Bản đồ quy hoạch

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên năm 2024| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các phần về xây dựng, giao thông, công nghiệp và đô thị.

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên cách thủ đô Hà Nội 54 km về phía Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía Tây Nam, có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
  • Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam
  • Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình
  • Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.

Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 161 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn. Cụ thể gồm:

  • Thành phố Hưng Yên
  • Thị xã Mỹ Hào
  • Huyện Ân Thi
  • Huyện Khoái Châu
  • Huyện Kim Động
  • Huyện Phù Cừ
  • Huyện Tiên Lữ
  • Huyện Văn Giang
  • Huyện Văn Lâm
  • Huyện Yên Mỹ

Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Về quy hoạch giao thông:

Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua:

  • Quốc lộ 5A: Như Quỳnh – Minh Đức
  • Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Dài 29 Km còn gọi là Quốc lộ 5B
  • Quốc lộ 39A: Phố Nối – Triều Dương
  • Quốc lộ 38: Cống Tranh – Trương Xá, thành phố Hưng Yên – cầu Yên Lệnh.
  • Quốc lộ 38B: Hải Dương – Hưng Yên – Nam Định – Ninh Bình
  • Đường Nối hai đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình – Cao tốc Hà Nội Hải Phòng 47,7 km (Hưng Yên 20 km, Hà Nam 27 km).

Tỉnh lộ:

  • 386: Minh Tân – La Tiến (chạy dọc huyện Phù Cừ qua phà La Tiến sang tỉnh Thái Bình).
  • 200: Triều Dương – Cầu Hầu.
  • 203: Đoàn Đào – Lệ Xá – Trung Dũng – Thụy Lôi – Hải Triều – Cầu Triều Dương (nối Quốc lộ 38B với quốc lộ 39A)
  • 378: Chạy dọc đê sông Hồng từ thành phố Hưng Yên tới Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
  • Đường nối đường 5B và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (điểm đầu tại nút giao thông Lực Điền chạy song song với QL39 qua TP Hưng Yên, vượt sông Hồng sang Lý Nhân – Hà Nam, giao với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình tại nút giao Liêm Tuyền)
  • 396: Điểm đầu ngã tư Trần Cao – ngã tư Nhật Quang qua cầu Dao sang thị trấn Ninh Giang.

Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài.
Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên,…

Vê quy hoạch phát triển công nghiệp:

Toàn tỉnh hiện có 13 khu công nghiệp (KCN) với quy mô hơn 3.000 ha, gồm các KCN: Phố Nối A, Dệt may Phố Nối (Phố nối B), Thăng Long II, Yên Mỹ, Yên Mỹ II, Minh Đức, Tân Quang, Như Quỳnh, Quán Đỏ, Kim Động, Trưng Trắc, Vĩnh Khúc, Minh Quang và một số cụm công nghiệp khác.

Đến năm 2030, dự kiến trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có tổng số 39 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.440 ha. Trên cơ sở đó, dự kiến các khu vực phát triển công nghiệp với tổng diện tích 15.798 ha.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên năm 2024| Kế hoạch sử dụng đất
Bản đồ phương án sử dụng đất tỉnh Hưng Yên đến 2030

Ngoài ra, tỉnh Hưng Yên cũng ưu tiên quỹ đất dành cho phát triển khu vực thương mại đến năm 2030 khoảng 2.591 ha.

Về sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển kinh tế vùng bãi sông Hồng, sông Luộc, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Phát triển nông nghiệp hữu cơ, sạch, an toàn, gắn với phát triển du lịch. Cụ thể:

