Bản đồ quy hoạch

Bản đồ quy hoạch huyện Lạng Giang, Bắc Giang| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Lạng Giang (Bắc Giang), gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn.

Huyện Lạng Giang là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, có vị trí quan trọng là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với tỉnh Bắc Giang; ranh giới hành chính huyện:

Diện tích tự nhiên là 24.401,91 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 75,58%, đất phi nông nghiệp chiếm 24%.
Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã và 2 thị trấn), trong đó thị trấn Vôi là trung tâm hành chính của huyện. Dân số toàn huyện là 207.408 người

Quy hoạch huyện Lạng Giang, bao gồm 2 thị trấn: Vôi (huyện lỵ), Kép và 19 xã: An Hà, Dương Đức, Đại Lâm, Đào Mỹ, Hương Lạc, Hương Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Quang Thịnh, Tân Dĩnh, Tân Hưng, Tân Thanh, Thái Đào, Tiên Lục, Xuân Hương, Xương Lâm, Yên Mỹ.

Quy hoạch giao thông đô thị công nghiệp huyện Lạng Giang

Về quy hoạch giao thông huyện Lạng Giang

Quy hoạch giao thông huyện Lạng Giang được xác định theo Quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Giang đến 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, được xác định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Lạng Giang.

Giao thông đô thị công nghiệp huyện Lạng Giang
Giao thông đô thị công nghiệp huyện Lạng Giang

Địa hình huyện tương đối bằng phẳng, hệ thống giao đồng bộ, kết nối nối thuận lợi với các địa phương lân cận. Từ trung tâm huyện cách không xa các khu công nghiệp (KCN), đô thị lớn của tam giác kinh tế phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; thuận lợi kết nối với các cửa khẩu sang Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn như: Tân Thanh, Hữu Nghị…

Trên địa bàn huyện có một số tuyến giao thông quan trọng như: QL 1A, QL 31, QL 37, đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, đường sắt Yên Viên – Hạ Long… Các tuyến giao thông, nhất là đường bộ đã và đang được đầu tư nâng cấp, thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển hàng hóa.

Hiện nay, huyện Lạng Giang thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư và thực hiện các dự án trọng điểm. Toàn huyện triển khai GPMB 85 dự án với diện tích hơn 566 ha. Trong đó có một số dự án trọng điểm như: Dự án Khu đô thị phía Đông Bắc thị trấn Vôi; Khu công nghiệp Tân Hưng; dự án đường nối từ quốc lộ 37- quốc lộ 17- đường tỉnh 292 (đoạn Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang).

Về quy hoạch đô thị huyện Lạng Giang

Nhằm thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt một loại quy hoạch dự án khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn huyện. Cụ thể:

  • Ngày 21/01/2022, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 89/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí hồ Hố Cao – Bắc Giang, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (tỷ lệ 1/500)
  • Ngày 28/2/2022, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 203/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị Tân Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (tỷ lệ 1/500).
  • Ngày 03/3/2022, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 222/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị sinh thái thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang (tỷ lệ 1/500).
  • Ngày 31/3/2022, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 317/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Phú Thành, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang (tỷ lệ 1/500).
  • Ngày 24/5/2022, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 491/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới thị trấn Kép, huyện Lạng Giang (tỷ lệ 1/500)

Về quy hoạch công nghiệp huyện Lạng Giang

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Lạng Giang nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến 2030, tầm nhìn đến 2050.
Xác định công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, huyện Lạng Giang đã và đang tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ tối đa các nguồn lực để thu hút đầu tư.

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển công nghiệp, Lạng Giang đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ. Nổi bật là đầu tư 13 tuyến đường huyết mạch kết nối đối ngoại và các vùng trọng điểm kinh tế của huyện, giai đoạn 2021-2025.

Mới đây, huyện Lạng Giang đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tân Hưng với diện tích 105 ha. Bên cạnh khu công nghiệp này có 50 ha thuộc Cụm công nghiệp Tân Hưng đã được quy hoạch trước đó.

Hiện nay, huyện Lạng Giang đã hoàn thành bổ sung quy hoạch 05 KCN và 03 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích khoảng 1.172,81ha. Mục tiêu của huyện trước năm 2030 sẽ thành lập mới 5 KCN, gồm: Nghĩa Hưng (quy mô 189ha), Xuân Hương – Mỹ Thái – Tân Dĩnh (200ha), Thái Đào – Tân An (130ha), Mỹ Thái (160ha), Tân Hưng (155ha, mở rộng từ CCN Tân Hưng) và 03 CCN, gồm Hương Sơn 2 (60ha), Đại Lâm 2 (60ha), Nghĩa Hòa mở rộng (67ha).

Huyện phấn đấu đến cuối năm 2025 sẽ có thêm ít nhất 03 KCN và 5 CCN có hạ tầng đồng bộ, đưa vào sử dụng và thu hút hiệu quả nhà đầu tư thứ cấp. Trong đó, 4 CCN (Tân Hưng, Đại Lâm, Nghĩa Hòa, Hương Sơn) được lấp đầy và 3 KCN (Tân Hưng, Mỹ Thái, Nghĩa Hưng) lấp đầy 50%. Qua đó, góp phần nâng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 25-26%/năm trong giai đoạn 2021-2025; đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng chiếm 60% trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện.

Bản đồ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, huyện Lạng Giang đến 2030

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030 huyện Lạng Giang

Ngày 21/07/2021, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định Số: 738/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Lạng Giang với nội dung sau:
Theo quyết định, diện tích, cơ cấu các loại đất đưa vào quy hoạch và sử dụng của huyện Lạng Giang trong thời kỳ 2021-2030 được xác định với các loại đất sau: Đất nông nghiệp: 12.933,92 ha; Đất phi nông nghiệp: 11.444,82 ha; Đất chưa sử dụng: 35,98 ha

Bản đồ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, huyện Lạng Giang đến 2030
Bản đồ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, huyện Lạng Giang đến 2030

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất đến 2030, huyện Lạng Giang gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 4.907,42 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 222,78 ha.

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích: Đất phi nông nghiệp: 22,00 ha
Vị trí, diện tích các khu vực đất chuyển mục đích sử dụng được xác định theo Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Lạng Giang.

Ngày 27/03/2023, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 292/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Lạng Giang.
Theo đó, đối với diện tích, cơ cấu các loại đất, điều chỉnh đất nông nghiệp từ 17.841,34 ha xuống còn 13.623,86 ha. Trong đó, đất trồng lúa điều chỉnh từ 8.963,86 ha xuống còn 6.218,56 ha;

Đất trồng cây hàng năm còn lại từ 1.189,04 ha xuống còn 869,44 ha; đất trồng cây lâu năm từ 4.344,93 ha xuống còn 4.107,03 ha; đất rừng sản xuất từ 2.327,89 ha xuống còn 1.392,25 ha; đất nuôi trồng thủy sản từ 995,66 ha xuống còn 924,62 ha; đất nông nghiệp khác từ 19,96 ha lên 111,96 ha.
Điều chỉnh đất phi nông nghiệp từ 6.515,40 ha lên 10.770,18 ha, đất chưa sử dụng từ 57,98 ha xuống còn 20,68 ha.

Đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng đất, đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 4.217,48 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 365,78 ha.
Đối với diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng, đất phi nông nghiệp là 39,30 ha, trong đó đất cụm công nghiệp là 1,00 ha; đất thương mại, dịch vụ 1,00 ha; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là 35,30 ha.
UBND huyện Lạng Giang chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác của các nội dung thông tin, số liệu, tài liệu, hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Lạng Giang.

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Lạng Giang

Ngày 02/6/2022, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 536/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Lạng Giang.
Theo quyết định, diện tích, cơ cấu các loại đất được phân bổ và đưa vào sử dụng trong năm 2022 của huyện Lạng Giang, bao gồm: Đất nông nghiệp là 16.353,82 ha; Đất phi nông nghiệp là 8.001,37 ha; Đất chưa sử dụng là 59,52 ha.

Kế hoạch thu hồi đất năm 2022 của huyện gồm: Đất nông nghiệp là 1.015,27 ha; Đất phi nông nghiệp là 12,93 ha.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022: Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp năm 2022 là 1.265,33 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 14,80 ha.

Chi tiết nội dung Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Lạng Giang được thể hiện theo Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Lạng Giang và Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Lạng Giang tỷ lệ 1/10.000 có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường và được UBND tỉnh phê duyệt kèm theo quyết định này.

Bản đồ quy hoạch huyện Lạng Giang, Bắc Giang 2024| Kế hoạch sử dụng đất
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Lạng Giang

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Lạng Giang được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Ngày 23/9/2022, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 963/QĐ-UBND Về việc phê duyệt bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Lạng Giang.
Theo đó, Phê duyệt bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Lạng Giang với các chỉ tiêu được thể hiện trong Phụ lục kèm theo gồm: Phân bổ diện tích các loại đất trong năm 2022; Kế hoạch thu hồi các loại đất; Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất và Danh mục các công trình, dự án bổ sung trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2022.
Danh mục công trình dự án bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022, bao gồm:

  • Cải tạo khuôn viên văn hoá thôn Hạ, xã Mỹ Thái
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất khu chợ Năm, xã Tiên Lục (Giai đoạn 4)
  • Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
  • Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (Công ty Đức Lâm)
  • Công ty Cổ phần Phúc Hưng (Cụm công nghiệp Non Sáo)
  • Nhà máy sản xuất gỗ xuất khẩu

Căn cứ Điều 1 Quyết định này, UBND huyện Lạng Giang có trách nhiệm:

  • Công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Lạng Giang;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt; thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Lạng Giang

Ngày 10/04/2023, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định Về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Lạng Giang.
Cụ thể, phân bổ 24.414,72 ha đất, trong đó đất nông nghiệp là 16.516,53 ha, đất phi nông nghiệp 7.838,66 ha, đất chưa sử dụng 59,52 ha.
Đối với thu hồi đất, đất nông nghiệp là 846,39 ha, đất phi nông nghiệp 12,93 ha.

Đối với chuyển mục đích sử dụng đất, đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là 1.102,62 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 4,00 ha.
Vị trí và diện tích các khu đất đưa vào sử dụng được thể hiện trên trong bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Lạng Giang.

Quyết định nêu rõ, UBND huyện Lạng Giang chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác của các nội dung thông tin, số liệu, tài liệu, hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023. Công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Lạng Giang và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của huyện theo đúng quy định pháp luật. Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt; thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Kép mở rộng và vùng phụ cận

Quy hoạch thị trấn Kép mở rộng được thực hiện theo Quyết định số 874/QĐ-UBND, ngày 15/11/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thị trấn Kép, xã Tân Thịnh và một phần xã Hương Sơn.

Ranh giới nghiên cứu cụ thể như sau: Phía Bắc giáp kênh Bảo Sơn, thôn cầu Bằng, thôn Cần Cốc (xã Hương Sơn) và xã Quang Thịnh; phía Nam giáp xã Hương Lạc, thôn Khuôn Giàn (xã Hương Sơn); phía Đông giáp thôn Đồng Ú, thôn Đồng Khuân (xã Hương Sơn); phía Tây giáp xã Nghĩa Hòa và xã An Hà.

Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 2.173 ha. Đây sẽ là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế – văn hóa, thương mại – dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, dịch vụ công, nông nghiệp; đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt khu vực phía Bắc tỉnh Bắc Giang và của huyện Lạng Giang.
Quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 26.000 người, khách du lịch nghỉ dưỡng khoảng 85.000 người; đến năm 2035 khoảng 42.500 người, khách du lịch nghỉ dưỡng khoảng 450.000 người.

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lạng Giang

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 760/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2040 (tỷ lệ 1/25.000).
Phạm vi lập quy hoạch vùng huyện Lạng Giang bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Lạng Giang. Ranh giới nghiên cứu được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp TP. Bắc Giang và huyện Yên Dũng; phía Đông giáp huyện Lục Nam; phía Tây giáp huyện Tân Yên và Yên Thế.

Quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 244 km2. Dân số hiện trạng toàn huyện năm 2018 khoảng 205.110 người (trong đó, đô thị là 10.617 người; nông thôn là 194.493 người; tỷ lệ đô thị hóa là 5,18%).
Dự báo quy mô dân số đô thị đến năm 2030 khoảng 239.800 người (trong đó, đô thị là 56.400 người; nông thôn là 169.900 người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 22 – 24%). Đến năm 2040 khoảng 261.000 người (trong đó đô thị là 65.000 người; nông thôn là 182.000 người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 24 – 26%).

Bản đồ quy hoạch huyện Lạng Giang, Bắc Giang 2024| Kế hoạch sử dụng đất
Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị huyện Lạng Giang

Theo quyết định quy hoạch, định hướng phát triển không gian vùng được triển khai theo 2 mô hình cấu trúc:

  • Cấu trúc các trục không gian kinh tế chính, có 6 trục, bao gồm 3 trục dọc theo hướng Bắc – Nam và 3 trục ngang theo hướng Đông – Tây.
  • Cấu trúc phân vùng phát triển, huyện Lạng Giang được xác định phát triển không gian theo 5 tiểu vùng: tiểu vùng kinh tế động lực (trung tâm); tiểu vùng nông lâm công nghiệp (phía Bắc); tiểu vùng đô thị hóa, thương mại dịch vụ (phía Nam); Tiểu vùng chuyên canh nông nghiệp (phía Tây)…

Các dự án ưu tiên đầu tư gồm:

  • Các dự án hạ tầng khung diện rộng, các công trình đầu mối đảm bảo kết nối các khu vực phát triển đô thị và nông thôn.
  • Ưu tiên các dự án đầu tư phát triển cho khu vực đô thị giữ vai trò chủ chốt (thị trấn Vôi, thị trấn Kép) khu vực các xã có KCN, CCN, khu di tích lịch sử… để làm động lực phát triển kinh tế của huyện.
  • Ưu tiên các dự án phục vụ mục tiêu về đích huyện nông thôn mới, dự án để nâng loại đô thị Vôi đạt loại IV

Địa điểm nổi bật tại huyện Lạng Giang, Bắc Giang

Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, kết hợp giữa di tích lịch sử và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Dưới đây là một số điểm đến nổi bật:​

Cụm di tích xã Tiên Lục:

Nằm tại xã Tiên Lục, cụm di tích này bao gồm đình, đền, chùa và cây Dã hương cổ thụ. Đặc biệt, cây Dã hương có tuổi đời hàng trăm năm, tạo nên không gian linh thiêng và mát mẻ.

Cụm di tích Tiên Lục, tọa lạc tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, là một quần thể di tích lịch sử và văn hóa đặc sắc, cách thành phố Bắc Giang khoảng 20 km về phía đông bắc. Nơi đây bao gồm nhiều công trình kiến trúc cổ kính và một cây cổ thụ có giá trị lịch sử, thu hút đông đảo du khách và nhà nghiên cứu.

Cụm di tích xã Tiên Lục
Cụm di tích xã Tiên Lục

Các thành phần chính của cụm di tích:

  1. Cây Dã Hương nghìn năm tuổi: Nằm ở thôn Giữa, cây Dã Hương có đường kính thân khoảng 2,59 m, chiều cao hơn 30 m. Theo ngọc phả, vào thời vua Lê Cảnh Hưng, cây được sắc phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương”, tức là cây Dã lớn nhất nước. Cây còn được ghi nhận trong bộ Bách khoa Larousse của Pháp là một trong những cây Dã Hương lâu đời nhất thế giới.

  2. Đình Viễn Sơn: Cũng ở thôn Giữa, đình được xây dựng vào thế kỷ XVIII, thờ hai vị thành hoàng làng: Cao Sơn và Quý Minh. Đình có kiến trúc hình chữ công, gồm tiền đình, hậu cung và đình hậu, với nhiều chạm khắc tinh xảo.

  3. Chùa Phúc Quang: Nằm trên đỉnh đồi thông, chùa được xây dựng từ thế kỷ XVIII, có quy mô lớn với 35 gian. Chùa theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, lưu giữ gần 100 pho tượng Phật cổ quý giá.

  4. Đền Thánh Cả (Đền Tiên Lục): Cạnh chùa Phúc Quang, đền thờ hai vị thần Cao Sơn và Quý Minh, được xây dựng cùng thời với chùa và đình.

  5. Đình Thuận Hòa: Nằm ở thôn Trong, đình được xây dựng vào thế kỷ XVIII, thờ hai vị thành hoàng làng. Đình có kiến trúc hình chữ đinh, với nhiều chạm khắc tinh xảo và lưu giữ nhiều đồ thờ có giá trị.

