Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nhất khu vực Bắc Bộ. Với lợi thế về cảnh quan, địa hình, giáp ranh với Hà Nội và các tỉnh thành lân cận khác đã tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho tỉnh Quảng Ninh.
Trong giai đoạn tiếp theo, để phát huy tốt nhất tiềm năng vốn có của tỉnh, những đề án quy hoạch Quảng Ninh trong những năm sắp tới hứa hẹn mang lại nhiều sự biến động tích cực của bất động sản của tỉnh trong tương lai.
Tra quy hoạch Quảng Ninh
Bản đồ quy hoạch quận huyện tỉnh Quảng Ninh
Quy hoạch Quảng Ninh là kế hoạch quy hoạch toàn diện trên các khu vực quận huyện và thành phố của tỉnh Quảng Ninh. Trong bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ninh cũng phân ra các quy hoạch phân khu cụ thể, trong đó, tỉnh tập trung quy hoạch đồng bộ những thành phố lớn của Quảng Ninh như:
Bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Theo quy hoạch chung tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long được quy hoạch dựa theo địa điểm, tình hình phát triển và tính chất của vùng. Thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế theo quy hoạch cụ thể như sau:
- Vùng 1: khu kinh tế thương mại và dịch vụ với những phường như: Hồng Gai, Bạch Đằng, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Cao Xanh, Cao Thắng, Hồng Hải, Hồng Hà,
- Vùng 2: vùng công nghiệp và lâm nghiệp tại các phường: Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong
- Vùng 3: Khu công nghiệp và cảng biển tại các phường phường Hà Khẩu, Bãi Cháy, Việt Hưng, Giếng Đáy
- Vùng 4:vùng du lịch và thương mại tại các phường: Tuần Châu, Bãi Cháy, Hùng Thắng,
- Vùng 5: Vùng phát triển kinh tế nông lâm, ngư nghiệp bao gồm các phường Đại Yên, Việt Hưng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch thị xã Đông Triều mới nhất 2022
Theo bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long, với tổng diện tích đất tự nhiên là 27.753,9 ha. Thành phố định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 được phân chia đồng đều quy hoạch như:
Đât xây dựng đô thị khoảng 10.880 ha chiếm gần 37,2% đất tự nhiên của thành phố
Đât quy hoạch dân dụng là 6.697 ha bao gồm:
- Đất đơn vị ở 4.425 ha, khai thác những công trình gồm: cây xanh thể dục thể thao, công cộng đơn vị ở, trường học (trường tiểu học, trường trung học cơ sở), hạ tầng kỹ thuật, đất ở (đất ở hiện trạng cải tạo và đất ở mới)
- Đất công cộng đô thị là 254 ha, với những công trình như: trường trung học phổ thông, bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phòng khám đa khoa, bảo tàng, triển lãm, nhà văn hóa, nhà hát, rạp xiếc, trung tâm thương mại, cung thiếu nhi, chợ trung tâm đô thị.
- Đất xanh quy hoạch các công trình công cộng ngoài đơn vị ở là 656 ha bao gồm: công viên vườn hoa, công viên chuyên đề.
- Đất giao thông đô thị khoảng 1.362 ha, gồm những đường trục chính đô thị, đường liên khu vực, đường phân khu vực kết nối các đơn vị ở.
Bản đồ quy hoạch thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Với những chính sách quy hoạch của thành phố Uông Bí, thành phố tập trung quy hoạch và phát triển khu đô thị trung tâm của thành phố nằm hiện hữu phía Bắc Quốc lộ 18 để chỉnh trang, nâng cao chất lượng cuộc sống, cảnh quan đô thị
Bản đồ quy hoạch chung thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
Trong đó, định hướng quy hoạch khu vực giữa đường tránh phía Nam và tuyến đường quốc lộ 18 để hình thành các trung tâm mới của thành phố và những trung tâm hành chính mới, các trung tâm thương mại, công viên TDTT tổng hợp, các khu đô thị,.. Phía Tây sẽ là cửa ngõ dẫn đến các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh tại Yên Tử, ga cuối cùng tuyến đường sắt một ray sẻ kết nối các khu vực với nhau và phía Đông là khu đô thị đại học, công viên văn hóa.
Khu vực phía nam của đường tránh nam thành phố Uông Bí định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, khu đô thị, kéo dài từ quốc lộ 10 cho đến khu vực sông Khoai, kết nối khu vực phát triển đô thị và công nghiệp công nghệ cao tại xã Quảng Yên.
