Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thị xã Kinh Môn (Hải Dương) gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 17/05/2023
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Thị xã Kinh Môn thuộc vùng bán sơn địa, một dãy núi đất trong cánh cung Đông Triều làm xương sống của thị xã. Về núi non, Kinh Môn có cảnh trí tương đối giống Chí Linh, nhưng Kinh Môn còn có những núi đá xanh rải rác, các dòng sông bao bọc và những cánh đồng rộng lớn.
Thị xã Kinh Môn nằm ở phía đông bắc của tỉnh Hải Dương, nằm cách thành phố Hải Dương 33 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 91 km về phía đông bắc, vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
- Phía tây giáp thành phố Chí Linh và huyện Nam Sách
- Phía nam giáp huyện Kim Thành và huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Phía bắc giáp thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 11 tháng 9 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 768/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2019).
Kinh Môn có khoảng 2.100 ha đồi núi đất và 320 ha núi đá xanh, phân bổ như sau:
- Phía tả ngạn sông Kinh Thầy (khu Nhị Chiểu), hay còn gọi là 5 xã khu đảo có 34 đỉnh, đỉnh cao trên 100m so với mặt biển là các đỉnh Cúc Tiên, Mỏm Diều, 2 đỉnh Cao San nằm trên dãy núi ngang và các dãy núi đá xanh ở các phường: Duy Tân, Phú Thứ, Tân Dân, Minh Tân, nhưng tập trung nhất ở 2 phường Minh Tân và Phú Thứ với diện tích 5 km²
- Hữu ngạn sông Kinh Thầy hình thành một dải núi liên tiếp chạy dài từ Tây Bắc đến Đông Nam khoảng 16 km, chỗ rộng nhất là 2 km, có ngọn cao trên 100m so với mặt biển. Riêng đỉnh An Phụ cao 246m là ngọn núi cao nhất trong 113 ngọn núi thuộc thị xã Kinh Môn. Sát bờ sông Kinh Thầy có dãy núi đá Kính Chủ thuộc 2 thôn Dương Nham và Lĩnh Đông (phường Phạm Thái).
Quy hoạch Thị xã Kinh Môn, bao gồm 14 phường: An Lưu, An Phụ, An Sinh, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp Sơn, Long Xuyên, Minh Tân, Phạm Thái, Phú Thứ, Tân Dân, Thái Thịnh, Thất Hùng và 9 xã: Bạch Đằng, Hiệp Hòa, Hoành Sơn, Lạc Long, Lê Ninh, Minh Hòa, Quang Thành, Thăng Long, Thượng Quận.
Bản đồ quy hoạch đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất 05/2023, thị xã Kinh Môn
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định 4060/QĐ – UBND về việc phê duyệt Quyết định phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thị xã Kinh Môn.
Theo quyết định, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của Thị xã Kinh Môn với tổng diện tích tự nhiên: 16.533,55 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 7.340,26 ha; Đất phi nông nghiệp: 9.178,06 ha; Đất chưa sử dụng: 15,23 ha; Đất đô thị: 10.617,84 ha.
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, thị xã Kinh Môn gồm: Đất nông nghiệp đến năm 2030 có 7.340,26 ha, chiếm 44,40 % diện tích tự nhiên, giảm 2.647,42 ha so với năm 2020; Diện tích đất phi nông nghiệp của thị xã đến năm 2030 có 9.178,06 ha, chiếm 55,51 % tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 2.656,38 ha so với năm 2020; Trong kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 diện tích đất chưa sử dụng có 15,23 ha, chiếm 0,09 % tổng diện tích tự nhiên. Giảm 8,96 so với năm 2020.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương có một phần diện tích được quy hoạch các phường trung tâm như An Lưu, An Phụ, An Sinh, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp Sơn, Long Xuyên, Minh Tân, Phạm Thái, Phú Thứ, Tân Dân, Thái Thịnh, Thất Hùng đến 2030.
Phương án quy hoạch sử dụng đất thị xã Kinh Môn được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Về kế hoạch sử dụng đất 2022:
Ngày 26/01/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 332/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thị xã Kinh Môn.
Theo quyết định, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2022 của thị xã Kinh Môn với tổng diện tích 16.533,55 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 9.224,14 ha; Đất phi nông nghiệp: 7.285,32 ha; Đất chưa sử dụng: 24,09 ha.
Vị trí và diện tích các khu đất, công trình dự án đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch được thực hiện theo quyết định nói trên. Được thể hiện trên bản đồ kế hoạch sử dụng đất 2022, thị xã Kinh Môn.
Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:
Ngày 15/02/2023, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 243/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thị xã Kinh Môn.
Theo đó, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 củathị xã Kinh Môn thị xã Kinh Môn với diện tích đất nông nghiệp là 9.502,81 ha; đất phi nông nghiệp là 7.010,75 ha; Đất chưa sử dụng: 19,99 ha.
