Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất của thành phố Tam Điệp được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các phần về xây dựng, giao thông, công nghiệp và đô thị.
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Thành phố Tam Điệp là một địa danh cổ, nằm bên dãy núi Tam Điệp hùng vĩ, nơi có nhiều di chỉ khảo cổ học từ thời tiền sử và cũng là vùng đất có vị trí quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử. Hiện Tam Điệp vẫn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, là nơi đặt trụ sở Quân đoàn 1, một Binh đoàn chủ lực của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam. Tam Điệp còn được gọi là thành phố hoa đào, thủ phủ của thương hiệu đào phai Tam Điệp và các đặc sản khác như chè Trại Quang Sỏi và dứa Đồng Giao.
Thành phố Tam Điệp nằm ở phía tây nam của tỉnh Ninh Bình, nằm cách thành phố Ninh Bình khoảng 14 km về phía tây nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 105 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 165 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Yên Mô
- Phía tây giáp huyện Nho Quan và huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
- Phía nam giáp thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung thuộc tỉnh Thanh Hóa
- Phía bắc giáp huyện Hoa Lư.
Thành phố Tam Điệp có diện tích 104,98 km², dân số năm 2019 là 62.866 người, mật độ dân số đạt 604 người/km².
Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua đang được xây dựng.
Thành phố Tam Điệp nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng của Việt Nam nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng; là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Ninh Bình, thành phố có nhiều tiềm năng lợi thế, đặc biệt là lợi thế trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị.
Quy hoạch Thành phố Tam Điệp, bao gồm 6 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Tân Bình, Tây Sơn, Trung Sơn, Yên Bình và 3 xã: Đông Sơn, Quang Sơn, Yên Sơn.
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Tam Điệp
Quy hoạch giao thông thành phố Tam Điệp với những tuyến giao thông huyết mạch chạy qua gồm:
- Tuyến Quốc lộ 1 A
- Tuyến cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa
- Tuyến đường sắt Bắc Nam
- Tuyến Quốc lộ 12 B
- Tuyến ĐT 492
Ngoài ra, những năm gần đây thành phố Tam Điệp cũng đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng rất nhiều tuyến đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn trên địa bàn thành phố.
Bản đồ Quy hoạch đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất, thành phố Tam Điệp
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Ngày 11/1/2022, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 20/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Tam Điệp.
Theo quyết định, Nội dung phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, bao gồm các nội dung sau:
- Diện tích, cơ cấu các loại đất (Chi tiết tại Biểu 01 kèm theo).
- Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất (Chi tiết tại Biểu 02 kèm theo).
- Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng (Chi tiết tại Biểu 03 kèm theo).
Vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình cũng có một phần diện tích được quy hoạch các phường Bắc Sơn, Nam Sơn, Tân Bình, Tây Sơn, Trung Sơn, Yên Bình đến 2030.
Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:
Ngày 7/3/2022, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 200/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, thành phố Tam Điệp.
Theo quyết định, Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình với các nội dung chủ yếu như sau:
- 1. Phân bổ diện tích các loại đất trong năm Kế hoạch 2022.
- 2. Kế hoạch thu hồi các loại đất năm 2022.
- 3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022.
- 4. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2022.
UBND tỉnh Ninh Bình giao UBND thành phố Tam Điệp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan:
- Công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thành phố Tam Điệp theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
- Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng Kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Kế hoạch sử dụng đất theo quy định. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024
Ngày 16/02/2023, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 78/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thành phố Tam Điệp.
Theo đó, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của thành phố Tam Điệp với diện tích đất nông nghiệp là 5.801,14 ha; đất phi nông nghiệp là 4.521,48 ha; Đất chưa sử dụng: 170,51 ha.
Đồng thời, kế hoạch thu hồi đất năm 2023 với tổng diện tích đất nông nghiệp là 906,12 ha; đất phi nông nghiệp là 34,76 ha.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 gồm các chỉ tiêu sau: đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 1.172,76 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 0 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 3,48 ha.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Tam Điệp.
Điều chỉnh, quy mô, địa điểm và số lượng dự án, công trình trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 Thành phố Tam Điệp
Ngày 7/7/2022, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 615/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, quy mô, địa điểm và số lượng dự án, công trình trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 Thành phố Tam Điệp đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 11/01/2022. Nội dung điều chỉnh như sau:
Điều chỉnh giảm: Điều chỉnh giảm 8,76 ha đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm (SKX) tại xã Quang Sơn, xã Yên Sơn, phường Tân Bình, được lấy từ các loại đất: Đất rừng sản xuất 8,06 ha; đất trồng cây lâu năm 0,53 ha; đất phi nông nghiệp là 0,17 ha, cụ thể:
- Điều chỉnh giảm 0,72 ha đất rừng sản xuất của mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tại Đồi Đình, thôn Khánh Ninh xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp;
- Điều chỉnh giảm 2,85 ha đất rừng sản xuất của mỏ đất đồi Đền Đông, đồi ông Chới, phường Tân Bình, thành phố Tam Điệp;
- Điều chỉnh giảm 5,19 ha (trong đó: Đất rừng sản xuất là 4,49 ha; đất trồng cây lâu năm là 0,53 ha; đất sống, ngòi, kênh, rạch, suối là 0,07 ha; đất giao thông là 0,1 ha) của mỏ đất đối Sòng Vặn, xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp.
Điều chỉnh tăng: Điều chỉnh tăng 8,76 ha đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm (SKX), được lấy từ các loại đất: Đất rừng sản xuất 8,06 ha; đất trồng cây lâu năm 0,53 ha, đất sống, ngòi, kênh, rạch, suối là 0,07 ha ; đất giao thông là 0,1 ha để thực hiện dự án khai thác đất, đá san lấp phục vụ dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam tại Đồi Giàng, xã Quang Sơn.
Tài liệu kèm theo: