Quy hoạch giao thông

Quy hoạch giao thông tỉnh Khánh Hòa đến 2030, tầm nhìn đến 2050


Quy hoạch phát triển giao thông tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, hàng không và cảng ICD.

Khánh Hòa nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên
  • Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk
  • Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận
  • Phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
  • Phía Đông giáp Biển Đông.
Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 443 km về phía Nam, cách Đà Nẵng 531 km về phía Bắc và cách thủ đô Hà Nội 1.280 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1.

Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15″ đến 11°42’50″ vĩ độ Bắc và từ 108°40’33″ đến 109°29’55″ kinh độ Đông.Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam. Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km.

Quy hoạch giao thông tỉnh Khánh Hòa đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ phương án quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa

Quy hoạch giao thông Khánh Hòa thực hiện dự trên quy hoạch tổng thể giao thông vận tải quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021.

Quy hoạch hệ hạ tầng thông giao thông đường sắt tỉnh Khánh Hòa

Quy hoạch giao thông đường sắt tỉnh Khánh Hòa được thực hiện theo Quyết định số 1769/QĐ-BGTVT ngày 19/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời ký 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa bao gồm tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh (đường sắt Bắc – Nam hiện hữu), đường sắt tốc độ cao và tuyến đường sắt kết nối cảng Vân Phong, Ba Ngòi.

Về tuyến đường sắt:

  • Tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh: Nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu đạt tốc độ chạy tàu bình quân từ 80-90km/h đối với tàu khách và 50-60km/h đối với tàu hàng. Giai đoạn thực hiện: 2021-2030.
  • Tuyến đường sắt tốc độ cao: Xây dựng mới đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam, đoạn Nha Trang – Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030 và đoạn Nha Trang – Đà Nẵng trong giai đoạn sau năm 2030. Tuyến cơ bản đi trong hành lang giữa QL.1, đường sắt bắc Nam hiện hữu và đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông.
  • Tuyến đường sắt kết nối cảng Ba Ngòi – Khánh Hòa: Xây dựng mới tuyến nhánh kết nối cảng Ba Ngòi – Khánh Hòa (khôi phục tuyến cũ Ngã Ba – Ba Ngòi), điểm đầu tại ga Ngã Ba, điểm cuối tại ga Ba Ngòi, dài 4,19km, khổ 1.000mm đường đơn, thực hiện trong giai đoạn sau năm 2030.
  • Nhánh đường sắt kết nối cảng Vân Phong: Xây dựng mới nhánh đường sắt xuống cảng Vân Phong, nối ray tại ga Tu Bông: điểm đầu tại khu gian Đại Lãnh – Tu Bông, điểm cuối cảng Vân Phong, dài 21,17km, khổ 1.000mm đường đơn.

Tuyến gồm 02 ga chính và bãi xếp dỡ hàng hóa, được xây dựng trong giai đoạn sau năm 2030.

Về ga đường sắt: 

Theo đó, tỉnh Khánh Hòa thống nhất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Ga hành khách vẫn duy trì, xây dựng ga hàng hóa mới tại xã Vĩnh Trung để thay thế ga hàng hóa hiện tại.

Về định hướng quy hoạch khu vực ga Nha Trang giai đoạn sau năm 2030, ưu tiên quy hoạch không gian bảo tàng (giữ lại công trình kiến trúc ga để tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan kết nối Công viên 23 tháng 10), công viên, đường đi bộ, công trình phục vụ công cộng (chiếm tối thiểu 60% diện tích khu vực ga được chuyển đổi). Bên cạnh đó, kết hợp các hoạt động thương mại, dịch vụ và bố trí tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng trong khu vực ga Nha Trang.

Về Ga đường sắt tốc độ cao: Theo Quy hoạch đường sắt quốc gia, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có 01 ga đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được đặt trên địa bàn huyện Diên Khánh, gần QL.27C, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 11km về phía Tây.

Tuy nhiên, để đảm bảo kết nối thuận tiện giữa TP. Nha Trang và khu kinh tế Vân Phong, phát triển kinh tế xã hội trên trục trên Bắc – Nam của Tỉnh, nghiên cứu đề xuất bố trí thêm 01 ga đường sắt tại khu vực ga Tu Bông thuộc Vạn Khánh, Vạn Ninh thuận tiện kết nối cảng Bắc Vân Phong.

Về đường sắt đô thị:

Nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt đô thị theo hướng Bắc – Nam kết nối TP. Cam Ranh – CHKQT Cam Ranh – TP. Nha Trang, dài khoảng 45km, đưa vào khai thác trong giai đoạn sau năm 2030. Đoạn trong thành phố Nha Trang nghiên cứu xây dựng ngầm.

Ga đầu cuối gồm ga Cam Ranh (tại khu vực CHKQT Cam Ranh) và ga Tp. Nha Trang. Đối với ga Tp. Nha Trang đề xuất nghiên cứu 02 phương án:

  • Đặt tại ga Nha Trang (ga ngầm) sau khi di dời ga Nha Trang hiện hữu ra ga Vĩnh Trung. Ưu điểm phương án này sẽ tận dụng được hạ tầng cơ sở hiện hữu sẵn có, đồng thời ga nằm trong khu vực trung tâm thành phố thuận tiện cho việc đi lại của người dân và du khách
  • Đặt tại khu vực khu đô thị sân bay Nha Trang. Ưu điểm phương án nà đó là thuận tiện cho việc phát triển TOD, thu hút đầu tư khu đô thị sân bay Nha Trang và kết nối giao thông công cộng (với tuyến BRT ga hành khách tốc độ cao
  • khu đô thị sân bay). Tuy nhiên cơ sở hạ tầng hiện không sẵn có. Tuyến đường sắt đô thị sẽ phục vụ chủ yếu hành khách du lịch từ CHKQT Cam Ranh dọc các khu du lịch, resort ven biển (quy mô 25 triệu lượt khách năm 2030 và 36 triệu lượt khách đến năm 2050) và người dân đô thị Nha Trang, Cam Ranh.
Bản đồ hiện trạng giao thông đường sắt tỉnh Khánh Hòa
Bản đồ hiện trạng giao thông đường sắt tỉnh Khánh Hòa

Quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông đường thủy, cảng biển tỉnh Khánh Hòa

Hệ thống đường thủy, cảng biển tỉnh Khánh Hòa được quy hoạch theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời ký 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngoài ra, quy hoạch thực hiện còn dựa trên Quyết định số 3828/QĐ-UBND phê duyệt ngày 09/12/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Về cảng biển Quốc gia: Hệ thống cảng biển Quốc gia được phân thành 05 nhóm, bao gồm:

  • Nhóm cảng biển số 1 gồm 05 cảng biển: cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định và cảng biển Ninh Bình.
  • Nhóm cảng biển số 2 gồm 6 cảng biển: cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế.
  • Nhóm cảng biển số 3 gồm 8 cảng biển: cảng biển Đà Nẵng (gồm khu vực huyện đảo Hoàng Sa), cảng biển Quảng Nam, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Bình Định, cảng biển Phú Yên, cảng biển Khánh Hòa (gồm khu vực huyện đảo Trường Sa), cảng biển Ninh Thuận và cảng biển Bình Thuận.
  • Nhóm cảng biển số 4 gồm 5 cảng biển: cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu, cảng biển Bình Dương và cảng biển Long An.
  • Nhóm cảng biển số 5 gồm 12 cảng biển: cảng biển Cần Thơ, cảng biển Đồng Tháp, cảng biển Tiền Giang, cảng biển Vĩnh Long, cảng biển Bến Tre, cảng biển An Giang, cảng biển Hậu Giang, cảng biển Sóc Trăng, cảng biển Trà Vinh, cảng biển Cà Mau, cảng biển Bạc Liêu và cảng biển Kiên Giang.

Quy hoạch đường thủy nội địa:

– Về luồng tuyến: 151 tuyến vận tải thủy nội địa, tổng chiều dài 1.991km.

– Về cảng thủy nội địa: Theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch cụm cảng Khánh Hòa đến năm 2030 với công suất 100.000 lượt khách/năm, cỡ tàu 50 ghế.