Đối với khu đồi núi phía Bắc sẽ phát triển theo hướng phát triển khu du lịch di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Yên Tử, khu khai thác than phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường và đảm bảo được yếu tố hài hòa giữa tự nhiên và cân bằng hệ sinh thái. Phát triển những khu dân cư và các dịch vụ phục vụ du lịch nhằm khai thác tốt tiềm năng phát triển của khu vực, kết nối đường cao tốc Hà Nội- Hạ Long.
Bản đồ quy hoạch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
Trong quy hoạch Quảng Ninh chung, và quy hoạch thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh nói riêng đều nằm trong đề án quy hoạch tổng thể của tỉnh Quảng Ninh. Đối với khu vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh quy hoạch theo tính chất và đặc điểm riêng của địa bàn thành phố. Trong đó, tính chất quy hoạch thành phố Cẩm Phả trở thành trung tâm hạt nhân của tỉnh Quảng Ninh, trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của thành phố.
Ngoài ra, mục tiêu quy hoạch cũng nhằm gắn kết không gian vịnh Bái Tử Long trở thành đầu mối giao thông khu vực, quốc gia và quốc tế. Phát triển điểm mạnh của thành phố Cẩm Phả là khai thác than, nhiệt điện, cảng biển, xi măng và các công nghiệp hỗ trỡ cảng biển, trung tâm hành chính thương mại, du lịch biển và dịch vụ
Quy hoạch thành phố Cẩm Phả là đô thị điển hình cho việc cụ thể hóa chuyển đổi phương thức quy hoạch từ nâu sang xanh. Đồng thời, nêu cao được vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh cũng như của quốc gia.
Bản đồ quy hoạch thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh là hướng đi phát triển trong tương lai của tỉnh trong việc đồng bộ hóa các đô thị, các thành phố, quận huyện để đúng với mục tiêu đề ra cho tầm nhìn phát triển của tỉnh. Trong quy hoạch thành phố Móng Cái, định hướng phát triển quy hoạch đô thị của thành phố đó là:
Phát triển theo mô hình, cấu trúc không gian hướng 01 và 02 vùng phía Bắc và phía Nam của thành phố. Trong đó có 3 trung tâm 1 là trung tâm hạt nhân đô thị tích hợp mới, 2 là trung tâm động lực trung tâm khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, còn lại là thành phố cửa khẩu Móng Cái
Cấu trúc quy hoạch không gian được chia thành 5 khu vực phát triển chính gồm:
- Khu A: Thuộc khu Đô thị Móng Cái (trung tâm động lực).
- Khu B: Khu vực Hải Hà (trung tâm động lực).
- Khu C: Định hướng phát triển chính là khu đô thị trung tâm hành chính và dịch vụ tổng hợp mới
- Khu D: Phát triển khu vực du lịch biển đảo phía Nam
- Khu E: Là khu dịch vụ thương mại vùng biên, khu phát triển nông thôn mới vùng phía Bắc.
Ngoài ra, trong từng vùng sẽ có những phân khu đảm bảo các chức năng như: khu vực cửa khẩu kinh tê,s trung tâm tài chính, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư và những khu chức năng xây dựng khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch thành phố Móng Cái mới nhất đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi quy hoạch thị xã Đông Triều có ranh giới hành chính gồm 21 đơn vị hành chính 6 phường và 15 xã. Phạm vị diện tích quy hoạch của thị xã là 396,6 km2. Trong bản đồ quy hoạch Quảng Ninh, thị xã Đông Triều nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh với các vị trí giáp ranh như:
- Phía Bắc giáp với huyện Sơn Đông và huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang;
- Phía Tây giáp với thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương;
- Phía Đông giáp với thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh;
- Phía Nam giáp với huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương và huyện Thủy Nguyên – thành phố Hải Phòng
Trong quy hoạch Quảng Ninh nói chung và quy hoạch thị xã Đông Triều riêng, thì đây được xem là đô thị trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, cũng là cửa ngõ kết nối tỉnh Quảng Ninh với những khu vực như: thủ đô Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng. Thị xã Đông Triều đóng vai trò quan trọng khi là khu kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ và quốc gia, là khu trung tâm văn hóa tâm linh, sản xuất điện năng, vật liệu xây dựng, công nghiệp khoáng sản trọng điểm của tỉnh.
