Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các phần về xây dựng, giao thông, công nghiệp và đô thị.
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Quy Nhơn là một thành phố lớn ven biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:
Quy Nhơn cách Thành phố Hồ Chí Minh 650 km về phía nam, cách thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) 165 km và cách thành phố Đà Nẵng 323 km.
Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như núi (Như núi Đen cao 361m), rừng nguyên sinh (Khu vực đèo Cù Mông), gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm (Đầm Thị Nại), hồ (Hồ Phú Hòa (Phường Nhơn Phú và phường Quang Trung), Bầu Lác (Phường Trần Quang Diệu), Bầu Sen (Phường Lê Hồng Phong), hồ Sinh Thái (Phường Thị Nại)), sông ngòi (Sông Hà Thanh), biển, bán đảo (Bán đảo Phương Mai) và đảo (Đảo Nhơn Châu – Cù lao xanh).
Quy Nhơn được biết đến như một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên: về tài nguyên đất có bán đảo Phương Mai với diện tích 100 km2, đầm Thị Nại 50 km2 (trong đó: Quy Nhơn 30 km2, huyện Tuy Phước 20 km2), có trên 30.000 ha rừng. Khoáng sản quặng titan (xã Nhơn Lý), đá granit (phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân).
Quy hoạch thành phố Quy Nhơn, bao gồm 16 phường: Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Quang Trung, Thị Nại, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Trần Quang Diệu và 5 xã: Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Phước Mỹ.
Quy hoạch thành phố Quy Nhơn đến 2035, tầm nhìn 2050
Về quy hoạch, ngày 14/4/2015 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 495/QĐ-TTg về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn đến 2035, tầm nhìn đến 2050.
Theo quyết định, phạm vi lập quy hoạch có diện tích khoảng 67.788 ha, bao gồm: Thành phố Quy Nhơn hiện hữu, diện tích khoảng 28.553 ha; huyện Tuy Phước có diện tích khoảng 21.713 ha; hai xã Canh Vinh và Canh Hiến (huyện Vân Canh) có diện tích khoảng 13.676 ha; xã Cát Tiến, Cát Chánh và một phần xã Cát Hải (huyện Phù Cát) có diện tích khoảng 3.847 ha.
Tính chất quy hoạch được xác định:
- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định;
- Là một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại – dịch vụ, dịch vụ vận tải biên, y tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ của vùng Nam Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
- Là đầu mối giao thông đường thuỷ, đường bộ quan trọng của vùng Nam Trung Bộ và là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông.
- Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Mục tiêu phát triển
- Đến năm 2025, thành phố Quy Nhơn trở thành một trong các đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung, phát triển theo định hướng công nghiệp – cảng biển – dịch vụ – du lịch;
- Đến năm 2035, là một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia; phát triển theo định hướng dịch vụ – cảng biển – công nghiệp – du lịch, trọng tâm là dịch vụ – cảng biển;
- Tầm nhìn đến năm 2050: Có vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
Quy hoạch định hướng phát triển không gian đô thị
Ngày 21/02/2022, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 535/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 12 phường Nội Thành, thành phố Quy Nhơn.
Cụ thể, quy mô điều chỉnh quy hoạch khoảng 1.746 ha, thuộc địa giới hành chính các phường: Trần Phú, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Hải Cảng, Quang Trung, Thị Nại, Ngô Mây, Đống Đa, Ghềnh Ráng.
Việc điều chỉnh quy hoạch với mục đích cụ thể định hướng đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Định và thành phố Quy Nhơn, làm cơ sở pháp lý để thực hiện theo quy hoạch và kêu gọi đầu tư tại khu vực.
Thành phố Quy Nhơn:
Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Định; một trong những trung tâm kinh tế của vùng Nam Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Năm 2025, dự bảo dân số khoảng 382.000 – 393.000 người. Đất xây dựng đô thị khoảng 6.000 – 6.100 ha. Năm 2015, dự báo dân số khoảng 451.000 – 486.000 người. Đất xây dựng đô thị khoảng 8.200 – 8.300 ha.
Khu vực trung tâm hiện hữu Quy Nhơn:
Hiện đại hóa trung tâm hành chính Tinh theo hướng tập trung, cao tầng, chuyển đổi các khu đất giáo dục, y tế, quốc phòng, cơ quan dọc bãi biển trên đường Xuân Diệu, đường An Dương Vương sang đất thương mại và dịch vụ du lịch chất lượng cao, Khu ven biến xây dựng các công trình hỗn hợp có chức năng chủ yếu là dịch vụ du lịch. Xây dựng trung tâm thương mại – dịch vụ – du lịch cao cấp dọc đường Nguyễn Tất Thành.
Khu vực cảng Quy Nhơn: Di dời cảng cá, mở rộng không gian bờ cát, xây dựng điểm dịch vụ du lịch và khu hỗn hợp nhà ở – dịch vụ – thương mại kết nối với khu du lịch Nhơn Hải bằng cáp treo.
Khu vực núi Bà Hỏa và lân cận: Xây dựng lâm viên văn hóa và giải trí, xây dựng đô thị mới quanh hồ Phú Hòa.
Khu vực núi Vũng Chua: Phát triển khu du lịch, đô thị nghỉ dưỡng theo sườn phía Đông hướng ra phía biển.
Khu vực phát triển mới:
Khu vực phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nhơn Bình, Nhơn Phú: Hình thành khu đô thị mới tập trung, đáp ứng nhu cầu ở của công nhân lao động tại khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ và phụ cận.
Khu kinh tế Nhơn Hội: Là động lực phát triển cho thành phố Quy Nhơn, khu vực phụ cận và vùng Nam Trung Bộ, được quản lý xây dựng theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đô thị Diệu Tri: Là đô thị hạt nhân phía Tây thành phố Quy Nhơn, ở rộng không gian đô thị về phía Tây, gắn kết với các khu vực phường Nhơn Bình, Nhơn Phủ, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu của thành phố Quy Nhơn, đất xây dựng đô thị khoảng 400 – 600 ha.
Đô thị Tuy Phước: Là đô thị huyện lỵ huyện Tuy Phước, phát triển không gian gắn với đô thị Diêu Trì, cung cấp các dịch vụ hành chính, nhà ở, dịch vụ an sinh xã hội. Đất xây dựng đô thị khoảng 300 – 400 ha.
Phát triển 02 cụm Logistic tại các khu vực cửa ngõ đô thị, gồm:
- Cụm phía Bắc – Logistic số 1: Là tiền cảng của cảng Quy Nhơn, đặt tại khu vực câu Gành, xã Phước Lộc, giao điểm của các trục giao thông quan trọng như đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 19, kết nối Bắc Nam đi Quảng Ngãi và Phú Yên, kết nối Đông Tây đi Pleiku – vùng Tây Nguyên ra biển Đông; gắn kết với tuyến công nghiệp Nam quốc lộ 19, Hình thành điểm dân cư tập trung xã Phước Lộc quy mô khoảng 15.000 – 19.000 người.
- Cụm phía Tây Nam – Logistic số 2: Là khu trung chuyển hàng hóa khi tuyến cao tốc Bắc – Nam hình thành, đặt tại xã Canh Vinh, điểm kết nối giữa đường quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc Nam, kết nối với quốc lộ 19C đi Phú Yên và Đăk Lăk. Hình thành điểm dân cư tập trung gắn với trung tâm trung chuyển hàng hóa thuộc xã Canh Vinh quy mô khoảng 9.000 – 10.000 người.
Khu dự trữ phát triển: Thuộc các xã Phước An, Phước Thành, Phước Lộc huyện Tuy Phước (phía Tây Nam thành phố Quy Nhơn).
Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Ngày 24/8/2021, UBND thành phố Quy Nhơn ban hành Thông báo số 517/TB-UBND Về việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất để làm cơ sở lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
Ngày 31/01/2023, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 296/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Quy Nhơn.
Diện tích, cơ cấu các loại đất phân bổ giai đoạn 2021-2030 với tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Quy Nhơn là: 28.605,76 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 13.855,58 ha; Đất phi nôn nghiệp: 13.389,10 ha; Đất chưa sử dụng: 1.361,09 ha.
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch của thành phố Quy Nhơn, gồm:
- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 2.323,04 ha
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 382,09 ha
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 650,03 ha
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích
- Đất nông nghiệp: 70,00 ha
- Đất phi nông nghiệp: 739,36 ha.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000. Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Quy Nhơn.
Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có một phần diện tích được quy hoạch các phường Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Lê Hồng Phong đến 2030.
Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:
Ngày 14/6/2022, UBND tỉnh ình Định ban hành Quyết định số 1905/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, thành phố Quy Nhơn.
Theo quyết định, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2022 của thành phố Quy Nhơn, bao gồm:
- Đất nông nghiệp: 13.920,2 ha
- Đất phi nông nghiệp: 12.620,5 ha
- Đất chưa sử dụng: 2.065,1 ha
Kế hoạch thu hồi đất năm 2022:
- Đất nông nghiệp: 1.688,69 ha
- Đất phi nông nghiệp: 778,83 ha
- Đất chưa sử dụng: 0 ha
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022:
- Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 1.978,22 ha
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 0 ha
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 463,76 ha
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2022:
- Đất phi nông nghiệp: 104,19ha
Vị trí và diện tích các khu đất, công trình dự án đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch được thực hiện theo quyết định nói trên. Được thể hiện trên bản đồ kế hoạch sử dụng đất 2022, thành phố Quy Nhơn.
Về kế hoạch sử dụng đất năm 2024
Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông thành phố Quy Nhơn
Hệ thống giao thông hiện hữu tại thành phố Quy Nhơn gồm có: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không và đường biển. Trong đó:
Đường bộ: gồm 3 tuyến Quốc lộ (QL1A, QL 1D, QL19) và mạng lưới đường đô thị địa phương.
- Quốc lộ 1A đoạn qua qua TP Quy Nhơn có chiều dài 4,7 km, được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường đô thị loại II chỉ giới xây dựng 30 mét.
- Quốc lộ 1D nối thành phố Quy Nhơn với Thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên có chiều dài 20,7 km, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Hiện nay tuyến Quốc lộ này đang được thi công, nâng cấp mở rộng đoạn từ để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Bình Định và thành phố Quy Nhơn.
- Quốc lộ 19 nối liền Cảng Quy Nhơn đến cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) có tổng chiều dài 238 km được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
- Hệ thống đường đô thị được đầu tư đồng bộ, cơ bản đảm bảo yêu cầu giao thông đi lại của người dân. Kết cấu đường đô thị rất đa dạng, gồm có: đường bê tông nhựa, đường thấm nhập nhựa, đường bê tông xi măng,… Một số tuyến đường có cảnh quan đẹp, được du khách đánh giá cao như đường An Dương Vương, đường Nguyễn Tất Thành, đường Xuân Diệu,…
Đường sắt: Ga Diêu Trì cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Theo quy hoạch, trong tương lai Ga Quy Nhơn sẽ được di dời ra khỏi trung tâm thành phố.
Đường hàng không: Sân bay Phù Cát cách TP Quy Nhơn 35 km về phía Tây Bắc.
Đường biển: Cảng Quy Nhơn là cảng biển tổng hợp quốc gia phục vụ phát triển kinh tế khu vực, là đầu mối chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh cho một số tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Cămpuchia qua Quốc lộ 19.
Định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông
Giao thông đổi ngoại
Đường bộ:
- Tuyến cao tốc Bắc – Nam, đường tuần tra ven biển, hầm đường bộ qua đèo Cù Mông, thực hiện theo quy hoạch, dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Nâng cấp quốc lộ 1A, 10, 19B 19C lên tiêu chuẩn đường chính đô thị đoạn qua thành phố Quy Nhon
- Hoàn thiện dự án tuyến đường quốc lộ 19 kết nối khu kinh tế Nhơn Hội, cảng Quy Nhơn quốc lộ 1A.
- Xây dựng mới đường tránh quốc lộ 1A đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng.
Đường sắt:
- Dành quỹ đất dự trữ tạo hành lang xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong tương lai.
- Nâng cấp, mở rộng và Diêu Trì trở thành trung tâm vận chuyển hành khách đa phương tiện khi đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hình thành.
Hàng không: Sân bay Phù Cát được nâng cấp theo quy hoạch ngành được phê duyệt
Đường thủy: Thực hiện theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng mới cảnh Nhơn Hội là cảng chuyện dùng. Cảng cá Thị Nại di dời đến đầm Đề Ri kết hợp tránh trú bão.
Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Quy Nhơn
Trên địa bàn thành phố hiện nay đang có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như sau:
Khu công nghiệp:
- KCN Phú Tài
- KCN Long Mỹ
- KCN Nhơn Hội A
- KCN Nhơn Hội B
- KCN Nhơn Hội C
Cụm công nghiệp:
- CCN Bùi Thị Xuân
- CCN Nhơn Bình (Đang di dời, chuyển đổi thành đất dân sinh đô thị)
- CCN Quang Trung
Theo quy hoạch, trong thời gian tới toàn tình Bình Định sẽ có thêm 30 Khu công nghiệp và cụm công nghiệp mới được quy hoạch.
[su_note text_color=”#000000″ radius=”20″]Liên hệ:
Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN
- CSKH: 0967 849 918
- Email: contact.redtvn@gmail.com
- Website: https://meeymap.com/
Bộ phận kinh doanh
- Email: sales.redtvn@gmail.com
- Hotline: 0349 208 325
- Website: redt.vn
[/su_note]