– Về bến thủy nội địa: Quy hoạch tổng số 199 bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, công suất đạt 21 triệu HK/năm, 2,1 triệu tấn hàng hóa/ năm, cụ thể theo từng khu vực như sau:

  • Khu vực Vịnh Cam Ranh: 46 bến, trong đó có 25 bến khách, 20 bến tổng hợp, 01 bến chuyên dùng. Công suất đạt 400.000 tấn hàng hóa/năm; 1,8 triệu hành khách/ năm. Cỡ tàu tiếp nhận từ 50-100 tấn; 60 khách;
  • Khu vực Vịnh Nha Trang: 86 bến, trong đó có 65 bến khách, 02 bến hàng hóa, 16 bến tổng hợp, 03 bến chuyên dùng. Công suất đạt 505.000 tấn hàng hóa/năm; 14,5 triệu hành khách/ năm. Cỡ tàu tiếp nhận từ 100-400 tấn; 60-350 khách.
  • Khu vực Đầm Nha Phu: 17 bến, trong đó có 13 bến khách, 04 bến tổng hợp. Công suất đạt 400.000 tấn hàng hóa/năm; 1,5 triệu hành khách/ năm. Cỡ tàu tiếp nhận từ 50-100 tấn; 60 khách.
  • Khu vực Vịnh Vân Phong: 50 bến, trong đó có 30 bến khách, 20 bến tổng hợp. Công suất đạt 750.000 tấn hàng hóa/năm; 3,2 triệu hành khách/ năm. Cỡ tàu tiếp nhận 100 tấn; 60 khách.

Quy hoạch cảng biển tỉnh Khánh Hòa

Theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cảng biển Khánh Hòa thuộc cảng biển nhóm III, là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội liên vùng; là cảng biển loại I, tiềm năng thành cảng biển đặc biệt. Cụ thể như sau:

– Khu bến Bắc Vân Phong:

  • Phạm vi quy hoạch: Vùng đất và vùng nước phía Bắc vịnh Vân Phong.
  • Chức năng: Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội liên vùng; tiềm năng phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế; có bến container, tổng hợp, bến cảng khách quốc tế.
  • Cỡ tàu: tàu container trọng tải đến 24.000 TEU (250.000 tấn), tàu tổng hợp, trọng tải đến 100.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; tàu khách quốc tế đến 225.000 GT – Khu bến Nam Vân Phong
  • Phạm vi quy hoạch: Vùng đất và vùng nước phía Nam vịnh Vân Phong.
  • Chức năng: phục vụ trực tiếp khu kinh tế Vân Phong và tiếp chuyển hàng lỏng/khí, hàng rời; có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí.
  • Cỡ tàu: tàu tổng hợp trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng rời trọng tải đến 300.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn.

– Khu bến Nha Trang

  • Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước trong vịnh Nha Trang
  • Chức năng: Bến khách quốc tế và các bến du thuyền, là đầu mối du lịch biển quốc tế (phát triển phù hợp với nhu cầu và bảo đảm phát huy giá trị vịnh Nha Trang);
  • Quy mô cỡ tàu: Tàu khách đến 225.000 GT và tàu du lịch biển, du thuyền.

– Khu bến Cam Ranh

  • Phạm vi quy hoạch: Vùng đất và vùng nước vịnh Cam Ranh, Bình Ba và khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh.
  • Chức năng: Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên; có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, bến khách và các bến phục vụ quốc phòng – an ninh.
  • Quy mô cỡ tàu: Tàu tổng hợp, container, hàng rời trọng tải đến 70.000 tấn; tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 10.000 tấn; tàu khách quốc tế đến 225.000 GT và tàu du lịch biển, du thuyền.

– Bến cảng huyện đảo Trường Sa

  • Phạm vi quy hoạch: Một số đảo thuộc huyện đảo Trường Sa.
  • Chức năng: kết nối giữa đất liền và các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, có vai trò phục vụ phát triển kinh tế – xã hội huyện đảo kết hợp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – an ninh.
  • Quy mô: Bến cảng, âu tàu, hệ thống trang thiết bị bảo đảm an toàn hàng hải và các hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối đồng bộ.

Các khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão: Tại Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, một số đảo thuộc huyện đảo Trường Sa có cỡ tàu phù hợp với điều kiện thực tế.

Quy hoạch giao thông vận tải đường hàng không tỉnh Khánh Hòa

Quy hoạch giao thông vận tải đường hàng không tỉnh Khánh Hòa được thực hiện theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày ngày 23 tháng 2 năm 2018 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường hàng không đến 2020, tầm nhìn đến 2030.

Quy hoạch CHKQT Cam Ranh đạt cấp 4E, công suất thiết kế 25 triệu lượt HK/năm giai đoạn 2021-2030, 36 triệu lượt HK/năm vào năm 2050.

Giai đoạn đến 2030: Xây dựng nhà ga hành khách, khu hàng không dân dụng và mở rộng sân đỗ máy bay để nâng công suất lên 25 triệu HK/năm. Phạm vi xây dựng, mở rộng nằm hoàn toàn trong ranh giới đất quy hoạch của Cảng hàng không.

Tầm nhìn đến 2050: Xây dựng và mở rộng nhà ga hành khách, khu hàng không dân dụng, xây dựng mới đường cất hạ cánh số 3 và mở rộng sân đỗ máy bay để nâng công suất lên 36 triệu HK/năm. Phạm vi xây dựng, mở rộng nằm hoàn toàn trong ranh giới đất quy hoạch của Cảng hàng không.

Nghiên cứu xây dựng sân bay dân dụng phục vụ charter (vốn đầu tư ngoài ngân sách) gắn với phát triển KKT Vân Phong.

Quy hoạch cảng cạn ICD tại Khánh Hòa

Nghiên cứu vị trí phát triển các cảng cạn để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa của tỉnh Khánh Hòa và các khu vực lân cận:

– Cảng cạn khu vực TP. Cam Ranh: Phục vụ trực tiếp cho lưu thông hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu của tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng thông qua cảng biển Cam Ranh trên hành lang kinh tế đường QL.19 và QL.27, QL.29.

Về kết nối giao thông thuận tiện với các tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông (đoạn Nha Trang – Cam Lâm) đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2021-2025, QL.1, đường sắt quốc gia Hà Nội – Tp. HCM (ga Ngã Ba), CHKQT Cam Ranh.

– Cảng cạn khu vực TX. Ninh Hòa: Phục vụ trực tiếp cho lưu thông hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu của tỉnh Khánh Hòa, các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Phú Yên thông qua cảng biển Vân Phong. Về kết nối giao thông thuận tiện với các tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông (đoạn Vân Phong – Nha Trang), cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2021-2025.

Quy hoạch giao thông đường bộ tỉnh Khánh Hòa

Cao tốc: Cao tốc Bắc Nam phía Đông (CT.01): Từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Cà Mau, tổng chiều dài 2.063km. Đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa có tổng chiều dài 145km, quy mô hoàn chỉnh 06 làn xe cơ giới (nền đường rộng 32,25m), giai đoạn đầu đầu tư xây dựng với quy mô 04 làn xe (nền đường rộng 17m), bao gồm 04 đoạn tuyến:

  • Hầm Đèo Cả (Phú Yên – Khánh Hòa): Dài 14km, đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa khoảng 8km
  • Đoạn Vân Phong – Nha Trang: Điểm đầu tại xã Đại Lãnh, Vạn Ninh, giáp ranh Ninh Thuận (Hầm Đèo Cả), điểm cuối tại Diên Thọ, Diên Khánh, dài 83km.
  • Đoạn Nha Trang – Cam Lâm: Điểm đầu tại Diên Thọ – Diên Khánh, điểm cuối Cam Thịnh Tây – Cam Ranh, giáp ranh Ninh Thuận, dài 49km.
  • Đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo: Dài 79km, đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa dài 05km.

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (CT.24): Theo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, chiều dài tuyến khoảng 118km, từ giao QL.1 thị xã Ninh Hòa (tại nút giao giữa QL.26B và QL.1) đến giao cắt tại khoảng Km12 450 đường Hồ đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk (cao tốc Bắc Nam phía Tây).

Cao tốc Nha Trang – Liên Khương (CT.25): Điểm đầu giao cao tốc Bắc Nam phía Đông khu vực Nha Trang (Khánh Hòa), điểm cuối giao cao tốc Dầu Giây – Liên Khương khu vực Liên Khương (Lâm Đồng) với tổng chiều dài 85km. Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa có điểm đầu giao CT.01 tại Diên Thọ – Diên Khánh, điểm cuối tại Sơn Thái – Khánh Vĩnh, giáp ranh Lâm Đồng. Chiều dài đoạn tuyến qua tỉnh Khánh Hòa đạt 34km, quy mô 4 làn xe cơ giới, đầu tư xây dựng sau năm 2030.

Quốc lộ: Nâng cấp, duy tu, bảo trì 05 tuyến Quốc lộ hiện hữu: QL.1, QL.26, QL.26B, QL.27B, QL.27C. Cụ thể:

  • QL.1: Đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa dài 152km, có điểm đầu tại Km1366 546 – huyện Vạn Ninh, điểm cuối tại Km1525 000. Nâng cấp mở rộng toàn tuyến trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 4 làn xe.
  • QL. 26: Đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa dài 34,9km, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2-4 làn xe.
  • QL. 26B: Kéo dài QL.26B hiện hữu đoạn từ giao với QL.1 tại Km1415 395 khu vực Ninh Đa đến giao QL.26 (đi theo tuyến tránh QL.26B phía Bắc thị xã Ninh Hòa). Đoạn kéo dài đạt cấp III, dài 12,68km. Tổng chiều dài QL.26B khoảng 26km, đạt cấp III, 2-4 làn xe.
  • QL. 27B: Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa dài 8,66km từ điểm đầu Km44 000 tại xã Cam Thịnh Tây đến điểm cuối Km52 661 tại xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh. Nâng cấp đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe.
  • QL. 27C: Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa dài 65,54km, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe, đoạn từ nút giao QL.1 – ĐT.675G (đường Võ Nguyên Giáp) đến điểm kết nối lên xuống của tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông (Diên Thọ, Diên Khánh) nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp II, quy mô 4-6 làn xe.

Nghiên cứu chuyển đổi tuyến QL.1C thành đường tỉnh. Tuyến đường hiện tại đi qua khu vực trung tâm thành phố Nha Trang, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, dân cư tập trung đông đúc hai bên đường.

Đường bộ ven biển

Quy hoạch giao thông tuyến đường bộ ven biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có điểm đầu tại Vạn Thọ (Vạn Ninh), điểm cuối tại Cam Lập – Cam Ranh, giáp ranh tỉnh Ninh Thuận, dài khoảng 154km. Tuyến đường bộ ven biển được hình thành từ các tuyến ĐT.651C (đoạn từ giao ĐT.651 tại Vạn Thọ), ĐT.651B từ (đoạn từ Vạn Giã đến Ninh Hòa), ĐT.657, ĐT.657I, và một phần Quốc lộ 1 trong đó đầu tư xây dựng mới đoạn từ Vạn Giã đến Ninh Hòa (theo quy hoạch tuyến ĐT.651B). Quy mô đường tối thiểu cấp III, 4 làn xe.

Đường kết nối liên vùng

Xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, từ Yang Bay – Tà Gu kết nối với QL.27C và đường tỉnh ĐT.707, xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Đường liên vùng được hình thành trên cơ sở đường ĐT.654C và đường ĐT.656.

Đường tỉnh: Quy hoạch phát triển mạng lưới đường tỉnh đến năm 2030 gồm 30 tuyến với tổng chiều dài khoảng 687,576 km. Cụ thể:

  • Duy tu bảo trì giữ cấp 02 tuyến: ĐT.654, ĐT.657G.
  • Nâng cấp đạt quy mô theo quy hoạch 08 tuyến: ĐT.651E, ĐT.652D, ĐT.652G, ĐT.653, ĐT.654B, ĐT.656, ĐT.657, ĐT.657I.
  • Tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện đạt quy mô cấp kỹ thuật theo quy hoạch 06 tuyến: ĐT.651, ĐT.651C, ĐT.651G, ĐT.652B, ĐT.653C, ĐT.657K.
  • Chuyển đổi tuyến QL.1C thành đường tỉnh ĐT.657B

Điều chỉnh quy hoạch 05 tuyến như sau:

  • ĐT.654C: Theo quy hoạch trước đây, ĐT.654C là đường Ngã ba nước Nhĩ đi đèo Tà Lô (Yangbay) với tổng chiều dài 21,8km, hiện còn 13,91km chưa được triển khai xây dựng. Điều chỉnh tuyến so với quy hoạch cũ như sau: điểm đầu tại giao ĐT.652H tại xã Khánh Bình (Khánh Vĩnh) điểm cuối giao ĐT.656, xã Sơn Bình (Khánh Sơn), tổng chiều dài 50,5km. Trong đó giữ nguyên đoạn từ giao ĐT.653D đến giao ĐT.657K tại Khánh Phú (Khánh Vĩnh); chuyển một phần đường ĐT.657K đoạn từ giao ĐT.654C tại xã Sơn Hiệp (Khánh Sơn) đến giao ĐT.656 (Tỉnh lộ 9) tại xã Sơn Bình (Khánh Sơn), chuyển một phần ĐT.653D đoạn từ xã Khánh Phú đến giao ĐT.653 tại xã Sông Cầu thành đường ĐT.654C; kéo dài đoạn từ giao ĐT.653 tại xã Sông Cầu đến giao ĐT.652H tại xã Khánh Bình (Khánh Vĩnh).

Lý do: Đảm bảo tính liền mạch tuyến đường kết nối liên vùng giữa Khánh Hòa – Ninh Thuận và Lâm Đồng, thuận tiện trong công tác quản lý, đầu tư xây dựng tuyến kết nối liên vùng.

Như vậy, các tuyến đường tỉnh lộ được quy hoạch cụ thể như sau:

  • ĐT.654C: điểm đầu tại giao ĐT.652H tại xã Khánh Bình (Khánh Vĩnh), điểm cuối giao ĐT.656 tại xã Sơn Bình (Khánh Vĩnh), dài 50,5km, tối thiểu cấp III, 04 làn xe.
  • ĐT.653D điều chỉnh từ giao ĐT.653 tại Diên Phước (Diên Khánh) đến giao ĐT.654C tại Khánh Phú (Khánh Vĩnh), dài 11,08km (giảm khoảng 3,99km so với 15,07km hiện hữu). Lý do: chuyển một phần ĐT.653D đoạn từ xã Khánh Phú đến giao ĐT.653 tại xã Sông Cầu thành đường ĐT.654C.
  • Điều chỉnh tuyến ĐT.651D và tuyến ĐT.652 như sau: kết hợp giữa tuyến ĐT.652 với ĐT.651D thành tuyến ĐT.651D, có lộ trình được quy hoạch như sau: Điểm đầu tại giao QL.1 tại TT Vạn Giã, điểm cuối tại Nhà máy STX, xã Ninh Hải (Ninh Hòa), dài 34,7km, quy mô tối thiểu cấp III, 4 làn xe.
  • Điều chỉnh tuyến ĐT.652H: kéo dài điểm cuối từ TT. Diên Khánh kết nối với Nha Trang tại giao đường Phạm Văn Đồng (nút giao Mai Xuân Thưởng – Phạm Văn Đồng hiện hữu), đoạn kéo dài khoảng 10,8km. Lý do: Kết nối liên thông tuyến ĐT.652H hiện hữu với tuyến trục chính thành phố Nha Trang theo quy hoạch chung xây dựng Tp. Nha Trang.
  • ĐT.652H sau khi điều chỉnh như sau: điểm đầu tại xã Ninh Xuân (Ninh Hòa), điểm cuối tại giao Phạm Văn Đồng tại Vĩnh Hải (Nha Trang), chiều dài 56,8km, quy mô tối thiếu cấp III, 2 làn xe, đoạn trên địa bàn thành phố Nha Trang đạt cấp trục chính đô thị, 4 làn xe cơ giới.

Xây dựng mới 05 tuyến theo quy hoạch cũ: ĐT.651B, ĐT.653E, ĐT.653G, ĐT.655, ĐT.657D (Đường Vành đai 2 TP. Nha Trang). Trước đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 tuyến đường vành đai 2 thành phố Nha Trang tại Quyết định số 1949/QĐ-UBND ngày 29/12/2016.

Quy hoạch mới 04 tuyến:

  • Tuyến ĐT.655C: Được hình thành trên cơ sở tuyến đường Lập Định – Suối Môn được nâng cấp thành đường tỉnh, có lộ trình cụ thể như sau: Điểm đầu tại giao QL.1 tại xã Cam Tân, đi theo hướng song song đường sắt, đường Lập Định – Suối Môn hiện hữu đến giao ĐT.656 tại xã Cam Phước Đông, kéo dài đến giao QL.1 tại Cam Thịnh Đông (Cam Ranh), tổng chiều dài 26,5km, quy mô tối thiểu cấp III, 4 làn xe. Định hướng trở thành tuyến tránh QL.1 đoạn qua Cam Lâm. Đây là tuyến kết nối trung tâm H. Cam Lâm và Tp. Cam Ranh, giảm tải Quốc lộ 1 qua khu vực và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của 02 địa phương trong quá trình mở rộng, phát triển đô thị trong tương lai.
  • Tuyến ĐT.656B được hình thành từ đường Ba Cụm Nam kết hợp tuyến quy hoạch kết nối từ Tỉnh lộ 9 với QL.27B (đường từ xã Ba Cụm Nam, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa – xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận), vị trí Điểm đầu tại lý trình Km0 000 (giao với đường Ba Cụm Nam tại Km4 892) và Điểm cuối tại lý trình Km10 000 (giao với đường QL.27B tại lý trình khoảng Km40 406 tỉnh Ninh Thuận), đi qua địa bàn các xã: xã Ba Cụm Nam, huyện Khánh Sơn; xã Cam Phước Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa và xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, dài 18,41km, quy mô tối thiểu cấp IV, 2 làn xe.
  • Tuyến ĐT.657E (Vành đai 3 Tp. Nha Trang): Điểm đầu giao với đường Nguyễn Tất Thành tại Phước Đồng, Nha Trang; điểm cuối giao QL.1 tại Vĩnh Phương, Nha Trang, tổng chiều dài 12,3km, đạt cấp II, quy mô 4-6 làn xe.
  • Tuyến ĐT.652I: Điểm đầu từ giao QL.26 tại xã Ninh Phụng (Ninh Hòa) đến Ninh Thượng (Ninh Hòa), dài 16,4km, quy mô tối thiểu cấp IV, 2 làn xe.

Chuyển đổi 05 tuyến đường tỉnh hiện hữu thành đường huyện, đường đô thị gồm: ĐT.652C, ĐT.652E, ĐT.655B, ĐT.657C ĐT.657H (Đường Lê Hồng Phong).

Tài liệu kèm theo:

Đánh giá post

Related Posts

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An 2030

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Kỳ, Nghệ An|Kế hoạch sử dụng đất

Bản Đồ Quy Hoạch Giao Thông Huyện Tân Kỳ được xác định theo Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020 Tỉnh Nghệ An. Tân Kỳ là…

Ban do quy hoach giao thong Thanh pho Tan An

Bản đồ quy hoạch Thành phố Tân An, tỉnh Long An Mới Nhất

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bản đồ quy hoạch Thành phố Tân An tỉnh Long An. Được xác định theo Bản đồ định hướng không gian…

Bản đồ quy hoạch giao thông Bắc Ninh

Thông tin quy hoạch giao thông Bắc Ninh| Bản đồ quy hoạch mới nhất

Bắc Ninh, tỉnh thuộc vùng phía Bắc Việt Nam, hiện đang đối mặt với nhiều thách thức từ sự gia tăng dân số và lưu lượng phương tiện…

Bản đồ đường ven biển Nam Định

Bản đồ đường ven biển Nam Định| Toàn cảnh và Tiến Độ

Thông tin hình ảnh mới nhất về tuyến đường bộ ven biển Nam Định đang xây dựng qua các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy, tỉnh…

Giao thong huyen Tan Bien Tay Ninh duoc quy hoach

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Biên,Tây Ninh| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 – 2030, gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị và các công trình…

Cao toc Dau Giay Tan Phu thong tin va

Khám phá bản đồ đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú Chi Tiết

Đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, một trong những dự án quan trọng của Việt Nam, không chỉ là tuyến đường nhanh chóng, thuận tiện mà…