Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Bình Thuận được thể hiện trong bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận.
Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (một số người cho rằng trực thuộc Đông Nam Bộ), Việt Nam. Tổng diện tích của tỉnh là 7.812,8 km².
Tỉnh Bình Thuận có vị trí địa lý như sau: Phía bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng; phía đông bắc giáp tỉnh Ninh Thuận; phía tây giáp tỉnh Đồng Nai; và phía tây nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu; ở phía đông và nam giáp biển đông với đường bờ biển dài 192 km.
Về quy hoạch giao thông, ngày 27/6/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg về phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020.
Cải tạo và nâng cấp đoạn quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I đồng bằng. Xây dựng đoạn đường cao tốc Bắc – Nam trên địa bàn tỉnh. Xây dựng tuyến đường vành đai (tuyến tránh mới) của thành phố Phan Thiết đạt tiêu chuẩn cấp I đồng bằng với 4 – 6 làn xe.
Nâng cấp tuyến đường nối quốc lộ 1A với các cảng Phan Thiết, cảng Kê Gà và cảng Sơn Mỹ. Xây dựng các tuyến đường ven biển gồm đường 706B (Phan Thiết – Mũi Né) và nối tuyến các đoạn đường hiện có dọc bờ biển các huyện trong tỉnh và với tỉnh Ninh Thuận ở phía Bắc tại khu vực Vĩnh Hảo – Vĩnh Tân và với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Nam. Cải tạo và nâng cấp tuyến quốc lộ 28 kết nối với Lâm Đồng và quốc lộ 55 kết nối với Bà Rịa – Vũng Tàu đoạn đi qua địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng.
Nâng cấp cải tạo các tuyến đường tỉnh lộ: 711, 712, 714, 715, 716, 718, 719, 720, 766 đạt tiêu chuẩn đường cấp III và cấp IV. Phát triển mạng lưới giao thông đô thị hiện đại. Xây dựng các cầu lớn, gồm: Văn Thánh, Hùng Vương, Nguyễn Văn Cừ và các cầu qua sông: Cả Ty, Cái Phan Thiết, Dinh. Xây dựng bến xe trung tâm tỉnh với quy mô hiện đại, nâng cấp bến xe tại trung tâm các huyện và các điểm đô thị.
Nối một số tuyến đường huyện, đường xã thành trục đường liên huyện, liên xã. Tỷ lệ mặt đường bằng vật liệu cứng đạt từ 80 – 90%. Xây dựng và nâng cấp tuyến đường vành đai xung quanh đảo Phú Quý. Phát triển và nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn đến các vùng cao, vùng sâu, bảo đảm thông suốt tới các điểm cư trong tỉnh. Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất, Mương Mán – Phan Thiết, nhà ga Muơng Mán và xây dựng mới ga Phan Thiết. Đầu tư xây dựng tuyển đường sắt từ Tây Nguyên đến cảng biển tổng hợp Kê Gà phục vụ dự án khai thác – sản xuất quặng bộcxít và phát triển kinh tế – xã hội các vùng có đường sắt đi qua. Chuẩn bị đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết – Nha Trang hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.