  • Tiếp tục chuyển đổi khoảng 4.000-5.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản.
  • Phát triển các vùng lúa đặc sản chất lượng cao tại các khu vực có điều kiện tốt về thủy lợi và đất đai tại các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ… Đến năm 2030 ổn định diện tích trồng lúa khoảng 15.000 ha.
  • Đến năm 2030 diện tích sản xuất rau màu chuyên canh đạt khoảng 16.000 ha, tại các huyện Kim Động, Yên Mỹ, Ân Thi, Khoái Châu, Tiên Lữ, Phù Cừ…
  • Đến năm 2030 diện tích trồng hoa cây cảnh đạt khoảng 2.000 ha, trong đó tập trung tại huyện Văn Giang (900 ha), Văn Lâm (700 ha), Yên Mỹ (100 ha), Khoái Châu (100 ha), Kim Động (100 ha)…
  • Đến năm 2030 diện tích trồng cây dược liệu đạt khoảng 1.300-1.500 ha, tập trung tại các huyện Khoái Châu, Văn Lâm, Kim Động, Phù Cừ.
  • Đến năm 2030 diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh đạt khoảng 18.000 ha, trong đó tập trung vào các sản phẩm nhãn, vải, cam, chuối…
  • Quy hoạch, bố trí đất đai để thu hút đầu tư xây dựng các khu (trại) chăn nuôi tập trung quy mô lớn, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, cơ sở chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
  • Đến năm 2030, quy mô diện tích nuôi thủy sản thâm canh tập trung đạt 2.000 ha tại các huyện: Khoái Châu, Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ…

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Theo định hướng quy hoạch đến năm 2030, Hưng Yên sẽ tiếp tục đặt mình ở vị trí hàng đầu trong vùng Đông Bắc về mặt kinh tế, giáo dục, đào tạo và y tế. Kế hoạch này tập trung vào việc nâng cao hạ tầng giao thông, phát triển các khu công nghiệp, dân cư, thương mại, dịch vụ, giải trí và du lịch. Đồng thời, quy hoạch cũng nhấn mạnh vào việc bảo tồn di sản văn hóa, tái thiết các khu vực ô nhiễm môi trường, và mở rộng hệ thống trường học và bệnh viện.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2020:

Theo kế hoạch đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp tại tỉnh Hưng Yên là 45.700 ha, tương đương 49,13% tổng diện tích; đất phi nông nghiệp là 47.322 ha, chiếm 50,87%; và đất đô thị là 10.112 ha, chiếm 10,87%.

Về phân loại khu chức năng, vào năm 2020, khu sản xuất nông nghiệp chiếm 42,47% với 39.507 ha đất; khu phát triển công nghiệp là 8.771 ha, chiếm 9,43%; khu đô thị có 3.463 ha, chiếm 3,72%; khu thương mại – dịch vụ chiếm 0,48% với 444 ha; và khu dân cư nông thôn có 20.083 ha, chiếm 21,59%.

Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, có 14.902 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi sang phi nông nghiệp; 918 ha chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp nội bộ; và 187 ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở đã được chuyển đổi sang đất ở.

Liên hệ:

Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất.

Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN

Bộ phận kinh doanh

  • Email: sales.redtvn@gmail.com
  • Hotline: 0349 208 325
  • Website: redt.vn
Đánh giá post

Related Posts

0 20221020150708437

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Những tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đáng chú ý nhất. Tuyến đường từ Vành đai 3 đến đường…

sp 161970522250794515056

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội

Quy hoạch sử dụng đất của các xã Song Phương, Hoài Đức được xác định căn cứ vào bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận S2, S3,…

base64 16204913315231091678166

Đường sẽ mở ở xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội

Những tuyến đường sẽ mở ở xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội theo bản đồ quy hoạch. Xã Đức Giang có diện tích 3,37 km², nằm ở phía Đông…

vnm long an tan hung vinh thanh

Bản đồ xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng – Quy hoạch – Tổng quan

Bản đồ xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng là công cụ quan trọng giúp người dân và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về quy hoạch đất đai…

vnm long an tan hung thanh hung

Bản đồ xã Thạnh Hưng, huyện Tân Hưng – Quy hoạch – Tổng quan

Bản đồ xã Thạnh Hưng, huyện Tân Hưng cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình quy hoạch và phát triển hạ tầng của khu vực này….

vnm long an tan hung hung thanh

Bản đồ xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng – Quy hoạch – Tổng quan

Bản đồ xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An không chỉ mang đến cái nhìn tổng quan về đặc điểm địa lý và hạ tầng giao…