóng Sài Gòn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ngã ba Nhơn Trạch thuộc xã nào? Tổng quan & Bản đồ quy hoạch
Hướng dẫn đường đi ngã ba Dầu Giây
Để đi từ Hà Nội đến Ngã 3 Dầu Giây, bạn có thể tuân theo hướng dẫn dưới đây:
Sự phát triển vượt bậc của ngã ba Dầu Giây
Ở thời điểm hiện tại, so với quang cảnh hai bên đường của cao tốc từ Q.9 đến Quốc lộ 51 chỉ xuất hiện lác đác nhà, đoạn từ Quốc lộ 51 tới Dầu Giây hai bên đường được phủ bạt ngàn rừng cao su xanh thẳm.
Không chỉ được đặc biệt đầu tư về quang cảnh xung quanh, tuyến đường này còn được nâng cấp và cải thiện nhằm tối ưu thời gian lưu hành. Theo cán bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC), nếu tính đi toàn tuyến đường cao tốc dài 55km này sẽ chỉ rơi vào khoảng 40 phút, đây chỉ là một đoạn của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía đông dài 1.811km (từ Hà Nội đến Cần Thơ) thuộc quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam.
Việc nhà nước đưa vào Việc khai thác toàn tuyến cao tốc dài 55km này đã rút ngắn đáng kể khoảng cách và thời gian đi các vùng lân cận. Từ TP.HCM đến ngã ba Dầu Giây nếu tính hướng đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc hoặc hướng đi Liên Khương, Lâm Đồng, Đà Lạt, khu vực Tây nguyên so với đi theo lộ trình cũ dài khoảng 70km, thời gian lưu thông sẽ mất vào khoảng 3 giờ do thường xuyên ùn tắc, đặc biệt vào giờ tan tầm.
Tuy nhiên, nếu đi đường cao tốc sẽ rút ngắn được 20km và thời gian chỉ còn lại là 1 giờ, so với tuyến đường cũ thì nhanh hơn 2 giờ, đồng thời giảm 20-30% chi phí vận tải.
Tuyến đường ngã ba Dầu Giây được cải thiện và đặc biệt được quan tâm bởi theo dự kiến, số lượng ô tô lưu thông trên tuyến đường cao tốc từ TP.HCM đến Dầu Giây với chiều dài 55 km sẽ tăng lên tới 9 triệu lượt xe.
Do đó, nếu tập trung nâng cấp tuyến đường này sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí, đồng thời tạo động lực thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế các vùng miền trọng yếu như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, trong tương lai, đây sẽ là điểm kết nối với sân bay quốc tế Long Thành.
Các dự án ngã ba Dầu Giây đầy tiềm năng
Với vị trí đắc địa, Dầu Giây đang dần hòa cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh. Đồng thời, đây cũng là nút giao thông tạo cơ hội phát triển kinh tế, dịch vụ trong khu vực.
Trên địa bàn thị trấn Dầu Giây có 2 tuyến quốc lộ huyết mạch đi qua, đó là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 20. Mà Quốc lộ 20 có điểm khởi đầu tại ngã tư Dầu Giây. Tỉnh lộ DT769 cũng có điểm khởi đầu tại ngã tư Dầu Giây. Bên cạnh đó, đây còn là nơi tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua.
Đường cao tốc nối giữa Dầu Giây với Đà Lạt là một trong số những dự án trọng điểm kết nối vùng Đông Nam Bộ và vùng Nam Tây Nguyên. Toàn bộ tuyến đường được ước tính sẽ dài khoảng 220km, với điểm bắt đầu là nút giao Dầu Giây. Đường cao tốc thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Khi hoàn thiện, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến các tỉnh Tây Nguyên.
Tiếp đến là dự án đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sắp được khởi công thuộc tuyến đường Bắc – Nam. Đường cao tốc này nối giữa Đồng Nai và Bình Thuận, với điểm đầu tại Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Theo dự kiến, khi hoàn thành thì đường cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến các tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ.
Ngoài ra còn rất nhiều dự án cầu vượt Dầu Giây, khu công nghiệp Dầu Giây, chợ đầu mối nông sản Dầu Giây,… đầy hứa hẹn sẽ đem tới sự phát triển nhanh chóng, nhộn nhịp của một vùng đất oanh liệt một thời trong lịch sử.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ngã ba Trị An thuộc huyện nào? Thông tin chi tiết từ A – Z
Ý nghĩa kinh tế – xã hội của ngã ba Dầu Giây
Như đã cập ở trên, các dự án tiêu biểu tại Dầu Giây sẽ có đóng góp đặc biệt quan trọng cho nền kinh tế khu vực Đông Nam bộ nói riêng và toàn nước nói chung.
Khu công nghiệp Dầu Giây được xem là mối giao thông trọng điểm của khu vực kinh tế phía Nam. Tại Đồng Nai có rất nhiều điều kiện thuận lợi về đường bộ, đường thủy, đường hàng không nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội. Trong nhiều năm vừa qua, tuyến đường này không ngừng phát triển kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông và cải tiến của khu vực.
Trong tương lai, ngã ba Dầu Giây cũng sẽ liên tục được nâng cấp, mở rộng và đầu tư nhằm kết nối mạng lưới và phục vụ phát triển kinh tế, giao thoa văn hóa giữa các khu vực, vùng miền.
Về xã hội, các trường học trên địa bản thị trấn cũng dần được mở rộng. Bên cạnh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, các trường đại học cũng được thành tập và đi vào hoạt động từ năm 2014.
Với tiềm năng và động lực phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong tương lai gần, nơi đây sẽ không chỉ là nút giao thông trọng điểm, quan trọng mà còn trở thành điểm dừng chân mà du khách không thể bỏ qua của ngành du lịch các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh…
Nhìn chung, ngã ba Dầu Giây là nút thắt giao thông với những thế mạnh và đóng góp vai trò quan trọng cho nền kinh tế nước nhà. Hy vọng những thông tin từ bài viết của Meey Map đã giúp bạn hiểu hơn về lịch sử văn hóa cũng như tiềm năng phát triển của ngã ba Dầu Giây.
- Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản
- Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Website: https://meeymap.com/
- Số điện thoại: 0869092929
- Email: [email protected]