Thông tin quy hoạch

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Giang|Kế hoạch sử dụng Đất

Bắc Giang là một huyện trung du miền Bắc với địa hình địa lý đa phần là núi, quy hoạch Bắc Giang nằm trong quy hoạch khu phụ cận của thủ đô Hà Nội. Lợi dụng những lợi ích về địa lý và thế mạnh của huyện về phát triển du lịch, tỉnh Bắc Giang đang dần định hướng phát triển và quy hoạch toàn diện để phát triển kinh tế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mục đích cùng những thông tin quy hoạch của Bắc Giang chi tiết và mới nhất nhé. 

Quy hoạch Bắc Giang trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn của năm 2050
Quy hoạch Bắc Giang trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn của năm 2050

1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang nằm ở vùng Bắc Bộ của Việt Nam và có vị trí địa lý đa dạng với địa hình từ núi đến sông suối. Dưới đây là thông tin chi tiết về địa lý và vị trí của tỉnh Bắc Giang:

Vị trí địa lý:

    • Bắc Giang giáp biên giới với các tỉnh và thành phố lân cận:
      • Phía Đông: Giáp tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.
      • Phía Nam: Giáp tỉnh Bắc Ninh.
      • Phía Tây: Giáp tỉnh Thái Nguyên.
      • Phía Bắc: Giáp tỉnh Lạng Sơn.
    • Vị trí địa lý của Bắc Giang là thuận lợi cho giao thông kết nối với các vùng lân cận và cảng biển Hải Phòng.

Hành chính:

Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 209 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 17 thị trấn và 182 xã.

Giao thông:

  • Đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 17, quốc lộ 31, quốc lộ 37, quốc lộ 279, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đi qua.
  • Đường sắt có đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, đường sắt Kép – Lưu Xá đi qua.
  • Đường thủy có sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương đi qua.

Địa hình:

  • Bắc Giang có cảnh quan đa dạng, bao gồm nhiều dãy núi và sơn thủy hữu ích.
  • Phía Tây và phía Nam của tỉnh là các dãy núi thấp, trong đó có núi Hòa Khánh và núi Hòa Xá.
  • Phía Đông và phía Bắc của tỉnh là các khu vực thấp, mời gồm sông Cầu, sông Lục Nam và sông Thương.

Sông suối và hồ nước:

  • Bắc Giang có nhiều con sông chảy qua như sông Lục Nam, sông Cầu, và sông Thương.
  • Có một số hồ nước như hồ Xuân Mai, hồ Đa Nại, hồ Đồng Giáp, tạo thành cảnh quan đa dạng.

Các địa danh nổi bật:

  • Núi Yên Tử: Là ngọn núi thiêng nổi tiếng với ngôi chùa Trấn Quốc thời Lý và nơi linh thiêng của Phật giáo.
  • Núi Đá Bia: Ngọn núi cao nằm ở huyện Lục Ngạn, có hình dáng giống bia và là điểm thu hút du khách.
  • Tóm lại, với địa hình đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi, Bắc Giang có nền thiên nhiên phong phú và cơ hội phát triển kinh tế, du lịch và các ngành khác.

2. Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bắc Giang

  • Theo chính sách quy hoạch Bắc Giang, tỉnh cố gắng cụ thể hóa quy hoạch tổng thể để phát triển kinh tế, xã hội và những quy hoạch chuyên ngành khác của tỉnh Bắc Giang. 
  • Đồng thời, tỉnh còn tập trung tạo lập hình ảnh đô thị hiện đại, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa của tỉnh
  • Nghiên cứu và định hướng phát triển không gian quy hoạch để hướng đến mục tiêu thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại II
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bắc Giang hướng đến cân bằng đô thị tổng thể các vùng, trở thành đô thị loại II đến năm 2030
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bắc Giang hướng đến cân bằng đô thị tổng thể các vùng, trở thành đô thị loại II đến năm 2030

3. Hạng mục giao thông cần quy hoạch Bắc Giang

Thông tin và bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Giang là những đề án mà thành phố đang hướng đến nhằm phát triển hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ của tỉnh. Trong đó, những hạn mục quy hoạch giao thông Bắc Giang được cụ thể hóa như sau: 

Thông tin và sơ đồ quy hoạch hệ thống giao thông tỉnh Bắc Giang
Thông tin và sơ đồ quy hoạch hệ thống giao thông tỉnh Bắc Giang

3.1. Giao thông đô thị

Mạng lưới: Mạng lưới giao thông thành phố Hà Giang được xây dựng theo mạng lưới kết hợp. Những trục đường chính trong thành phố cũ được quy hoạch cải tạo và nâng cấp. Hè phố và những hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác đi kèm phải được thực hiện hoàn thiện để đáp ứng được tiêu chí đường đô thị. 