Bản đồ quy hoạch thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Thị xã Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh được quy hoạch dựa theo tầm nhìn quy hoạch Quảng Ninh quy hoạch tổng thể đến năm 2030. Trong đó, phạm vị quy hoạch của thị xã Quảng Yên có tổng diện tích là 31, 420ha bao gồm 11 phường và 8 xã, có vị trí giáp ranh như:
- Phía Bắc giáp với thành phố Uông Bí, huyện Hoành Bồ
- Phía Nam giáp với huyện Cát Hải, Hải An ( Hải Phòng )
- Phía Đông giáp với TP Hạ Long và vịnh Hạ Long
- Phía Tây giáp với huyện Thủy Nguyên ( Hải Phòng )
Định hướng quy hoạch thị xã Quảng Yên đến năm 2030, thị xã sẽ trở thành khu trung tâm kinh tế thương mại dịch vụ, du lịch và cảng biển của tỉnh cũng như vành đai kinh tế biển tại vịnh Bắc Bộ
Trở thành khu trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí lớn tại khu vực phía Tây của tỉnh và các vùng lân cận, gắn kết các địa phương để tạo thành động lực phát triển kinh tế và du lịch của toàn vùng
Trở thành khu tập trung các ngành công nghiệp như: sửa chữa tàu thuyền, sản xuất các sản phẩm phụ trợ, các dịch vụ thương mại, kho vận, chế biến thủy sản gắn liền với hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Đây được xác định là khu phát triển kinh tế biển, khu công nghiệp hiện đại và khu đô thị thông minh, các cơ sở nghiên cứu, phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng tại cửa ngõ phía tây nam tỉnh Quảng Ninh.
Bản đồ quy hoạch huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Bản đồ quy hoạch huyện Ba Chẽ là một trong những huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh. Huyện Ba Chet chỉ nằm cách xa thành phố Hạ Long 50km về hướng Bắc, đây là khu vực có vị trí tiếp giáp;
- Phía Bắc giáp với huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
- Phía Tây giáp với huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
- Phía Đông giáp với huyện Tiên Yên
- Phía Nam giáp với thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả.
Quy hoạch huyện Ba Chẽ nằm trong định hướng quy hoạch Quảng Ninh với những thông tin quy hoạch cụ thể và toàn diện tại địa bàn huyện. Trong đó, huyện tập trung quy hoạch giao thông tại địa bàn với các tuyến đường đi qua huyện như:
- Tuyến ĐT 329
- Tuyến ĐT 330
Ngoài ra, huyện còn có các tuyến giao thông đô thị, tuyến giao thông liên xã, thôn đã được đầu tư trong những năm gần đây, Trên bản đồ sử dụng đất huyện Ba Chẽ đến năm 2030 cũng thể hiện rõ nhưng định hướng quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị,.. đã được quy hoạch trong giai đoạn 2021-2030.
Bản đồ quy hoạch huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
Huyện Bình Liêu tọa lạc phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh với vị trí địa lý như:
- Phía Bắc của huyện giáp với huyện Ninh Minh TP Sùng Tà, khu Phòng Thành, thành phố Thành Cảng thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.
- Phía Tây giáp với huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
- Phía Đông giáp với huyện Hải Hà
- Phía Nam giáp với huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà
Bình Liêu là một huyện miền núi cực bắc của tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý rất đặc biệt, có phía bắc dài 43,168km đường biên giới với Trung Quốc, cửa khẩu Hoành Mô, xã Hoành Mô thông thương với Trung Quốc.
Huyện Bình Liêu có bao gồm 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Bình Liêu và 6 xã như: Hoành Mô, Húc Động, Đồng Tâm, Đồng Văn, Lục Hồn, Vô Ngại.
Tại huyện có mạng lưới giao thông đường bộ với bao gồm: quốc lộ 18c chạy dọc theo chiều dài huyện khoảng 35km từ địa phận Bình Liêu cho đến trung tâm xã Đồng Văn. Có đường liên xã dài 100km,, đường độ thị là 7,5km, đường thôn, xóm là 200km. Đường quốc lộ 18C là một trong những tuyến đường quan trọng nối huyện Bình Liêu và các huyện, thị, khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và những trung tâm kinh tế, xã hội của tỉnh và ngược lại.
Bản đồ quy hoạch huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Huyện Cô Tô là một quần đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh có tổng diện tích là 47,3 km2 và dân số hơn 4.985 người. Quy hoạch Cô Tô nằm trong đề án quy hoạch tổng thể của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2021 đến năm 2030.
Bản đồ quy hoạch huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
Huyện Đầm Hà nằm ngay ven biển tỉnh Quảng Ninh ở phía đông Bắc của tỉnh có vị trí địa lý giáp ranh như:
- Phía Đông và phía Bắc giáp với huyện Hải Hà
- Phía Tây giáp với huyện Tiên Yên và huyện Bình Liêu
- Phía Nam giáp với Biển Đông.
Đơn vị hành chính của huyện Đầm Hà bao gồm 9 đơn vị hành chính xã trực thuộc bao gồm thị trấn Đầm Hà ( huyện lỵ), có 8 xã gồm: Dực Yên, Quảng An, Đại Bình, Đầm Hà, Quảng Tân, Quảng Lâm, Tân Bình, Tân Lập.
Về quy hoạch và sử dụng đất huyện Đầm hà được thể hiện rõ trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trong bản đồ quy hoạch đến năm 2030 thì huyện Đầm Hà có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Đầm Hà. Những phương án quy hoạch đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt sẽ là căn cứ phát lý quan trọng để tổ chức quản lý, bàn giao và cho thuê đất, đấu giá sử dụng đất tại địa bàn huyện.
Bản đồ quy hoạch huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Huyện Hải Hà tọa lạc tại phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích đất tự nhiên là 69.031 ha cả đất liền, biển, đảo
- Phía đông giáp với thành phố Móng Cái;
- Phía tây giáp với huyện Đầm Hà và phía tây bắc giáp huyện Bình Liêu;
- Phía nam giáp với biển Đông;
- Phía bắc giáp với địa cấp thị Phòng Thành Cảng của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Trong quy hoạch huyện Hải Hà quyết tâm phát triển đến năm 2030 trở thành vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm chế biến nông, lâm thủy sản để phục vụ cho xuất khẩu. Huyện cũng sẽ tập trung phát triển các lĩnh vực then chốt của huyện là thế mạnh kinh tế biển. Ngoài ra, tính chất quy hoạch của huyện Hải Hà sẽ trở thành khu vực kết hợp thành phố Móng Cái để xây dựng nên khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, hình thành khu đô thị lớn Hải Hà- Móng Cái,…
Bản đồ quy hoạch huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Huyện Hoành Bồ là một huyện nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Đây là một trong những địa phương có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch và giao thương biển của tỉnh. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về huyện Hoành Bồ:
Vị trí địa lý
Huyện Hoành Bồ nằm ở phía Đông bắc tỉnh Quảng Ninh, giáp biên giới với Trung Quốc. Phía Bắc và Đông bắc giáp với vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Đây là vị trí chiến lược về mặt biển giúp huyện có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch và giao thương biển.
Huyện Hoành Bồ có vị trí địa lý như sau:
- Phía đông giáp với thành phố Cẩm Phả.
- Phía tây giáp với thành phố Uông Bí.
- Phía nam giáp với thành phố Hạ Long (với ranh giới là vịnh Cửa Lục) và thị xã Quảng Yên.
- Phía bắc giáp với huyện Ba Chẽ và tỉnh Bắc Giang.
Bản đồ quy hoạch huyện Hoành Bồ được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt và cũng là căn cứ chính xác cho định hướng phát triển huyện trong quy hoạch tổng thể của tỉnh Quảng Ninh
Dân số
Huyện Hoành Bồ có dân số khoảng 55.000 người, với đa số là người dân tộc Kinh. Dân số chủ yếu sinh sống và làm việc tại các khu vực ven biển và nông thôn.
Kinh tế
Kinh tế huyện Hoành Bồ chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, du lịch biển và thủy sản cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. Huyện có tiềm năng lớn để phát triển các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ven biển nhờ vào vị trí gần với các vịnh nổi tiếng như Hạ Long và Bái Tử Long.
Bản đồ quy hoạch huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Huyện Tiên Yên là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, chỉ cách thành phố Hạ Long và Móng Cái trên 90km, có vị trí địa lý tiếp giáp như:
- Phía Đông giáp với huyện Đầm Hà
- Phía Tây giáp với huyện Ba Chẽ, giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
- Phia Nam giáp với thành phố Cẩm Phả (qua sông Ba Chẽ), đồng thời giáp huyện Vân Đồn (qua sông Voi Lớn)
- Phía Bắc giáp với huyện Bình Liêu.
