Mỹ Hòa Hưng là một xã của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Vùng: | Đồng bằng sông Cửu Long |
---|---|
Diện tích: | 21,18 km² |
Dân số: | 21.851 người (1999) |
Mật độ: | 1.032 người/km² (1999) |
Mã hành chính: | 30313.0 |
Lịch sử hình thành xã Mỹ Hòa Hưng
Cù lao Mỹ Hòa Hưng có tên là Ông Chưởng trong bản đồ tỉnh Long Xuyên của Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1901
Cù lao Mỹ Hòa Hưng là một trong những vùng đất sớm mà người Việt “mang gươm đi mở cõi” ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước năm 1700, người Việt đã đến vùng cù lao nằm giữa sông Hậu này sinh sống. Thời các chúa Nguyễn và thời nhà Nguyễn độc lập cù lao Mỹ Hòa Hưng có tên là bãi Cây Sao, rồi khi Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào xác lập chủ quyền tại vùng đất phương nam sau này là Nam Kỳ, đi đánh Cao Miên về đóng quân và mất tại đây năm 1700, nên có tên là cù lao Ông Chưởng hay bãi Ông Chưởng, hoặc bãi Lễ Công.
Đầu thế kỷ 20, khoảng những năm sau 1901 đến 1920, vùng đất cù lao tại ngã ba sông Hậu – rạch Ông Chưởng được đổi thành cù lao Mỹ Hòa Hưng. Trong bản đồ tỉnh Long Xuyên của Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1920, cái tên Mỹ Hòa Hưng xuất hiện tại vị trí nguyên là cù lao Cây Sao (Ông Chưởng) giữa sông Hậu, nơi cửa dưới đổ nước vào sông Hậu của rạch Ông Chưởng. Theo báo Cần Thơ thì tới năm 1919, 3 làng xã nằm trọn vẹn trên cù lao giữa sông Hậu này của tổng Định Thành quận Châu Thành tỉnh Long Xuyên là: Mỹ Hội Tiểu, An Hòa và Hưng Châu sáp nhập thành làng xã Mỹ Hòa Hưng thuộc tổng Định Thành. Từ đó cù lao có tên là Mỹ Hòa Hưng. Nhưng cũng từ đây (năm 1919), cái tên cù lao Ông Chưởng bị loại dần ra khỏi lịch sử của xã cù lao này và dần rơi vào quên lãng trong ký ức của người dân địa phương cũng như toàn bộ xứ Nam Kỳ thuộc Pháp, thay thế vào đó lại là cái tên dân gian theo truyền thuyết không biết có từ bao giờ là cù lao Ông Hổ để gọi vùng đất cù lao này. Trong lịch sử tỉnh An Giang nhà Nguyễn (vùng đất rộng lớn chiếm non nửa diện tích đồng bằng sông Cửu Long ngày nay), cái tên cù lao Ông Hổ chưa bao giờ là tên gọi cho cù lao nguyên là cù lao Cây Sao nằm giữa sông Hậu tại cửa dưới rạch Ông Chưởng này. Tỉnh An Giang xưa, cũng như trên toàn bộ Nam Kỳ Lục tỉnh cũng chỉ có hai bãi Hổ-châu, trong đó: một tên chính thức bãi Hổ châu (tức bãi Hổ, theo Gia Định thành thông chí từ “châu” trong “bãi Hổ châu” là để chỉ các xứ “cù lao”) nhưng lại nằm ở phần đất phía đông sông Tiền Giang của tỉnh An Giang nhà Nguyễn , tên còn lại là tên không chính thức để gọi bãi Hoàng Dung (phần phía bắc của Cù Lao Dung ngày nay, cũng gọi là bãi Hổ-châu, do trên bãi này thời chúa Nguyễn có nhiều hổ). Đại Nam nhất thóng chí chép về tỉnh An Giang có viết: “… Bãi Hổ-châu ở phía đông sông Tiền Giang và sông Tân Đông, có hai thôn Tĩnh-thái và Tân-tịnh. Năm Kỉ Dậu, quân ta đánh tan được quân thái bảo của giặc Phạm Văn Tham ở Hổ-châu, tức là bãi này.”
Làng An Hòa xã Mỹ Hòa Hưng, thời Pháp thuộc, trước năm 1919, là xã An Hòa tổng Định Thành quận Châu Thành tỉnh Long Xuyên, là quê hương của chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng (1888-1980).
Sau năm 1975, Mỹ Hòa Hưng là một xã thuộc huyện Châu Thành.
Ngày 23 tháng 8 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 300-CP. Theo đó, sáp nhập xã Mỹ Hòa Hưng vào thị xã Long Xuyên.
Địa giới hành chính
Mỹ Hòa Hưng là một xã cù lao nằm giữa sông Hậu ở phía đông bắc thành phố Long Xuyên, có vị trí địa lý:
- Phía bắc sang phía đông giáp các xã Nhơn Mỹ, Long Giang, Long Kiến, An Thạnh Trung, Hòa Bình huyện Chợ Mới. Góc phía đông bắc Mỹ Hòa Hưng là ngã ba sông Hậu – rạch Ông Chưởng tại ngã ba ranh giới với hai xã Long Kiến và An Thạnh Trung.
- Phía tây giáp các phường Bình Khánh (tây nam), Bình Đức (tây) và thị trấn An Châu huyện Châu Thành (tây bắc)
- Phía nam giáp các phường Mỹ Bình và Mỹ Long.
Bản đồ xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên
Xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên nhìn từ vệ tinh
☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã An Giang
– Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:
- Danh sách xã phường Việt Nam
- Danh sách quận huyện Việt Nam