Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất của thành phố Rạch Giá, Kiên Giang được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các phần về xây dựng, giao thông, công nghiệp và đô thị.
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Thành phố Rạch Giá nằm ở trung tâm tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:
Thành phố Rạch Giá có trung tâm đô thị nằm trải dài bên bờ Đông vịnh Thái Lan với 20 km đường bờ biển, chiếm 1/10 chiều dài bờ biển của tỉnh Kiên Giang. Được bao quanh bởi sông Kiên ở phía Bắc và Đông Bắc, sông Cái Lớn ở phía Nam. Rạch Giá cách Thành phố Hồ Chí Minh 245 km về hướng Tây Nam, cách Cần Thơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam.
Trong thành phố không có sông lớn, chỉ có các kênh đào như:
- Kênh Rạch Giá – Long Xuyên
- Kênh Cái Sắn (kênh Rạch Sỏi đi Vàm Cống)
- Kênh Ông Hiển
- Kênh Rạch Giá – Hà Tiên
Ngoài các kênh nói trên, còn có nhiều rạch tự nhiên và kênh nhỏ như rạch Giồng, rạch Vàm Trư, rạch Tà Mưa, rạch Tà Keo, rạch Đường Trâu, rạch Tắc Ráng, kênh Đòn Dông, kênh Cống Đôi,… Các kênh rạch lớn nhỏ trên địa bàn thành phố chi phối lẫn nhau về mực nước và lưu lượng. Nó vừa chịu tác động thuỷ văn của sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng thuỷ triều của vịnh Rạch Giá.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Rạch Giá.
Thành phố Rạch Giá có 9775,42 ha diện tích tự nhiên và 205.660 nhân khẩu, bao gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc, các phường: Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, An Hòa, An Bình, Rạch Sỏi, Vĩnh Thông, Vĩnh Hiệp và xã Phi Thông.
Ngày 18 tháng 2 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 268/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Rạch Giá là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Quy hoạch Thành phố Rạch Giá, bao gồm 11 phường: An Bình, An Hòa, Rạch Sỏi, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lạc, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thông và xã Phi Thông.
Quy hoạch giao thông thành phố Rạch Giá
Quy hoạch giao thông thành phố Rạch Giá với nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á,…
Về đường bộ, hiện đã hình thành được tuyến đường vành đai phía đông và hệ thống đường kết hợp đê biển phía tây.
Các đại lộ lớn được thiết kế rộng rãi và mỹ quan bao gồm các đại lộ 3/2, đại lộ Lạc Hồng, đại lộ Trần Phú, đại lộ Trần Quang Khải, đại lộ Phan Thị Ràng. Cùng với đường Nguyễn Trung Trực, đường Lâm Quang Ky, đường Tôn Đức Thắng, tất cả làm nên mạng lưới giao thông xương sống của Rạch Giá.
Hiện tại tại Rạch Giá có 2 bến xe lớn: bến xe Rạch Giá và bến xe tỉnh Kiên Giang. Năm 2013, bến xe Rạch Giá đã chuyển chức năng giao thông liên tỉnh cho bến xe tỉnh Kiên Giang tại huyện Châu Thành
Mạng lưới giao thông xe buýt có khá sớm, từ Rạch Giá người ta có thể đi xe buýt theo 4 chuyến đến các huyện khác.
Hiện tại, Cảng hàng không Rạch Giá (Trước đây gọi là sân bay Rạch Sỏi) là sân bay duy nhất ở Rạch Giá với các chuyến bay của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đi 2 chiều đến cả Thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc.
Thành phố Rạch Giá có 2 bến tàu khách lớn là bến tàu du lịch Rạch Giá hay bến tàu Phú Quốc và bến tàu Rạch Mẽo. Tàu cao tốc là lựa chọn ít tốn kém hơn cho những ai muốn ra đảo Phú Quốc hay huyện Kiên Hải. Ngoài ra còn bến tàu Rạch Mẽo, chủ yếu vận chuyển hành khách và hàng hóa đi Miệt Thứ – U Minh Thượng.
Ngoài ra trên địa bàn thành phố Rạch Giá còn có nhiều tuyến giao thông đô thị, liên phường, liên xã, và giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng những năm gần đây.
Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế thành phố Rạch Giá
Rạch Giá là đô thị kinh tế biển, bao gồm dịch vụ, thương mại và đánh bắt thuỷ hải sản. Thành phố biển miền Tây Nam này ngày càng có nhiều người biết đến hơn là bởi Rạch Giá đang sở hữu khu đô thị lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam.
Ngành dịch vụ: Được xác định là ngành chủ lực và thế mạnh, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của Thành phố. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội hàng năm đạt 19.739 tỷ đồng và tăng bình quân 23%/năm, tăng 2,28 lần so 5 năm trước. Hệ thống chợ, siêu thị được đầu tư xây dựng, nâng cấp và khai thác có hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua, bán của nhân dân, giữ vai trò là đầu mối giao thương hàng hóa với các nơi trong và ngoài tỉnh, trong đó riêng hệ thống siêu thị có Co.op Mart Rạch Sỏi và Rạch Giá, Metro (Meey Mapmart), City Mart. Các loại hình dịch vụ phát triển mạnh về số lượng, quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ, bình quân hàng năm thu hút 1,4 triệu lượt khách du lịch.
Công nghiệp – xây dựng: Giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 3.700 tỷ đồng, tăng bình quân 8,5%/năm, tăng 1,18 lần so năm 2010. Các ngành đạt mức tăng trưởng khá như: Công nghiệp chế biến nông-thủy sản; cơ khí; đóng, sửa tàu thuyền; sản xuất nước mắm; công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng; thủ công mỹ nghệ. Bằng nhiều nguồn vốn đã tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm và hệ thống điện trung thế, hạ thế và giao thông liên tỉnh, giao thông trong nội ô Thành phố.
Nông nghiệp: Sản lượng lúa bình quân hàng năm đạt 72 ngàn tấn, giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt 76,11 triệu đồng/ha/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm 416,8 tỷ đồng, tăng 5%/năm. Giá trị sản xuất thủy – hải sản bình quân hàng năm 3.457 tỷ đồng, tăng 7,39%/năm; sản lượng khai thác hải sản bình quân đạt 198,56 ngàn tấn/năm, tăng 1,26 lần; tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân hằng năm đạt 796 tấn, tăng 1,68 lần so với năm 2010.
Mới đây, ngày 14/3/2022, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 691/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thành phố Rạch Giá năm 2022.
Theo đó, kế hoạch phát triển kinh tế 2022 của thành phố Rạch Giá được tỉnh Kiên Giang phê duyệt gồm các chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tê, công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch và hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn thành phố.
Bản đồ quy hoạch đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất thành phố Rạch Giá
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Ngày 7/7/2022, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 1609/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022, thành phố Rạch Giá.
Theo quyết định, diện tích và cơ cấu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch đến 2030 của thành phố Rạch Giá được xác định với tổng diện tích 11.270,72 ha. Trong đó:
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất đến 2030 thành phố Rạch Giá gồm:
- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 1.480,83 ha
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 5,45 ha
Diện tích đưa đất vào sử dụng cho các mục đích trong thời kỳ quy hoạch đến 2030 của thành phố Rạch Giá với lợi đất phi nông nghiệp là: 16,15 ha.
Vị trí, diện tích đất các công trình, dự án thực hiện trong thời kỳ quy hoạch đến 2030 được thể hiện trên Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thành phố Rạch Giá tỷ lệ 1/25.000; Bản về vị trí, ranh giới, diện tích đất các công trình dự án và Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022, do Uỷ ban nhân dân thành phố Rạch Giá xác lập dưới đây.
Nhu cầu diện tích đất sử dụng cho các công trình dự án trong thời kỳ quy hoạch đến 2030 của thành phố Rạch Giá, bao gồm:
Đất giao thông đến 2030 diện tích là 2.362,63 ha tăng 1.784,68 ha so với năm 2020 và cao hơn 1.333,63 ha so với cấp tỉnh phân bổ. Để thực hiện các công trình giao thông trọng điểm như:
- Phân khu sân bay (1094 ha),
- Đường cao tốc Hà Tiên-Rạch Giá-Bạc Liêu,
- Đường đi An Giang,đường Lạc Hồng nối dài,
- Mở rộng các tuyến đường liên phường liên huyện,
- Hệ thống cầu nối các phường và xây dựng hệ thống giao thông đối nội hoàn thiện.
Đất ở tại đô thị đến 2030 diện tích là 2.452,92 ha tăng 1.161,25 ha so với năm 2020 và cao hơn 532,63 ha so với cấp tỉnh phân bổ. Diện tích đất ở đô thị tăng là xu thế tất yếu từ :
- Các dự án lấn biển (Tây Nam Rạch Sỏi, Hoàng Gia, Phú Gia, Khu Đô thị Lạc Hồng, Tây Bắc Rạch Giá…),
- Các dự án Khu dân cư (Nam An Hòa, Dương Minh Châu, Thái Bình, Cầu Vồng, Vĩnh Quang…)
- Khu tái định cư (Vĩnh Thông, Nam An Hòa, Tây Bắc Rạch Giá, Chợ An Hòa),
- Các tuyến dân cư dọc theo các tuyến giao thông trên toàn địa bàn thành phố Rạch Giá.
Đất ở tại nông thôn đến 2030 diện tích là 151,10 ha tăng 40,50 ha so với năm 2020 thấp hơn cấp tỉnh phân bổ 50,00 ha. Để thực hiện chuyển mục đích các tuyến dân cư dọc theo các tuyến đường giao thông, cụm dân cư, khu dân cư xã Phi Thông.
Về kế hoạch sử dụng đất 2022:
Cũng theo Quyết định số 1609/QĐ-UBND về kế hoạch sử dụng đất năm 2022 và quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Rạch Giá.
Theo quyết định, Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch của thành phố Rạch Giá với tổng diện tích tự nhiên: 10.658,43 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 6.911,83 ha;
- Đất phi nông nghiệp: 3.736,56 ha;
- Đất chưa sử dụng: 10,04 ha.
Kế hoạch thu hồi các loại đất trong năm kế hoạch 2022 của thành phố Rạch Giá năm 2022:
- Đất nông nghiệp: 47,67 ha;
- Đất phi nông nghiệp: 8,42 ha.
- Đất chưa sử dụng: 0 ha
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:
- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 206,98 ha;
- Chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp: 0 ha
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 2,43 ha.
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng trong năm 2022 của thành phố Rạch Giá là: 6,11 ha.
Theo đó, UBND tỉnh giao UBND thành phố Rạch Giá có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất, danh mục công trình, dự án sử dụng đất phân bổ theo địa bàn hành chính cấp xã theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; Thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi biết theo đúng nội dung và thời gian quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Đất đai trước khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất.
Về kế hoạch sử dụng đất năm 2024
Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Rạch Giá đang được lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Diện tích các công trình dự án đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023; Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất năm 2023, thành phố Rạch Giá.
Về kế hoạch sử dụng đất năm 2024:
Mới đây, UBND Thành phố Rạch Giá vừa công bố tài liệu Lấy ý kiến nhân dân về việc thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2024, nhằm chuẩn bị cho việc trình các cấp phê duyệt.