Bản đồ quy hoạch

Bản đồ quy hoạch kế hoạch huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) 2024

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp, đô thị trên địa bàn.
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Huyện Chợ Gạo nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, huyện Chợ Gạo có diện tích 235 km² và dân số là 186.803 người (năm 2019). Huyện ly là thị trấn Chợ Gạo nằm trên đường Quốc lộ 50 cách Mỹ Tho 10 km về hướng đông. Nơi đây còn có sông Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Huyện Chợ Gạo có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Chợ Gạo (huyện lỵ) và 18 xã: An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Đăng Hưng Phước, Hòa Định, Hòa Tịnh, Long Bình Điền, Lương Hòa Lạc, Mỹ Tịnh An, Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Phú Kiết, Quơn Long, Song Bình, Tân Bình Thạnh, Tân Thuận Bình, Thanh Bình, Trung Hòa, Xuân Đông.

Quy hoạch huyện Chợ Gạo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1041/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến 2030, định hướng đến 2045.
Theo quyết định, khu vực lập quy hoạch xây dựng vùng gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, diện tích khoảng 23.089 ha (khoảng 230,89 km/)có địa giới hành chính được xác định như sau:

Tính chất quy hoạch được xác định là huyện Chợ Gạo là khu vực đô thị hóa quan trọng của tỉnh với trục phát triển chính theo Quốc lộ 50. Là vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ. Là huyện đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới.
Vùng huyện Chợ Gạo với trung tâm phát triển là thị trấn Chợ Gạo đã được công nhận là đô thị loại V, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh của huyện, đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ và đường thủy đối với tỉnh Tiền Giang và các tỉnh lân cận.

Quy hoạch định hướng phát triển không gian huyện Chợ Gạo

Theo quy hoạch phát triển Vùng huyện Chợ Gạo, xác định lấy thị trấn Chợ Gạo và đô thị Bến Tranh (xã Lương Hòa Lạc) làm trung tâm phát triển, vùng huyện Chợ Gạo có thể chia thành 3 phân vùng
Vùng I: Khu vực phía Nam (xã Xuân Đông – xã Hòa Định – xã An Thạnh Thủy – xã Bình Ninh – xã Bình Phan – xã Bình Phục Nhứt): định hướng là vùng kinh tế ven sông Tiền và kênh Chợ Gạo chủ yếu phát triển dịch vụ – công nghiệp – du lịch.
Vùng II: Khu vực trung tâm (thị trấn Chợ Gạo, xã Đăng Hưng Phước – xã Song Bình – xã Long Bình Điền – xã Tân Thuận Bình – xã Quơn Long): định hướng là trung tâm – dịch vụ – thương mại – nông nghiệp công nghệ cao.
Vùng III: Khu vực phía Tây Bắc (xã Lương Hòa Lạc (đô thị Bến Tranh) – xã Trung Hòa – xã Tân Bình Thạnh – xã Mỹ Tịnh An – xã Hòa Tịnh – xã Phú Kiết – xã Thanh Bình): định hướng là vùng thương mại – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Cực phát triển vùng huyện Chợ Gạo được chia thành 02 cực phát triển chính gồm: thị trấn Chợ Gạo, trung tâm toàn huyện và đô thị Bến Tranh (trung tâm xã Lương Hòa Lạc hiện hữu) động lực phát triển vùng phía Tây, Tây Bắc huyện. Định hướng phát triển theo Quốc lộ 50 hướng về thành phố Mỹ Tho và Đường tỉnh 879D.

Quy hoạch phát triển đô thị huyện Chợ Gạo

Định hướng phát triển xây dựng hệ thống đô thị của huyện Chợ Gạo được xác định gồm: đô thị Chợ Gạo (thị trấn hiện hữu) và đô thị Bến Tranh (xây dựng mới) với định hướng phát triển cụ thể như sau:
Đồ thị Chợ Gạo:
Phát triển theo quan điểm gìn giữ và tôn tạo không gian văn hóa truyền thống gắn với xây dựng đô thị hiện đại. Về phía Đông Nam: sẽ xây dựng mới các khu dân cư theo 02 bên đường Quốc lộ 50 về hướng xã An Thạnh Thủy; về phía Tây: phát triển các khu dân cư dọc đường Quốc lộ 50 hướng ra bờ kênh Chợ Gạo. Về quy mô đây là thị trấn huyện lỵ đảm bảo tiêu chuẩn đạt loại IV (đến năm 2030) là trung tâm của vùng huyện.
Đô thị Bến Tranh:
Phát triển trên cơ sở phát triển chính từ xã Lương Hòa Lạc là đô thị hạt nhân phát triển kinh tế xã hội, trung tâm kinh tế tiểu vùng cũng như: cửa ngõ phía Tây Bắc của huyện có tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Không gian đô thị phát triển dọc theo Đường tỉnh 879 hiện hữu, cần mở rộng và nâng cấp trở thành đường trục chính đô thị kết nối về phía thành phố Mỹ Tho. Về quy mô đây là đô thị đảm bảo tiêu chuẩn đạt loại V (đến 2030).

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất 2024, huyện Chợ Gạo

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ kế hoạch sử dụng đất Năm 2024 huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Chợ Gạo và đô thị Bến Trang đến 2030.
Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Chợ Gạo được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Ngoài ra, huyện Chợ Gạo cũng xác định khi phê duyệt thực hiện đầu tư xây dựng cần xác định quỹ đất dành xây dựng để đảm bảo đất dành cho nông nghiệp vẫn là chủ lực của địa phương.
Về kế hoạch sử dụng đất năm 2024:
Căn cứ Công văn số 3462/UBND-KTTC ngày 08 tháng 7 Năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc giao khẩn trương lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2024. Theo đó, Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 trình được phê duyệt, sau đó được tích hợp vào Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2024-2030, do đó hiện tại chưa có chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ trên địa bàn huyện Chợ Gạo.
UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 3863/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024, huyện Chợ Gạo.
Theo quyết định, Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2024 của huyện Chợ Gạo, bao gồm:

Kế hoạch thu hồi các loại đất:

  • Đất nông nghiệp: 130,36 ha.
  • Đất phi nông nghiệp: 4,20 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 202,60 ha.
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 111,74 ha.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2024 của huyện Chợ Gạo được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện.

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2024, huyện Chợ Gạo

Ngoài ra, trong năm kế hoạch sử dụng đất năm 2024, thực hiện chuyển tiếp công trình chưa thực hiện từ kế hoạch sử dụng đất năm 2023.
Trên cơ sở định hướng phát triển nông thôn mới nâng cao cũng như các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong năm 2024. Nhu cầu sử dụng các loại đất chính trong kế hoạch sử dụng đất năm 2024 như sau:
* Đất nông nghiệp: Diện tích 18.789,07 ha, so với hiện trạng Năm 2024 giảm 178,34 ha. Trong đó:

  • Đất trồng lúa: Diện tích đất lúa trên địa bàn huyện là 602,45 ha, so với hiện trạng năm 2023 giảm 122,20 ha.
  • Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích 1.040,44 ha, so với hiện trạng năm 2023 giảm 145,30 ha.
  • Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 17.112,45 ha, so với hiện trạng năm 2023 giảm 95,54 ha.
  • Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 25,58 ha, so với hiện trạng năm 2023 giảm 6,38 ha.
  • Đất nông nghiệp khác: Diện tích là 8,14 ha, so với hiện trạng năm 2023 không thay đổi.

* Đất phi nông nghiệp: Diện tích 4.300,53 ha, so với hiện trạng năm 2023 tăng 178,34 ha. Trong đó:

  • Đất quốc phòng: Diện tích 1,61 ha, so với hiện trạng năm 2023 không thay đổi.
  • Đất an ninh: Diện tích 1,26 ha, so với hiện trạng năm 2023 không thay đổi.
  • Đất thương mại, dịch vụ: Diện tích 27,16 ha, so với hiện trạng năm 2023 tăng 12,17 ha.
  • Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích 64,12 ha, so với hiện trạng năm 2023 tăng 18,86 ha.
  • Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: Diện tích 1.092,41 ha, so với hiện trạng năm 2023 tăng 56,62 ha. Trong đó:
    + Đất giao thông: Diện tích 885,31 ha, so với hiện trạng năm 2023 tăng 54,22 ha.
    + Đất thủy lợi: Diện tích 5,02 ha, so với hiện trạng năm 2023 không thay đổi.
    + Đất xây dựng cơ sở văn hoá: Diện tích 10,36 ha, so với hiện trạng năm 2023 tăng 0,63 ha.
    + Đất xây dựng cơ sở y tế: Diện tích 4,66 ha, so với hiện trạng năm 2023 không thay đổi.

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: Diện tích 37,54 ha, so với hiện trạng năm 2023 tăng 1,05 ha.
+ Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao: Diện tích 12,52 ha, so với hiện trạng năm 2023 không thay đổi.
+ Đất công trình năng lượng: Diện tích 2,31 ha, so với hiện trạng năm 2023 tăng 0,75 ha.
+ Đất công trình bưu chính, viễn thông: Diện tích 0,72 ha, so với hiện trạng năm 2023 không thay đổi.
+ Đất có di tích lịch sử, văn hóa: Diện tích 3,25 ha, so với năm 2023 không thay đổi.
+ Đất bãi thải, xử lý chất thải: Diện tích 2,73 ha, so với năm 2023 không thay đổi.
+ Đất cơ sở tôn giáo: Diện tích 21,63 ha, so với năm 2023 tăng 0,15 ha.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích 100,53 ha, so với năm 2023 không thay đổi.
+ Đất chợ: Diện tích 5,82 ha, so với hiện trạng năm 2023 giảm 0,17 ha.

  • Đất sinh hoạt cộng đồng: Diện tích 3,05 ha, so với năm 2003 không thay đổi.
  • Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: Diện tích 1,03 ha, so với năm 2023 không thay đổi.
  • Đất ở tại nông thôn: Diện tích 1.304,99 ha, so với năm 2023 tăng 70,29 ha.
  • Đất ở tại đô thị: Diện tích 39,53 ha, so với năm 2023 tăng 0,99 ha.
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Diện tích 16,79 ha, so với năm 2023 tăng 0,54 ha.
  • Đất cơ sở tín ngưỡng: Diện tích 9,86 ha, so với năm 2023 không thay đổi.
  • Đất sông, kênh rạch: Diện tích 1.738,72 ha, so với năm 2023 tăng 18,86 ha.

* Đất chưa sử dụng: Không thay đổi so với năm 2023, trên địa bàn huyện không còn loại đất này.

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Chợ Gạo

Định hướng không gian phát triển công nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại huyện Chợ Gạo được xác định thế mạnh của địa phương, nhằm tận dụng tối đa điều kiện về giao thông đối ngoại, cùng với sự phát triển đô thị Chợ Gạo và đô thị Bến Tranh, tại huyện sẽ hình thành các khu vực sản xuất với hình thức cụm công nghiệp, khu chức năng hỗn hợp phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ hỗn hợp gồm:

  • Cụm công nghiệp Chợ Gạo: quy mô 2 giai đoạn là 66ha (Ưu tiên phát triển theo hướng tiếp cận ra sông Tiền, phạm vi dọc sông Tiền thuộc các xã Hòa Định, Bình Ninh,…).
  • Cụm công nghiệp tại khu vực xã Bình Ninh: 50ha. c) Định hướng không gian phát triển thương mại – dịch vụ và du lịch.
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ, tiểu thủ công nghiệp: Định hướng theo hướng chế biển sản phẩm công nghiệp, nông sản, dịch vụ kho bãi và vận tải nông sản tại khu vực xã Phủ Kiết: 50ha.

Quy hoạch hệ thống kho bãi, chợ đầu mối nông sản có quy mô lớn tại xã Long Bình Điền (phát huy thế mạnh kết nối kênh Chợ Gạo với sông Tiền và thành phố Mỹ Tho) và một số bến, cảng quy mô vừa và nhỏ tại xã Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt nhằm tăng khả năng lưu chuyển hàng hóa.

Quy hoạch định hướng phát triển hạ tầng giao thông huyện Chợ Gạo

Hệ thống quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tại huyện Chợ Gạo được xác định cơ bản bởi: Giao thông đường bộ và giao thông đường thủy.
Giao thông đường bộ
Quốc lộ và đường tỉnh

  • Quốc lộ 50 tuân thủ theo định hướng quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, lộ giới 43 – 46.
  • Hệ thống đường tỉnh kết nối nhu cầu giao thông giữa huyện Chợ Gạo và trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội cấp tỉnh và các huyện khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: tuân thủ định hướng quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang đạt tiêu chuẩn đường cấp II – III đồng bằng, lộ giới 43m+ 63m.

Đường huyện

  • Hệ thống đường huyền kết nối giao thông giữa các xã trên địa bàn huyện Chợ Gạo với trung tâm hành chính cấp huyện và các huyện, thành phố lân cận; tuân thủ định hướng quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang vả huyện Chợ Gạo đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, lộ giới 30m.
  • Các tuyến đường huyện 24 (đoạn để Kỳ Hôn) và Đưởng huyện 230 (ven sông Tiền) đảm bảo kết hợp chức năng vận tải và đê điều, lộ giới 55m.
  • Tuyến đường huyện 23C (ven sông Tiền) có vai trò lớn trong việc phòng, chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tạo động lực phát huy tiềm năng du lịch, sản xuất,… của khu vực ven sông Tiền,

Giao thông kết nối:  Các tuyến đường dự kiến xây dựng mới:

  • Đường Hùng Vương nối dài.
  • Đường tránh đô thị Bến Tranh,
  • Đường nối Hòa Định – Xuân Hồng,
  • Đường nối Quan Long – Bình Phục Nhứt,
  • Đường Mỹ Tịnh An – Tân Bình Thạnh,
  • Đường N1, có chức năng kết nối các tuyến đường tỉnh, đường huyện, tạo thành các trục đường liên tục, xuyên suốt.

Giao thông đối nội

  • Các tuyến đường trong thị trấn Chợ Gạo và đô thị Bến Tranh: từng bước hoàn chỉnh hiện đại hóa gắn liền với chỉnh trang đô thị, lộ giới các tuyến đường cấp khu vực tối thiểu 16m, cấp đường phân khu vực tối thiểu 13m.
  • Hệ thống giao thông nông thôn với 4 cấp đường A, B, C, D tuân thủ TCVN 10380-2014 Đường giao thông nông thôn – Tiêu chuẩn thiết kẻ.
  • Bến bãi: không quy hoạch bến xe mới, chỉnh trang bến xe hiện hữu trong thị trấn Chợ Gạo,

Giao thông đường thủy

  • Hệ thống giao thông thủy do Trung ương quản lý: Sông Tiền đạt tiêu chuẩn cấp đặc biệt – đường thủy nội địa (ĐTNĐ), kênh Chợ Gạo đạt tiêu chuẩn cấp II – ĐTNĐ,
  • Hệ thống giao thông thủy do Tinh quản lý: Sông Bảo Định được nâng cấp toàn tuyển đạt tiêu chuẩn cấp IV – ĐTNĐ.
  • Hệ thống giao thông thủy do huyện quản lý: Đạt tiểu chuẩn kỹ thuật cấp IV, V.

Tài liệu kèm theo:

[xyz-ihs snippet=”huyen-cho-gao”]

Đánh giá post

Tác giả

Related Posts

cang long 20220630162230116

Bản đồ quy hoạch huyện Càng Long, Trà Vinh đến năm 2040

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ quy hoạch huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Soi quy hoạch huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Chúng tôi hi vọng sẽ…

Bản đồ thị trấn Tiểu Cần

Bản đồ quy hoạch huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh năm 2024

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ quy hoạch huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh chi tiết và thông tin quy hoạch Huyện Cầu Ngang. Chúng tôi hi vọng…

c 582 1680860047 1032

Bản đồ Huyện Châu Thành, Tây Ninh| Quy hoạch Sử dụng Đất

Nếu bạn quan tâm đến thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Châu Thành Tây Ninh, Meey Map là công cụ tốt nhất để tra cứu thông…

Bản đồ QHSDĐ Huyện Bình Tân đến năm 2020

Bản đồ Huyện Bình Tân, Vĩnh Long| Quy hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch huyện Bình Tân, Vĩnh Long là một tài liệu quan trọng, thể hiện tầm nhìn phát triển toàn diện và bền vững của khu…

Bản đồ hành chính Thành phố Long Xuyên

Bản đồ quy hoạch Thành phố Long Xuyên, An Giang| Kế hoạch sử dụng đất

Long Xuyên, thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan hữu tình mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt về…

c 710 1681804753 6262

Khám phá bản đồ Chợ Mới, An Giang| Kế hoạch sử dụng đất

Cập nhật thông tin mới nhất về bản đồ Chợ Mới. Khám phá Quy hoạch Đô thị và Giao thông tại huyện Chợ Mới, An Giang, để hiểu…