Xác định quy mô phân cấp những tuyến đường bao gồm: 

  • Đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn): Có lộ giới 100-110m;
  • Đường tỉnh 295B (đoạn qua đô thị): có lộ giới 40m;
  • Vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội: có lộ giới 100-110m;
  • Đường trục chính đô thị: 30-56m;
  • Đường liên khu vực với  mặt cắt ngang 21 – 27m;
  • Đường chính khu vực với mặt cắt ngang 19 – 20,5m:

Hệ thống công trình phục vụ giao thông:

Cầu cống: quy hoạch cải tạo, nâng cấp những cây cầu trên các tuyến phù hợp với cấp hạng đường 

Nút giao thông: Quy hoạch các nút giao thông cắt khác nhau theo đúng tiêu chuẩn

Cải tạo xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe: Sẽ xây dựng những bến xe mới có tổng diện tích dự kiến là 2-3ha. Đồng thời, kết hợp với các điểm đầu và điểm cuối xe buýt nội đô. Kế hoạch xây dựng dự kiến 3 bến xe đối ngoại mới. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Chính sách quy hoạch thành phố Bắc Giang đến năm 2030 mới nhất

3.2. Đường sắt: Đường sắt Quốc gia

Trong bản đồ quy hoạch Bắc Giang chung, tỉnh sẽ chú trọng đến những quy hoạch giao thông mang lại giá trị sử dụng cũng như phát triển kinh tế cho tỉnh. Trong quy hoạch đường sắt quốc gia, tỉnh sẽ nâng cấp đường sắt đơn có khổ kép 1m-1,435 m đi qua các khu vực. 

Ngoài ra, quy hoạch xây dựng thêm 1 nhà ga tổng hợp có quy mô 20 ha tọa lạc trong khu giao nhau giữa vành đai 5 và vùng thủ đô Hà Nội, đường cao tốc Hà Nội- Lạng sơn. Trong khi đó, ga Bắc Giang cũ sẽ được chuyển đổi chức năng thành ga hành khách du lịch đô thị. 

3.3. Đường thủy:

Luồng tuyến đường sông: Tỉnh chú trọng việc tận dụng tối đa những lợi thế vốn có về địa hình và cơ cấu giao thông tự nhiên của tỉnh. Khai thác tối đa các tuyến đường vận tải đường thủy trong vùng, đặc biệt là những tuyến trên hệ thống sông Thái Bình và các tuyến nối trực tiếp các cụm cảng với nhau tại cửa Ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh. 

Hệ thống bến cảng: trong quy hoạch hệ thống bến cảng, cảnh A Lũ sẽ được chuyển đổi chức năng thành cảng du lịch. Cảng Đông Sơn sẽ được xây dựng để đảm bảo các chức năng vận chuyển hành hóa của thành phố 

3.4. Tổ chức hệ thống đầu mối giao thông tiếp vận tổng hợp:

Trong bản đồ quy hoạch Bắc Giang với trong việc tổ chức hệ thống đầu mối giao thông tổng hợp trở thành đầu mối liên kết đường sắt quốc gia, đường cao tốc, đường bộ với tổng quy mô quy hoạch là 4-5 ha. 

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

4. Bản đồ quy hoạch quận, huyện Bắc Giang 

Trong bản đồ quy hoạch Bắc Giang tổng thể, thành phố Bắc Giang xây dựng những đề án quy hoạch cụ thể từng vùng, quận, huyện thuộc tỉnh Bắc Giang. Đây là cơ sở phát triển toàn diện tỉnh bằng giang với những quy hoạch chi tiết từng quận, huyện. Dưới đây là thông tin quy hoạch chi tiết các quận, huyện của thành phố Bắc Giang 

4.1: Quy hoạch huyện Lạng Giang

Lạng Giang là huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Giang và cách thành phố Bắc Giang 20km, cách trung tâm của thủ đô  Hà Nội là 70km có các vị trí địa lý giáp với những khu vực như sau: 

  • Phía đông giáp với huyện Lục Nam
  • Phía tây tiếp giáp huyện Tân Yên có ranh giới tự nhiên là sông Thương
  • Phía nam giáp với thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng
  • Phía bắc giáp với huyện Yên Thế có ranh giới là sông Thương và giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Bản đồ quy hoạch chung của huyện Lạng Giang Bắc Giang
Bản đồ quy hoạch chung của huyện Lạng Giang Bắc Giang

Huyện Lạng Giang có tổng diện tích tự nhiên 239,8 km² với dân số năm 2010 là 191.048 người. Nơi đây có một huyện có xã Hương Sơn có người dân tộc thiểu số. Cách thành phố Bắc Giang chỉ 10km về phía đông bắc là thị trấn Vôi nằm trên tuyến quốc lộ 1A. 

Bản đồ quy hoạch huyện Lạng Giang Bắc Giang trong giai đoạn 2021-2030 bao gồm các công trình quy hoạch toàn diện như: công trình dân dụng, công trình công nghiệp, hạ tầng giao thông. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch huyện Yên Dũng & Cách tra cứu chi tiết từ A-Z

4.2: bản đồ quy hoạch huyện Lục Ngạn 

Huyện Lục Ngạn là huyện có vị trí quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang. Quy hoạch huyện Lục Ngạn cũng là những đề án quy hoạch chi tiết trong quy hoạch Bắc Giang nói chung. Có vị trí địa lý được xem là lý tưởng của huyện khi:

  • Phía đông giáp với huyện Sơn Động
  • Phía tây và phía nam tiếp giáp với huyện Lục Nam
  • Phía bắc giáp với huyện Chi Lăng và giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Bản đồ quy hoạch huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang
Bản đồ quy hoạch huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang

 

Theo Quyết định Số: 732 /QĐ-UBND được ban hành của UBND tỉnh Bắc về việc phê duyệt đề án quy hoạch và sử dụng đất của huyện đến năm 2030 với những nội dung như sau: 

Diện tích, cơ cấu các loại đất

Huyện Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là  103.251,37 ha trong đó: 

  • Đất nông nghiệp: chiếm 75.444,37 ha
  • Đất phi nông nghiệp: chiếm c27.630,27 ha
  • Đất chưa sử dụng: chiếm 176,73 ha

Diện tích đất được chuyển mục đích sử dụng đất

  • Đất với mục đích nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là: 2.398,79 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nội bộ trong đất nông nghiệp: 1.800,00 ha

Diện tích đất chưa sử dụng sẽ được đưa vào sử dụng cho các mục đích như:

  • Đất nông nghiệp là: 2.218,37 ha
  • Đất phi nông nghiệp là: 31.49 ha

Các diện tích và vị trí của khu đất chuyển mục đích sử dụng sẽ được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2030, và được báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch đất cho đến năm 2030 huyện Lục Ngạn 

4.3: bản đồ quy hoạch huyện Hiệp Hòa Bắc Giang

Quy hoạch huyện Hiệp Hòa thì huyện tập trung khai thác tối đa tiềm lực về lợi thế địa lý khi huyện có vị trí giáp ranh rất thuận lợi như:

  • Phía đông giáp với huyện Tân Yên và huyện Việt Yên
  • Phía nam của huyện được giáp với huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có ranh giới là Sông Cầu
  • Phía tây giáp với huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội có ranh giới là Sông Cầu và tiếp giáp với thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
  • Phía bắc tiếp giáp với huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Mục tiêu quy hoạch toàn diện huyện Hiệp Hòa bao gồm các công trình xây dựng, nâng cấp và cải tạo như: 

  • Quyết định lở đường tỉnh lộ Bắc Nam với điểm xuất phát từ KDC số 3 chạy song song với đường DT295 nối qua đường vành đai IV, kết thúc ở KCN VSIP Bắc Ninh 
  • Triển khai khai thác đào hồ, công viên trên diện tích 5 ha tại 3 khu tt. Thắng
  • Quyết định di dời khu hành chính 1 cửa, đài truyền hình, tòa án về  khu 3 giáp với công an huyện đang được thi công và sắp hoàn thiện. 
  • Việc di dời các khu hành chính về phía TT. Thắng nằm trong quy hoạch chung mở đường Hòa Hiệp để lên thị xã vào năm 2025. 
Thông tin quy hoạch của huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
Thông tin quy hoạch của huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

4.4: Bản đồ quy hoạch huyện Lục Nam

Quy hoạch huyện Lục Nam đóng góp to lớn trong sự phát triển toàn diện và định hướng quy hoạch Bắc Giang. Bản đồ quy hoạch huyện Lục Nam đến năm 2030 đã được phê duyệt. Trong đó, huyện sẽ tập trung thực hiện các hạng mục như: quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy hoạch các cơ quan, quy hoạch giao thông. 