Lễ hội Tiên Lục:

Hàng năm, tại cụm di tích diễn ra lễ hội Tiên Lục vào các ngày 18, 19, 20 tháng 3 âm lịch. Lễ hội bao gồm các nghi lễ truyền thống như rước kiệu, tế lễ, cùng nhiều trò chơi dân gian như cướp cầu, xếp chữ, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Đền Chúa Then và đền Chí Mìu (xã Hương Sơn):

Hai ngôi đền này thờ các vị thần trong tín ngưỡng dân gian, với kiến trúc cổ kính và không gian thanh tịnh, thu hút nhiều du khách và phật tử.

Đền Chúa Then và đền Chí Mìu (xã Hương Sơn)
Đền Chúa Then và đền Chí Mìu (xã Hương Sơn)

Đền Chúa Then và Đền Cô Bé Chí Mìu là hai điểm đến tâm linh nổi tiếng tại xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, thu hút đông đảo du khách và tín đồ thập phương.

  • Địa chỉ: Thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

  • Kiến trúc: Đền tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 1,1 ha, dựa lưng vào núi Hương Sơn và nhìn ra sông Thương. Đền có quy mô lớn, bao gồm nhiều dãy nhà đền, khu thờ chính và các khu phụ trợ, tạo nên không gian linh thiêng và trang nghiêm.

  • Tín ngưỡng: Đền thờ Bà Chúa Then Tiên Vương Thị Chân Nhân, vị nữ thần cai quản miền sơn lâm, mang đến may mắn và bình an cho cộng đồng. Đây là nơi đầu tiên phối thờ Chúa Then với Chúa Sơn Trang và Mẫu Tam Tứ Phủ, thể hiện sự giao thoa văn hóa tâm linh của các dân tộc.

  • Lễ hội: Lễ hội Đền Chúa Then diễn ra vào tháng Giêng hàng năm, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, tái hiện đời sống văn hóa của cư dân nơi cửa rừng linh thiêng.

Đình Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên):

Đình Thổ Hà là một trong những công trình văn hóa tiêu biểu của vùng Kinh Bắc, với kiến trúc độc đáo và lễ hội truyền thống hấp dẫn.

Đình Thổ Hà, tọa lạc tại thôn Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, là một trong những ngôi đình cổ kính và độc đáo của vùng Kinh Bắc. Được xây dựng vào năm 1685, đình thờ Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), vị thần có công giúp An Dương Vương xây thành ốc và mở trường dạy học tại làng.

Kiến trúc và nghệ thuật:

Đình Thổ Hà có cấu trúc gồm ba nếp nhà: Tiền tế, Đại đình và Hậu cung. Nổi bật nhất là cửa võng, được chạm khắc tinh xảo với hình ảnh tứ linh, tứ quý, hoa lá cách điệu, chim thú và con người. Đặc biệt, cửa võng kết hợp giữa gỗ và gốm, tạo nên sự độc đáo và tinh tế. Năm 2020, cửa võng đình Thổ Hà được công nhận là bảo vật quốc gia.

Làng nghề truyền thống:

Thổ Hà không chỉ nổi tiếng với đình làng mà còn với nghề gốm cổ truyền, từng là một trong ba trung tâm sản xuất gốm của người Việt cùng với Phù Lãng và Bát Tràng. Hiện nay, làng còn nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo.

Khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử:

Nằm ở huyện Sơn Động, khu du lịch này nổi tiếng với rừng thông bạt ngàn, suối nước trong xanh và không khí trong lành, là điểm lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tránh xa sự ồn ào của thành phố.

Khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử
Khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử

Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, tọa lạc tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, là điểm đến kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên tươi đẹp và giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc.

Giới thiệu chung:

  • Vị trí: Nằm ở sườn Tây dãy núi Yên Tử, khu du lịch trải dài trên diện tích hơn 13.000 ha, bao gồm các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái và khu vực dịch vụ hành chính.

Các điểm tham quan chính:

  • Chùa Hạ: Nằm ở độ cao 250m, chùa Hạ là điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tâm linh, với kiến trúc truyền thống và không gian thanh tịnh.

  • Chùa Thượng và Chùa Đồng: Nhờ hệ thống cáp treo hiện đại, du khách có thể dễ dàng tiếp cận hai ngôi chùa này, chiêm ngưỡng toàn cảnh khu vực và tham gia các hoạt động tâm linh.

