Thông tin quy hoạch

Ngã Ba Huế | Tổng Quan & Cách Di Chuyển Từ A – Z

Nút giao thông ngã ba Huế là một nút giao thông khác mức nằm ở phía tây thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Đây là một ngã ba đặc biệt quan trọng trong hệ thống giao thông thành phố. Cùng tìm hiểu thêm về công trình này trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về ngã ba Huế

Tại sao lại gọi là ngã ba Huế?

Nút giao thông ngã ba Huế là một điểm giao thông quan trọng không chỉ đối với thành phố Đà Nẵng mà còn đối với cả tiểu vùng ba tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế.

Cái tên “ngã ba Huế” xuất phát từ nguyên nhân trước đây nút giao thông này từng là cửa ngõ duy nhất để đi đến khu vực quận Liên Chiểu, đèo Hải Vân – con đường độc đạo để đi Huế – từ trung tâm Đà Nẵng và cả tỉnh Quảng Nam. Là một nút giao thông cực kỳ quan trọng nên đây là khu vực giao nhau của rất nhiều luôn phương tiện di chuyển, bên cạnh đó, khu vực này còn là một nút thắt rất quan trọng đối với tuyến đường sắt Bắc – Nam.

>>> Có thể bạn quan tâm: Ngã Ba Diễn Châu Ở Đâu? Cách Di Chuyển & Bản Đồ Chi Tiết

Thông tin tổng quan về ngã ba Huế

Nút giao thông ngã Ba Huế nằm trên địa bàn ba quận Thanh Khê, Cẩm Lệ và Liên Chiểu, là nơi giao nhau giữa bốn tuyến đường Điện Biên Phủ, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Hoàng Thị Loan và đường sắt Bắc Nam. Trong đó, đường Tôn Đức Thắng và đường Trường Chinh là đoạn Quốc lộ 1 đi qua nội thành thành phố Đà Nẵng. 

Toàn cảnh công trình ngã ba Huế
Toàn cảnh công trình ngã ba Huế

Là một nút giao thông có lưu lượng xe cộ qua lại nhiều, thành phần dòng xe phức tạp. Trong đó, có xe chạy thẳng từ Bắc đi vào Đà Nẵng và ngược lại, trên QL1A có xe rẽ phải từ Huế đi Tam Kỳ và rẽ trái từ Tam Kỳ đi Huế, có xe rẽ phải từ Tam Kỳ đi Đà Nẵng, có xe rẽ trái từ Đà Nẵng đi Tam Kỳ. Do tính chất giao thông tại nút phức tạp, xuất hiện sự cản trở lẫn nhau giữa các loại xe: giữa xe thô sơ và xe cơ giới, giữa đường sắt và các tuyến đường bộ, giữa xe và người qua đường.

Việc giao nhau giữa nhiều tuyến đường giao thông tạo nên khu vực này luôn gây ùn tắc giao thông đặc biệt tại các giờ cao điểm và lúc các chuyến tàu Bắc Nam chạy qua. Đầu tư xây dựng nút giao thông khác mức tại nút giao thông ngã ba Huế sẽ góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông; đồng thời tạo ra cảnh quan, điểm nhấn kiến trúc cho cửa ngõ vào trung tâm thành phố. 

Lịch sử về ngã ba Huế

Như đã đề cập ở trên, cái tên ngã ba Huế được biết đến bởi từng là cửa ngõ duy nhất để đi đến khu vực quận Liên Chiểu, đèo Hải Vân, nhưng hiếm ai biết tên gọi này đã ra đời từ đầu thập niên 40 của thế kỉ XX, khi người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa nước ta và mở rộng tuyến Bắc – Nam, xây dựng tuyến đường sắt và sân bay Đà Nẵng.

Khi ấy, ngã ba Huế chỉ là một vùng đất hoang sơ. Tuy nhiên, đây chính là nơi đã diễn ra nhiều trận đánh quyết liệt. Không biết bao chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh anh dũng tại đây để góp phần làm nên chiến thắng của Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tất tần tật thông tin về ngã ba Huế
Tất tần tật thông tin về ngã ba Huế

Tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngã ba Huế tiếp tục là nơi được cán bộ, dân quân, du kích lựa chọn thường xuyên về bám trụ hoạt động, bởi đây chính là bàn đạp quan trọng để tiếp cận thành phố và sân bay Đà Nẵng.