Tính chất quy hoạch đô thị của huyện Tiên Yên được xác định là khu đô thị dịch vụ và thương mại, đồng thời cũng là khu trung tâm đầu mối giao thông giữa các đô thị Tiên Yên với đường cao tốc Vân Đồn- Móng Cái.,… Đồng thời là khu giao thông cửa ngõ của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Quảng Ninh
Quy hoạch Quảng Ninh là một trong những chính sách và định hướng quy hoạch phát triển đồng bộ tỉnh Quảng Ninh trong tương lai. Trong đó, tỉnh hướng tập trung cụ thể vào từng hạng mục, khu vực cũng như phạm vi quy hoạch sao cho phát huy tốt nhất thế mạnh của khu vực đó. Mọi nỗ lực phát triển đều hướng đến tầm nhìn phát triển chung của tỉnh như:
Tầm nhìn quy hoạch
Đưa tỉnh Quảng Ninh trở thành một trong những tỉnh về dịch vụ và công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế,.. lớn nhất và hiện đại nhất cả nước. Bên cạnh đó, đồng bộ hệ thống hạ tầng của các thành phố, xã phường của tỉnh phù hợp hơn với định hướng phát triển trong tương lai.
Mục tiêu quy hoạch
Trong mục tiêu quy hoạch Quảng Ninh trong giai đoạn sắp tới, tỉnh Quảng Ninh hướng đến các định hướng quy hoạch với những mục tiêu cụ thể như;
Định hướng và tổ chức không gian của các cơ sở công nghiệp chủ yếu, xây dựng các công trình hạ tầng, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và tổ chức không gian hệ thống đô thị và các điểm dân cư của từng vùng theo từng giai đoạn thích hợp. Phù hợp hơn với vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, tiềm năng của từng khu vực, đồng thời đảm bảo được an ninh quốc phòng, khai thác tài nguyên thiên nhiên của khu vực một cách hợp lý.
Quy hoạch Quảng Ninh đến năm 2030 là trở thành trung tâm dịch vụ, trung tâm du lịch quốc tế, công nghiệp hiện đại. trở thành một trong những điểm đầu kinh tế của khu vực Miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và kinh tế, đồng bộ được hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, nâng cao được đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân. Đồng thời, bảo vệ được môi trường sống bền vững thân thiện và phát huy bản sắc dân tộc riêng
Tỉnh Quảng Ninh có nhiều kỳ quan thiên nhiên là di sản văn hóa thế giới như vịnh Hạ Long, điều này càng làm cho kế hoạch quy hoạch Quảng Ninh càng phải thận trọng hơn để vừa bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, nhưng vẫn khai thác kinh tế tốt từ nguồn tài nguyên đó. Tỉnh Quảng Ninh quyết tâm trở thành khu vực phòng thủ vững chắc quốc phòng an ninh, canh tranh kinh tế quốc tế và giữ vững được chính trị, trận tự an toàn xã hội.
Quyết định số 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Số ký hiệu | 80/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 11-02-2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Trần Hồng Hà |
Trích yếu | Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Tài liệu đính kèm |
Giới thiệu về tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc nước ta. Quảng Ninh nằm cách thủ đô Hà Nội 125 km về phía Đông. Tỉnh có biển, đảo, đồi núi và gần biên giới Trung Quốc nên rõ ràng có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế, chính trị của cả nước.
Vị trí địa lý
- Phía bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc
- Phía Đông và Nam giáp Vịnh Bắc Bộ
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn
Các điểm cực của tỉnh Quảng Ninh:
- Điểm cực Đông của đất liền tại: mũi Gót, phường Trà Cổ, TP Móng Cái.
- Điểm cực đông của đảo ở: mũi Sa Vĩ.
- Điểm cực Tây tại: xóm 1, xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều.
- Điểm cực Nam tại: đảo Hạ Mai, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn.
- Điểm cực Bắc tại: Bản Mỏ Toong, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu.
Diện tích và dân số
Tỉnh Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 6.207,79 km², dân số năm 2022 đạt 1.360.700 người. Trong đó, khu vực thành thị có 516.700 người (38,25%), khu vực nông thôn có 834.200 người (61,75%). Mật độ dân số khoảng 218 người/km², chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa sinh sống.
Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi và trung du nằm ở ven biển, với hơn 80% diện tích là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn đảo đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh đa dạng có thể chia thành 3 vùng bao gồm vùng núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng biển và hải đảo.
- Vùng núi: Vùng núi phía Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là phần tiếp nối của dãy núi Shi Wan Dai Son từ Trung Quốc, hướng chính là đông bắc – tây nam. Vùng núi phía Tây chạy từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, phía Bắc thành phố Hạ Long, Uông Bí và thấp dần ở phía Bắc thị xã Đông Triều.
- Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm các sườn đồi thấp bị phong hóa, xói mòn tạo nên các cánh đồng từ chân núi kéo dài đến ven sông, ven biển. Ở các cửa sông, phù sa lắng đọng tạo thành các cánh đồng và bãi triều thấp. Tuy diện tích nhỏ hẹp, manh mún nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận lợi cho nông nghiệp và giao thông nên là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
- Biển đảo Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo của cả nước (2078/2779), đảo trải dài theo bờ biển hơn 250 km, chia thành nhiều lớp, đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên khu vực. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh, ngoài những bãi biển được phù sa bồi đắp, còn có những bãi cát trắng nhô lên từ những con sóng.
Thông tin bản đồ quy hoạch giao thông Quảng Ninh
Trong định hướng quy hoạch Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh chú trọng phát triển hệ tầng giao thông nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cũng như điều kiện để người dân có thể phát triển kinh tế. Quy hoạch giao thông Quảng Ninh được thực hiện đồng bộ với những định hướng cụ thể sau:
a) Đường bộ:
Liên kết Vùng: đề án xây dựng các tuyến cao tốc Nội Bài- Hạ Long, Hạ Long- Móng Cái, Hải Phòng- Hạ Long. Ngoài ra, tỉnh còn chủ trương xây các tuyến đường ven biển để kết nối các tỉnh như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình. Xây dựng những tuyến quốc lộ liên kết tỉnh Quảng Ninh với những tỉnh thành khác: QL10, QL279, QL4B, QLl8C.
Nâng cấp, cải tạo những tuyến quốc lộ, tỉnh lộ để hình thành vành đai kết nối các địa phương ở trong tiểu vùng, các khu vực nội và ngoại thị
Xây dựng mới những tuyến đường kết nối các khu vực biển, những tuyến đường tránh, tuyến đường vành đai.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch thị xã Quảng Yên mới nhất đến năm 2030
b) Đường Sắt:
Quyết tâm hoàn thành tuyến đường sắt Yên Viên – Hạ Long – Cái Lân; xây dựng mới các tuyến đường sắt Hạ Long – Móng Cái, Lạng Sơn – Mũi Chùa, Uông Bí – Tiền Phong, (nối sang Lạch Huyện – Hải Phòng).
c) Đường thủy:
- Hoàn thiện xây dựng hệ thống cảng vận tải hoàng hóa, vận tải hành khách và các bến du thuyền
- Cảng biển: Cải tạo, nâng cấp và mở rộng các cảng biển như: Hòn Gai (cảng Cái Lân), cảng Vạn Hoa – Mũi Chùa, cảng Vạn Gia, câng Hải Hà, cảng Cẩm Phả theo đúng quy hoạch hệ thống cảng biển.
- Cảng du lịch: Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh, xây mới các cảng du lịch chất lượng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế đảo Tuần Châu, Hồng Gai, Bãi Cháy, Quang Hanh, Cái Rồng, Quan Lạn, Minh Châu, Cô Tô, Mũi Ngọc, Vạn Gia.
- Hệ thống cảng khác: Xây dựng cảng Tiền Phòng, cảng Đầm Nhà Mạc tọa lạc tại thị xã Quảng Yên, cảng phía Bắc đảo Cái Bầu tại khu kinh tế Vân Đồ. Nâng cấp nrg Hoàn Nét, cảng Cửa Ông thuộc cảng tổng hợp,..
d) Hàng không:
Định hướng phát triển quy hoạch xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh tại xã Đoàn Kết- Vân Đồn có tổng diện tích đất khoảng 300ha. Đồng thời, nghiên cứu phát triển thêm các sân bay có quy mô nhỏ để phục vụ du lịch tại huyện đảo Cô Tô, thành phố Hạ Long, Móng Cái và những đảo nhỏ khác thuộc khu kinh tế Vân Đồn
e) Giao thông công cộng:
Phát triển những tuyến xe buýt kết nối Quảng Ninh với những địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh,.. để liên kết các độ thị quan trọng, kết nối những nơi trọng điểm du lịch.
Phát triển hệ thống tàu điện một ray để kết nối Uông Bí- Quảng Yên- Hạ Long- Cẩm Phả- Vân Đàn và tỉnh Hải Phòng.
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Thông tin về hành chính tỉnh Quảng Ninh:
Tổng quan: Quảng Ninh có diện tích khoảng 6,100 km² và dân số vào khoảng 1.2 triệu người (dữ liệu có thể thay đổi sau thời điểm tôi cắt đứt kiến thức). Tỉnh này có một số đô thị lớn, trong đó thành phố Hạ Long là trung tâm hành chính và kinh tế.
Chia thành: Quảng Ninh được chia thành nhiều huyện và thành phố. Một số đơn vị hành chính quan trọng bao gồm:
- Thành phố Hạ Long: Là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh.
- Thành phố Cẩm Phả: Nằm gần Hạ Long và cũng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
- Thành phố Uông Bí: Nổi tiếng với ngành công nghiệp than.
- Huyện Quảng Yên, huyện Móng Cái và nhiều huyện khác.
Phát triển du lịch: Quảng Ninh nổi tiếng với vịnh Hạ Long, một trong Những Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Vịnh Hạ Long thu hút hàng triệu du khách mỗi năm để tham quan cảnh quan độc đáo và tham gia các hoạt động như du thuyền, tham quan hang động, lặn biển, vv. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có nhiều địa điểm du lịch khác như đền Yên Tử, suối Moóc, đảo Tuần Châu, vv.
Phát triển kinh tế: Ngoài nguồn thu từ du lịch, Quảng Ninh còn phát triển nhiều ngành kinh tế khác như khai thác than, công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ.
Quản lý hành chính: Tỉnh Quảng Ninh có một tổ chức hành chính chính quyền cấp tỉnh, với các đơn vị hành chính địa phương như thành phố, huyện, xã. Quản lý hành chính được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng ủy tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Ðơn vị hành chính cấp huyện | Diện tích (km²) | Dân số (người) | Số đơn vị hành chính |
Thành phố Hạ Long | 1.119,12 | 300.000 | 21 phường, 12 xã |
Thành phố Cẩm Phả | 486,4 | 190.000 | 13 phường, 3 xã |
Thành phố Uông Bí | 256,3 | 121.000 | 9 phường, 1 xã |
Thành phố Móng Cái | 519,58 | 100.000 | 8 phường, 9 xã |
Thị xã Đông Triều | 397 | 169.000 | 10 phường, 11 xã |
Thị xã Quảng Yên | 334 | 135.000 | 11 phường, 8 xã |
Huyện Vân Đồn | 551 | 53.000 | 1 thị trấn, 11 xã |
Huyện Tiên Yên | 645 | 49.000 | 1 thị trấn, 10 xã |
Huyện Đầm Hà | 335 | 38.000 | 1 thị trấn, 8 xã |
Huyện Hải Hà | 495,5 | 57.000 | 1 thị trấn, 10 xã |
Huyện Bình Liêu | 475,1 | 31.000 | 1 thị trấn, 6 xã |
Huyện Ba Chẽ | 608,5 | 21.000 | 1 thị trấn, 7 xã |
Huyện Cô Tô | 47,3 | 6.000 | 1 thị trấn, 2 xã |
Bản đồ giao thông tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh là một trong những tỉnh có hệ thống giao thông phát triển và quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là với vai trò đặc biệt trong phát triển du lịch và kinh tế biển. Dưới đây là một số thông tin về giao thông của tỉnh Quảng Ninh:
Tỉnh Quảng Ninh là một trong những tỉnh có hệ thống giao thông phát triển và quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là với vai trò đặc biệt trong phát triển du lịch và kinh tế biển. Dưới đây là một số thông tin về giao thông của tỉnh Quảng Ninh:
- Đường bộ: Tỉnh Quảng Ninh có mạng lưới đường bộ phát triển, với một số tuyến đường quốc lộ chính như Quốc lộ 18 và Quốc lộ 18A đi qua các huyện, thành phố của tỉnh. Đây là các tuyến đường quan trọng kết nối Quảng Ninh với các tỉnh lân cận và với Hà Nội, đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và du khách.
- Đường sắt: Quảng Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đi qua, với ga Uông Bí là ga chính của tỉnh. Đường sắt này kết nối Quảng Ninh với các tỉnh lân cận và là tuyến đường quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và người dân.
- Đường thủy: Với vị trí ven biển, Quảng Ninh có hệ thống đường thủy phát triển. Cảng Cái Lân và cảng Hòn Gai là hai cảng biển lớn của tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa, du lịch và vận tải biển.
- Hàng không: Quảng Ninh hiện có sân bay quốc tế Vân Đồn, được xây dựng mới và đưa vào hoạt động từ năm 2018. Sân bay này đáp ứng nhu cầu di chuyển của du khách đến với vùng đất mới mở Vân Đồn và cũng là điểm kết nối với các điểm đến trong nước và quốc tế.
- Giao thông biển giới: Quảng Ninh có biên giới với Trung Quốc qua các cửa khẩu quốc tế như Móng Cái và Kẻ Hàm, đây là các điểm cửa khẩu sôi động, quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại và du lịch giữa hai nước.
Tổng thể, hệ thống giao thông của tỉnh Quảng Ninh đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch và trong việc cải thiện chất lượng sống của người dân địa phương.
Bản đồ vệ tinh tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh có địa hình đa dạng với nhiều đặc điểm địa lý đặc trưng, phù hợp cho các hoạt động du lịch và phát triển kinh tế. Dưới đây là mô tả về địa hình của tỉnh Quảng Ninh:
- Núi đồi và cao nguyên: Phần lớn diện tích phía Bắc và Tây Bắc của Quảng Ninh là núi đồi, có sự giao thoa giữa các dãy núi và thung lũng. Các dãy núi chủ yếu có độ cao từ 200m đến 500m, với các đỉnh núi trần cao như núi Bà Chúa Kho, núi Yên Tử và núi Ba Vì. Cao nguyên Mông Hoá là một điểm nổi bật, nằm ở phía Bắc tỉnh.
- Vùng núi rừng phong phú: Khu vực núi rừng chiếm phần lớn diện tích phía Tây tỉnh Quảng Ninh, với các loài cây lớn như sồi, bạch đàn và dương nhiên. Các khu rừng này có giá trị sinh thái cao và là nơi sống của nhiều loài động vật quý hiếm.
- Bán đảo và vịnh biển: Phía Đông và Đông Nam của Quảng Ninh là bán đảo và vịnh biển, với địa hình phẳng, bãi cát và bãi biển ven biển. Vịnh Hạ Long và Vân Đồn là hai điểm nổi bật với hệ thống hòn đảo, hang động và vịnh nước trong xanh, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ và thu hút du khách từ khắp nơi đến tham quan.
- Hệ thống sông suối: Quảng Ninh có nhiều sông suối chảy qua như sông Cái, sông Bạch Đằng và sông Kinh Thầy, tạo nên một hệ thống mạng lưới thủy lợi phong phú và đóng vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển kinh tế của địa phương.
- Đất đai và rừng ngập mặn: Các vùng đất đai ven biển và rừng ngập mặn nằm ở các vùng cửa sông và vịnh, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật quý hiếm và có giá trị sinh thái cao.
Tổng thể, địa hình đa dạng của Quảng Ninh từ núi đồi, cao nguyên đến bán đảo và vịnh biển đã tạo nên một bức tranh tự nhiên phong phú và đẹp mắt, góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch, nông nghiệp và công nghiệp của tỉnh.
Tra cứu quy hoạch tỉnh Quảng Ninh
Để tra cứu quy hoạch Quảng Ninh chi tiết và cung cấp thông tin chính thống nhất, bạn nên tra cứu thông tin quy hoạch tại trang tra cứu quy hoạch của chính phủ, hoặc thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh để có được những thông tin chính xác nhất. Tuy nhiên, những trang web này chỉ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về các chính sách quy hoạch của tỉnh. Do đó, để có cái nhìn khái quát hơn, bạn nên tra cứu bằng bản đồ quy hoạch Meey map
Đây là một nền tảng tra cứu bản đồ quy hoạch bất động sản chân thực và chính xác nhất. Bạn có thể xem được toàn bộ phần quy hoạch Quảng Ninh trên bản đồ. Có thể phóng to bản đồ để xem quy hoạch chi tiết của từng vùng. Ngoài ra, bạn còn so sánh được lớp nền đã quy hoạch và chưa quy hoạch trên bản đồ để có cái nhìn chính xác định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh
Để xem thêm hướng dẫn sử dụng meey map, tra cứu bản đồ thì bạn có thể click meeymap.com
App quy hoạch Quảng Ninh
Trên đây là những thông tin về quy hoạch Quảng Ninh, các quận huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2021-2030. Để biết thêm nhiều thông tin quy hoạch chi tiết, hãy sử dụng nền tảng tra cứu quy hoạch Meey map, tại đây, bạn sẽ nhận được nguồn thông tin đầy đủ và chính xác nhất nhé.
Liên hệ:
Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất.
Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN
CSKH: 0967 849 918
Email: contact.redtvn@gmail.com
Website: meeymap.com
Bộ phận kinh doanh
Email: sales.redtvn@gmail.com
Hotline: 0349 208 325
Website: redt.vn