  • Quảng trường trung tâm và Vườn Tứ Đại: Quảng trường mô phỏng Hoàng thành Thăng Long, là nơi diễn ra các sự kiện văn hóa. Vườn Tứ Đại thể hiện quan niệm Phật giáo về bốn yếu tố cấu thành vũ trụ.

Thị trấn Vôi

Là trung tâm hành chính của huyện Lạng Giang, thị trấn có nhiều công trình kiến trúc cổ và chợ phiên sôi động, phản ánh đời sống văn hóa đặc sắc của người dân địa phương.

Thị trấn Vôi là trung tâm hành chính của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 20 km về phía đông bắc. Nơi đây nổi bật với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành và nền văn hóa phong phú, đặc biệt là các lễ hội truyền thống.

Thị trấn Vôi
Thị trấn Vôi

Đặc điểm nổi bật:

  • Cảnh quan thiên nhiên: Thị trấn Vôi nằm giữa những cánh đồng lúa bạt ngàn và được bao quanh bởi các dãy núi xanh mướt, tạo nên không gian sống trong lành và yên bình.

  • Văn hóa và lễ hội: Người dân nơi đây giữ gìn nhiều phong tục tập quán truyền thống, đặc biệt là các lễ hội dân gian như lễ hội đền Vôi, thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia.

  • Phát triển kinh tế: Thị trấn Vôi có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với các sản phẩm chủ lực như gạo, rau màu và chăn nuôi. Gần đây, địa phương cũng chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để nâng cao thu nhập cho người dân.

Hướng dẫn tham quan:

  • Địa chỉ: Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

  • Phương tiện di chuyển: Từ thành phố Bắc Giang, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân theo quốc lộ 1A về phía đông bắc, sau đó rẽ vào đường tỉnh lộ dẫn đến thị trấn Vôi.

Lễ hội truyền thống:

Huyện Lạng Giang và các khu vực lân cận tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội Từ Hả, hội đình Thổ Hà, lễ hội đền Dành, thu hút du khách bởi các nghi lễ độc đáo và trò chơi dân gian thú vị.

Liên hệ:

Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất.

Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN

  • CSKH: 0967 849 918
  • Email: contact.redtvn@gmail.com
  • Website: https://meeymap.com

Bộ phận kinh doanh

  • Email: sales.redtvn@gmail.com
  • Hotline: 0349 208 325
  • Website: redt.vn
4/5 - (2 bình chọn)
Tôi là Trần Hoài Thương, Biên tập nội dung tại Meey Map, với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bản đồ quy hoạch được chia sẻ trên meeymap.com

Related Posts

ban do quy hoach su dung dat huyen van giang

Bản đồ quy hoạch Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên|Quy hoạch Sử dụng Đất

Dữ liệu bản đồ quy hoạch huyện Văn Giang được Meey Map cập nhật liên tục và tải về Miễn Phí. Tham khảo ngay bài viết dưới đây…

132392086561859394 1627992208543346997057

Bản đồ quy hoạch-Kế hoạch sử dụng đất phường Phước Tân, TP Biên Hoà, Đồng Nai

Các khu đất này nằm trong quy hoạch sử dụng đất, nghĩa là chúng sắp được thu hồi và chuyển đổi cho dự án ở huyện TP Biên…

Ban do quy hoach su dung dat huyen Tan Yen

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Yên, Bắc Giang| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Tân Yên, Bắc Giang được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các phần về…

Ban do quy hoach giao thong phuong Tu Lien phan thuoc quy hoach Phan khu A6

Bản đồ quy hoạch-Kế hoạch sử dụng đất phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội

Phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội đang dần chuyển mình mạnh mẽ với loạt quy hoạch trọng điểm trong tương lai gần. Là khu vực nằm…

untitled 1616677288458525948678

Bản đồ quy hoạch-Kế hoạch sử dụng đất phường Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội

Phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đang từng bước “thay da đổi thịt” nhờ chiến lược quy hoạch bài bản và kế hoạch sử dụng đất…

Bản đồ huyện hóc môn, tp Hồ Chí Minh

Bản đồ huyện Hóc Môn, TP.HCM 2024| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Hóc Môn, TP. HCM, được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các phần về…