Với vị thế to lớn về vị trí địa lý của huyện Lục Nam khi tiếp giáp với các khu vực khác nhau như: 

  • Phía bắc giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
  • Phía nam giáp với  thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và giáp với thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
  • Phía đông tiếp giáp với huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động
  • Phía tây giáp với huyện Lạng Giang và giáp huyện Yên Dũng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch huyện Việt Yên Bắc Giang & cách tra cứu từ A-Z

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện Lục Nam đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện Lục Nam đến năm 2030

Hiện nay, huyện Lục Ngạn có tổng diện tích là 507 Km2 và bao gồm 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, là thị trấn Đồi Ngô và 24 xã: Bảo Sơn, Bắc Lũng, Bảo Đài, Bình Sơn, Cương Sơn, Cẩm Lý, Chu Điện,  Đan Hội, Đông Phú, Đông Hưng, Huyền Sơn, Khám Lạng, Nghĩa Phương, Lan Mẫu, Lục Sơn, Phương Sơn, Tam Dị, Tiên Nha, Thanh Lâm, Trường Giang, Trường Sơn, Vũ Xá, Vô Tranh, Yên Sơn.

4.5: bản đồ quy hoạch huyện Sơn Động

Bản đồ quy hoạch của huyện Sơn Động trong quy hoạch Bắc Giang giai đoạn 2021-2030 bao gồm những công trình về dân dụng, công nghiệp, cơ quan và hạ tầng giao thông. 

Huyện Sơn Động nằm phía  Đông tỉnh Bắc Giang với thị trấn Ân Châu và cách thành phố Bắc Giang 75km về phía Đông. Ngoài ra, huyện còn tiếp giáp với các địa bàn và khu vực khác như: 

  • Phía đông tiếp giáp với huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, đồng thời giáp huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
  • Phía tây: giáp với huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam
  • Phía nam: giáp với thành phố Hạ Long, giáp thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh
  • Phía bắc: tiếp giáp với huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Hiện nay, tổng diện tích của địa bàn huyện Sơn Đông là 845,77 km2, với dân số thống kê năm 2008 là 72.930 người. Có huyện lyh An Châu nằm trên quốc lộ 31. 

Đơn vị hành chính của huyện Sơn Động được chia thành 17 đơn vị, trong đó có 2 thị trấn An Châu (huyện lỵ) và Tây Yên Tử với 15 xã: Cẩm Đàn, An Bá, An Lạc, Đại Sơn, Dương Hưu, Giáo Liêm, Lệ Viễn, Long Sơn, Hữu Sản, Phúc Sơn, Tuấn Đạo, Thanh Luận, Vĩnh An, Vân Sơn, Yên Định.

Bản đồ quy hoạch huyện Sơn Động, Bắc Giang
Bản đồ quy hoạch huyện Sơn Động, Bắc Giang

4.6; Bản đồ quy hoạch huyện Tân Yên 

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Yên trong giai đoạn 2021-2030 có nội dung quy hoạch toàn diện đa dạng từ các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ quan và hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và nhiều hạng mục khác,.. 

Vị trí địa lý của huyện Lang Giang tiếp giáp với các khu vực như: 

  • Phía đông giáp với huyện Lạng Giang
  • Phía tây giáp với huyện Hiệp Hòa
  • Phía nam giáp với thành phố Bắc Giang và giáp huyện Việt Yên
  • Phía bắc giáp với huyện Yên Thế và giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Tân Yên, Bắc Giang
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Tân Yên, Bắc Giang

Huyện Tân Yên có tổng diện tích đất tự nhiên là 204km2 bao gồm 22 đơn vị hành chính thuộc cấp xã và xã trực thuộc trong đó: có hai 2 thị trấn là Cao Thượng ( huyện lỵ) và Nhã Nam và 20 xã:  Cao Xá, An Dương, Đại Hóa, Lam Cốt, Hợp Đức, Lan Lan Giới, Liên Chung, Ngọc Châu, Liên Sơn, Ngọc Lý, Ngọc Thiện, Phúc Sơn, Quang Tiến, Ngọc Vân, Phúc Hòa, Song Vân, Tân Trung, Quế Nham, Việt Lập, Việt Ngọc.

Quy hoạch hệ thống giao thông huyện Tân Yên là định hướng quan trọng của quy hoạch huyện Tân Yên. Vì các hệ thống giao thông liên kết vùng tại đây đóng vai trò quan trọng với bao gồm nhiều tuyến đường như: Quốc lộ 17, Tỉnh lộ 295, Tỉnh lộ 294, Tỉnh lộ 298, ..

4.7: Bản đồ quy hoạch huyện Việt Yên

Trong định hướng quy hoạch Bắc Giang chung, quy hoạch huyện Việt Yên đến năm 2030 bao gồm các hạng mục quy hoạch từ quy hoạch các ban ngành, cơ quan, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch giao thông, quy hoạch hạ tầng xã hội,… 

Vị trí huyện Việt Yên

  • Phía nam tiếp giáp với huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và giáp huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
  • Phía tây giáp với huyện Hiệp Hòa
  • Phía đông giáp với huyện Yên Dũng và giáp thành phố Bắc Giang
  • Phía bắc giáp với huyện Tân Yên.
Bản đồ quy hoạch, sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng huyện Việt Yên
Bản đồ quy hoạch, sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng huyện Việt Yên

Huyện Việt Yên có bao gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, 2 thị trấn: Bích Động (huyện lỵ), Nếnh và 15 xã:  Minh Đức, Hồng Thái, Hương Mai,Nghĩa Trung, Quảng Minh, Tăng Tiến, Ninh Sơn, Quang Châu, Tiên Sơn, , Thượng Lan, Trung Sơn, Vân Hà, Vân Trung, Tự Lạn, Việt Tiến.

4.8: Bản đồ quy hoạch huyện Yên Dũng

Huyện Yên Dũng có vị trí địa lý là nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Giang, địa hình nơi đây đa phần là đồi núi với những Nham Biền chạy theo dọc hướng Đông – tây và tiếp giáp với các khu vực như: 

  • Phía Đông giáp với huyện Lục Nam và giáp thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
  • Phía Tây giáp với huyện Việt Yên
  • Phía Nam giáp với huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có ranh giới là sông Cầu
  • Phía Bắc giáp với huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang.
Quy hoạch huyện Yên Dũng, Bắc Giang
Quy hoạch huyện Yên Dũng, Bắc Giang

Huyện Yên Dũng có những tuyến giao thông trọng điểm chạy qua và được xác định quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng như sau: 

  • Tuyến Quốc lộ 37
  • Tuyến ĐT 293
  • Tuyến ĐT 299
  • Tuyến ĐT 284
  • Tuyến ĐT 295 B
  • Tuyến ĐT 298

Ngoài ra, huyện còn có những tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã, đô thị sẽ được đầu tư và xây dựng trong giai đoạn quy hoạch Bắc Giang tiếp theo. Bên cạnh đó, trên bản đồ quy hoạch của huyện Yên Dũng đến năm 2030 cũng đã có những tuyến đường đã được quy hoạch trong giai đoạn 2021-2030 

4.9: Bản đồ quy hoạch huyện Yên Thế

Huyện Yên Thế tọa lạc tại phía bắc của tỉnh Bắc Giang với vị trí địa lý tiếp giáp lý tưởng như: 

  • Phía đông tiếp giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
  • Phía tây giáp với huyện Phú Bình và giáp huyện Đồng Hỷ, phía bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
  • Phía nam giáp với huyện Tân Yên và giáp huyện Lạng Giang
Bản đồ quy hoạch và sử dụng đất của huyện Yên Thế, Bắc Giang
Bản đồ quy hoạch và sử dụng đất của huyện Yên Thế, Bắc Giang

Đơn vị hành chính của huyện Yên Thế bao gồm 19 đơn vị hành chính, trong đó, 2 thị trấn Phồn Xương (huyện lỵ), Bố Hạ và gồm 17 xã: Đông Hưu, Đồng Sơn, An Thượng, Đồng Lạc, Canh Nậu, Đồng Kỳ, Đồng Vương, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Hồng Kỳ, Tam Hiệp, Tam Tiến, Hương Vỹ, Tân Hiệp, Tiến Thắng, , Tân Sỏi, Xuân Lương.

Huyện Yên Thế có địa hình là đồi núi trung du nằm trong khu vực Đông Bắc Bộ, tiếp giáp với hai tỉnh thành là Thái Nguyên và Lạng Sơn. 

Như vậy, trong quy hoạch Bắc Giang tổng thể, tỉnh Bắc Giang cũng đã đưa ra những đề án quy hoạch cụ thể cho từng vùng, khu vực và quận, huyện thuộc tỉnh Bắc Giang. Những chính sách quy hoạch này nhằm đồng bộ lại sự phát triển kinh tế cũng như hạ tầng chung của tỉnh và thành phố. 

5. Hướng dẫn tra cứu thông tin quy hoạch của tỉnh Bắc Giang 

Tra cứu quy hoạch Bắc Giang mới nhất giúp những nhà đầu tư có được những nắm bắt thông tin chính xác nhất của tỉnh Bắc Giang. Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Giang là căn cứ chính xác nhất để bạn có được những định hướng đầu tư bất động sản phù hợp. Trong các cách tra cứu quy hoạch truyền thống, thì hiện nay việc tra cứu quy hoạch trực tuyến đem lại nhiều tiện ích và thông tin cập nhật nhanh chóng hơn.

Nếu muốn tra cứu quy hoạch Bắc Giang chi tiết, bạn có thể tham khảo cách tra cứu trên trang thông tin điện tử của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, cách tra cứu này chỉ cung cấp những thông tin chung về quy hoạch. Để xem được quy hoạch và bản đồ quy hoạch Bắc Giang chi tiết, bạn có thể sử dụng ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey map. 

Tra cứu quy hoạch Bắc Giang bằng nền tảng bản đồ quy hoạch Meey map
Tra cứu quy hoạch Bắc Giang bằng nền tảng bản đồ quy hoạch Meey map

Meey map là nền tảng bản đồ bất động sản, tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến một cách nhanh chóng, chi tiết và chính xác nhất. Tại đây, bạn có thể xem bất cứ thông tin tra cứu quy hoạch nào của từng quận, huyện của Bắc Giang. Ngoài ra, nó còn chi tiết quy hoạch của từng phân khu, ổ đất của từng khu vực. Trên meey map, bạn cũng có thể tìm kiếm bài đăng bất động sản và hiện thị chúng trên bản đồ bàn tìm kiếm. 

Để xem nhiều hướng dẫn tra cứu thông tin quy hoạch bằng Meey map, bạn xem hướng dẫn video tại đây. 

Trên đây là toàn bộ thông tin quy hoạch Bắc Giang chi tiết nhất cho từng quận huyện của Bắc Giang. Các đề án quy hoạch chỉnh sửa, điều chỉnh theo từng giai đoạn sao cho phù hợp nhất với tình hình và đặc điểm phát triển của từng vùng. Tham khảo thông tin quy hoạch tỉnh Bắc Giang chính xác nhất trên nền tảng Meey map để có được những thông tin quy hoạch và sử dụng đất hấp dẫn tại địa bản tỉnh Bắc Giang.  

Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thực hiện Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Ngày 01/3/2022 Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến Công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự hội nghị tại Trung tâm Hội nghị có các đồng chí: Dương Văn Thái – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lê Thị Thu Hồng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ánh Dương – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Lê Ô Pích, Phan Thế Tuấn cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung tham luận vấn đề liên quan đến quy hoạch như: Tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ; rà soát quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ rừng, môi trường; phát triển khu đô thị hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quy hoạch… Qua đó, đưa ra giải pháp nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội nhanh, toàn diện và bền vững. Lấy công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng có bước đột phá; đến năm 2050, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương nhấn mạnh, Bắc Giang là địa phương đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch. Việc quy hoạch tỉnh được phê duyệt là điều rất quan trọng, là tiền đề để Bắc Giang mở ra cánh cửa lớn thu hút đầu tư, khai thác các tiềm năng, thế mạnh vốn có của tỉnh, là thời cơ để Bắc Giang đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế – xã hội, nâng cao vị thế của tỉnh.

Để thực hiện tốt các nội dung quy hoạch, đưa tầm nhìn quy hoạch và khát vọng phát triển của Bắc Giang thành hiện thực, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh cần tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, công bố, công khai nội dung quy hoạch (từng ngành, lĩnh vực, địa phương…) trên tất cả các nền tảng thông tin để cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương kể cả các nhà tư vấn, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và toàn dân hiểu được khát vọng phát triển của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn tới.

Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ khẩn trương rà soát lại các quy hoạch, đề án liên quan để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy hoạch tỉnh.

Bên cạnh đó, tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược đó là: Đột phá về cơ chế, chính sách để phát huy được tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư; đột phá về cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông, coi giao thông là “mạch máu” là động lực để phát triển và đột phá về phát triển nguồn nhân lực, lao động có kỹ thuật nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng…

Danh mục Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030,tầm nhìn đến năm 2050

  • Phụ lục 1: Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 2: Quy hoạch phát triên cảng thủy nội địa tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 3: Quy hoạch lưới điện tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 4: Quy hoạch phát triển công trình cấp nước sạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 5: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 6: Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030.
  • Phụ lục 7: Quy hoạch phát triển giáo dục – đào tạo, y tế, an sinh xã hội tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 8: Quy hoạch phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 9: Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 10: Quy hoạch khu dịch vụ tổng hợp, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao sân golf tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 11: Phương án phân vùng môi trường tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 12: Phương án bố trí điểm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 13: Quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, khu xử lý chất thải tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 14: Quy hoạch bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
  • Phụ lục 15: Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 tỉnh Bắc Giang
  • Phụ lục 16: Danh mục bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận-Huyện tỉnh Bắc Giang
Bản đồ quy hoạch Tỉnh Bắc Giang
Bản đồ quy hoạch Thành phố Bắc Giang
Bản đồ quy hoạch Huyện Hiệp Hoà
Bản đồ quy hoạch Huyện Lạng Giang
Bản đồ quy hoạch Huyện Lục Nam
Bản đồ quy hoạch Huyện Lục Ngạn
Bản đồ quy hoạch Huyện Sơn Động
Bản đồ quy hoạch Huyện Tân Yên
Bản đồ quy hoạch Huyện Việt Yên
Bản đồ quy hoạch Huyện Yên Dũng
Bản đồ quy hoạch Huyện Yên Thế
Đánh giá post
Avatar of Meey Map
Meey Map là nền tảng bản đồ tra cứu thông tin quy hoạch toàn quốc, cung cấp 2 loại quy hoạch quan trọng nhất ngành BĐS là quy hoạch xây dựng & quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản

Related Posts

Cua Hang Thu Cung tai quan can tho

Full DS Cửa Hàng Thú Cưng Gần Đây tại Cần Thơ

Bạn đang cần tìm Cửa Hàng Thú Cưng tại Cần Thơ thì việc chọn một cửa hàng bán các sản phẩm. Dưới đây là một số yếu tố…

cua hang hoa

Full DS Cửa Hàng Hoa Tươi gần đây tại Hà Nội

Bạn đang cần tìm Cửa Hàng Hoa Tươi Gần đây tại Hà Nội thì việc chọn một của hàng để hoa, dưới đây là một số yếu tố…

Đường Quốc lộ 1A dài bao nhiêu?

Đường Quốc Lộ 1A | Đi Qua Tỉnh Nào, Bản Đồ Quy Hoạch Chi Tiết

Đường quốc lộ 1A là tuyến đường đi xuyên suốt qua 31 tỉnh thành tại Việt Nam, đây được xem như là xương sống của toàn bộ hệ…

Phối cảnh khu vực đường Láng

Chỉ đường Đường Láng |Vị Trí, Vai Trò & Tiện Ích Xung Quanh

Được biết đến là nơi có thị trường bất động sản vô cùng tiềm năng nhờ những lợi thế mà con đường Láng sở hữu. Trong thời gian…

Khu công nghiệp Amata được đánh giá là khu công nghiệp trọng điểm tại Đồng Nai

Khu Công Nghiệp Amata Thuộc Phường Nào? Tổng Quan & Bản Đồ

Khu công nghiệp Amata tọa lạc tại tỉnh Đồng Nai, một trong những địa điểm thu hút sự quan tâm lớn nhất trong lĩnh vực công nghiệp hiện…

Khu công nghiệp Đại An 

Khu Công Nghiệp Đại An Hải Dương | Thông Tin Chi Tiết

Khu công nghiệp Đại An Hải Dương là khu công nghiệp kiểu mẫu hàng đầu của tỉnh Hải Dương và Việt Nam. Nơi đây có hệ thống cơ…