Vì vậy, nhiều người cho rằng ngã ba Huế chính là chứng nhân cho những sự kiện quan trọng trên chặng đường chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Đà Nẵng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Ngã Ba Ông Xã Ở Đâu? Cách Di Chuyển Và Bản Đồ Chi Tiết

Cầu vượt ngã ba Huế – vẻ đẹp thời đại mới của thành phố Đà Nẵng

Ngã ba được thiết kế theo hình xuyến kết hợp cầu vượt gồm 3 tầng, bao gồm tầng mặt đất, tầng 1 (vòng xuyến) và tầng 2 (dây xuyến), cụ thể như sau:

  • Tầng mặt đất được bố trí chiều rộng lên đến 7 m, với 2 làn xe chạy không cắt đường sắt. Các phương tiện có thể đi lại theo hướng từ đường Tôn Đức Thắng về đường Hoàng Thị Loan và ngược lại; hướng từ đường Điện Biên Phủ về đường Trường Chinh và ngược lại, cho phép tất cả các loại xe cơ giới lưu thông một chiều. Bên cạnh đó, công trình có cầu đi bộ vượt qua đường sắt.
  • Tầng 1 có cầu vòng xuyến và bốn nhánh cầu dẫn nôi tầng mặt đất lên tới vòng xuyến. Với bề rộng hơn 15 m và đường kính 150 m, tầng 1 gồm 3 làn xe: xe cơ giới lưu thông 2 làn trong và xe thô sơ ở làn ngoài cùng. Tốc độ thiết kế là 40 km/h. 
  • Tầng 2 rộng 17m, tốc độ tối đa 60 km/h gồm 4 làn xe, mỗi hướng chạy gồm 2 làn xe từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Điện Biên Phủ và ngược lại.
Mắt phố - góc nhìn tuyệt đẹp từ phía dưới cầu vượt ngã ba Huế
Mắt phố – góc nhìn tuyệt đẹp từ phía dưới cầu vượt ngã ba Huế

Điểm đáng chú ý của công trình là trụ tháp dây văng hình parabol cao 65m và vòng xuyến lên tới 150 km. Cây cầu được xác nhận là cây cầu vượt ba tầng đầu tiên của Việt Nam, cây cầu vượt hiện đại nhất Việt Nam. Thiết kế đặc biệt này dễ dàng khiến bất cứ du khách nào cũng phải ồ lên trong kinh ngạc và thán phục.

Có thể nói, không chỉ đơn thuần là một công trình giao thông với những khối sắt thép vô hồn, cầu vượt ngã ba Huế còn là một thông điệp tuyệt vời, đầy ý nghĩa mà Đà Nẵng muốn gửi đến du khách và bạn bè bốn phương.

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin cần thiết về ngã ba Huế. Nếu đến ghé thăm thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp, đừng quên ghé qua ngã ba Huế để ngắm nhìn cây cầu độc đáo nhất của thành phố nhé. Bên cạnh đó, nếu muốn biết thêm nhiều thông tin hơn về những ngã ba khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới trên website https://meeymap.com/ của Meey Map nhé!

  • Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản
  • Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
  • Website: https://meeymap.com/
  • Số điện thoại: 0869092929
  • Email: [email protected]
Đánh giá post
Avatar of Meey Map
Meey Map là nền tảng bản đồ tra cứu thông tin quy hoạch toàn quốc, cung cấp 2 loại quy hoạch quan trọng nhất ngành BĐS là quy hoạch xây dựng & quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản

Related Posts

Khu công nghiệp Đại Đăng

Khu Công Nghiệp Đại Đăng Ở Đâu? Bản Đồ & Danh Sách Công Ty

Khu công nghiệp Đại Đăng Bình Dương được xây dựng vào năm 2005, sau 17 năm đi vào hoạt động đã thu hút được nhiều dự án nổi…

Bản đồ tp Đà Lạt

Bản đồ Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng 2024| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các phần…

Bản đồ Thái Nguyên

Bản đồ Tỉnh Thái Nguyên|Quy Hoạch Sử Dụng Đất

Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về bản đồ Thái Nguyên, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh này. Thái Nguyên…

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc ở đâu? Danh sách công ty, Quy hoạch

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đang là một khu công nghiệp tạo được một sức hút vô cùng lớn…

Khu công nghiệp Nội Bài liên tục đón nhận các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Khu công nghiệp Nội Bài – Sóc Sơn – Hà Nội

Khu công nghiệp Nội Bài được thành lập theo quyết định số 545/TTg với tổng diện tích 114,1 ha. Với vị trí đắc địa, khu công nghiệp đang…

Bản đồ hành chính Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng

Bản đồ Quận Ngô Quyền, Hải Phòng| Quy hoạch Sử dụng Đất mới nhất

Bản đồ quy hoạch quận Ngô Quyền, Hải Phòng, cung cấp cái nhìn tổng quan về việc sử dụng đất tại khu vực này, cho phép người dân…