Đồng thời, kế hoạch thu hồi đất năm 2023 với tổng diện tích đất nông nghiệp là 423,09 ha; đất phi nông nghiệp là 34,33 ha.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 gồm các chỉ tiêu sau: đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 468,81 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 0 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 8,95 ha.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thị xã Kinh Môn.
Quy hoạch phát triển công nghiệp Thị xã Kinh Môn đến 2030
Hiện tại trong kỳ 2021-2030 thị xã Kinh Môn đã có một số khu công nghiệp và quy hoạch xây mới, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn như:
- Cụm công nghiệp An Phụ
- Cụm công nghiệp Thăng Long (giai đoạn 1: 20 ha; giai đoạn 2: 29,47 ha)
- Cụm công nghiệp Duy Tân (thực hiện tiếp phần diện tích đã được phê duyệt)
- Cụm công nghiệp Bạch Đằng
- Cụm công nghiệp Thất Hùng 1
- Cụm công nghiệp Thất Hùng 2
- Cụm công nghiệp Quang Trung
Ngoài việc phát triển về công nghiệp, Kinh Môn còn là một thị xã khá phát triển nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tận dụng được lợi thế là vùng bán sơn địa có cả núi đá vôi và núi đất, kinh tế thị xã phát triển đồng bộ giữa công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề trên điều kiện tự nhiên sẵn có.
Các làng nghề trong thị xã: Chạm khắc đá Dương Nham; Mì bún bánh Tống Buồng; Chuyên chở vật liệu, buôn bán vật liệu xây dựng ở Phú Thứ, Minh Tân; Nghề nuôi chim cút ở làng ươm tơ Hà Tràng; Chế biến hành ở Hiến Thành; Một số làm giò chả Thái Thịnh; Làm bột sắn dây An Phụ; Trồng hành gần như đều khắp tại nhiều xã; Nuôi ba ba ở Tống Buồng, Thái Thịnh.
Định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao: Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030” đã góp phần đưa ngành công nghiệp của thị xã có nhiều khởi sắc, phục hồi nhanh sau những ảnh hưởng của đại dịch covid-19; là những tiền đề quan trọng để đạt mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp chuyển bướng sang phát triển công nghiệp công nghệ cao.
Thị xã Kinh Môn vốn là trung tâm phát triển công nghiệp vật liệu xâ dựng lớn của tỉnh từ lâu. Để phát triển song song ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và thu hút đầu tư ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới, thân thiện môi trường, UBND tỉnh, các Sở ngành chức năng cần có cơ chế cụ thể chi tiết, để thu hút mời gọi nhà đầu tư dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ về địa bàn và tạo điều kiện, cắt giảm các thủ tục hành chính đối với cấp tỉnh để các dự án thuận lợi và sớm được đầu tư và đi vào hoạt động./
Quy hoạch giao thông Thị xã Kinh Môn đến 2030
Trong kỳ Thị xã Kinh Môn cũng bố trí quỹ đất sử dụng cho các dự án giao thông được đầu tư xây mới, mở rộng nâng cấp trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2021 – 2030.
Dưới đây là những dự án giao thông trong điểm được triển khai thực hiện trong kỳ:
- Dự án đầu tư xây dựng Cầu Dinh
- Đường nối QL 17B với cầu Dinh
- Dự án nâng cấp đường 389B (Km0-Km12) đoạn từ cầu An Lưu 2 đến đường 389, thị xã Kinh Môn
- Dự án đầu tư xây dựng cầu Triều và đường dẫn nối QL 18 (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) với đường tỉnh 389 (thị xã Kinh Môn) (phường Thất Hùng)
- Đường giao thông phường Phú Thứ (Đoạn từ đường Vạn Đức và đường Minh Khai)
- Xây dựng đường giao thông từ cầu An Thái đến Trạm bơm Long Xuyên (giai đoạn 1)
- Xây dựng đường trục thị xã từ ĐH07 đến Quốc lộ 17B
- Xây dựng đường tránh QL17B tại phường Phú Thứ
- Đường tỉnh 389B (đoạn nối TL389 đến QL37) ( Kinh Môn: 5,3 ha và Chí Linh: 8,8 ha)
- Mở rộng đường phường Hiến Thành (từ UBND phường Hiến Thành đến đê sông Kinh Môn)
- Đường Vành đai 2 (Hiệp An, Long Xuyên đi Thái Thịnh, Minh Hòa)
- Xây dựng cầu An Thái 2
- Tuyến đường bộ nối đường cao tốc HN – HP (QL5B) với QL18
- Cầu Kinh Môn
- Cầu Kinh Thầy
- Cầu Đá Vách (cầu Thượng Chiểu)
- Cầu An Thủy
- Cầu Lê Ninh
- ….
Tài liệu kèm theo: