Thông tin quy hoạch

Bản đồ Quy hoạch Vĩnh Phúc| Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc Khổ lớn

Bản đồ Vĩnh Phúc và bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc mới nhất luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các khu vực vệ tinh của Hà Nội. Trong bài viết dưới đây Meey Map sẽ cập nhật hình ảnh bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc khổ lớn, bao gồm bản đồ quy hoạch và bản đồ hành chính từng huyện, thành phố của tỉnh, nhằm giúp bạn dễ dàng tra cứu thông tin cần thiết.

Giới thiệu tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng, nằm ở chính giữa bản đồ miền bắc và là tỉnh thuộc quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.

Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm tại tọa độ từ 21°35’15″B đến 21°08’55″B; từ 105°20’25″Đ đến 105°47’15″Đ. Vị trí của tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của toàn miền Bắc Việt Nam, khu vực trung du bởi vậy mà địa hình có 3 vùng sinh thái là: đồng bằng tại khu vực phía nam tỉnh, trung du ở khu vực phía bắc tỉnh và vùng núi ở huyện Tam.

Vị trí vĩnh Phúc trên bản đồ Việt Nam
Vị trí Vĩnh Phúc trên Bản đồ Việt Nam

Dựa vào bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc, vị trí địa lý như sau:

Phía Đông tỉnh Vĩnh Phúc

Phía đông của tỉnh Vĩnh Phúc giáp với tỉnh thủ đô Hà Nội với ranh giới là sông Hồng. Điểm cực đông của tỉnh nằm tại xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên.

Phía Tây tỉnh Vĩnh Phúc

Phía tây của tỉnh giáp với tỉnh Phú Thọ và có sông Lô là ranh giới. Điểm cực tây của tỉnh Vĩnh Phúc nằm tại xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô.

Phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc

Phía nam của tỉnh Vĩnh Phúc giáp với tỉnh thủ đô Hà Nội với điểm cực nam tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc.

Phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc

Phía bắc của Vĩnh Phúc giáp với tỉnh Thái Nguyên với ranh giới là dãy Tam Đảo và giáp với tỉnh Tuyên Quang. Điểm cực bắc của tỉnh nằm tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo

Bản đồ vị trí hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Tính tới thời điểm hiện tại, trên bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc được chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 7 huyện với 136 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường, 16 thị trấn và 105 xã. Cụ thể như sau:

Ðơn vị hành chính cấp huyện Dân số (người) Số đơn vị hành chính
Thành phố Vĩnh Yên 119.128 7 phường, 2 xã
Thành phố Phúc Yên 106.002 8 phường, 2 xã
Huyện Bình Xuyên 131.013 5 thị trấn, 8 xã
Huyện Lập Thạch 136.15 2 thị trấn, 18 xã
Huyện Sông Lô 98.738 1 thị trấn, 16 xã
Huyện Tam Đảo 83.931 3 thị trấn, 6 xã
Huyện Tam Dương 114.391 1 thị trấn, 12 xã
Huyện Vĩnh Tường 205.345 3 thị trấn, 25 xã
Huyện Yên Lạc 156.456 1 thị trấn, 16 xã

Tỉnh Vĩnh Phúc là một đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam. Hành chính tỉnh Vĩnh Phúc được chia thành các đơn vị hành chính cấp dưới như sau:

  1. Thành phố Vĩnh Yên: Là thủ phủ của tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên có quyền hành chính đặc biệt và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.
  2. Huyện Sông Lô: Nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Sông Lô có các đơn vị hành chính cấp dưới như thị trấn Phúc Yên và các xã.
  3. Huyện Tam Dương: Nằm về phía Tây của tỉnh, huyện Tam Dương có các xã và thị trấn như Tam Dương, Hợp Châu, Gia Khánh…
  4. Huyện Vĩnh Tường: Nằm về phía Đông của tỉnh, huyện Vĩnh Tường có các xã và thị trấn như Vĩnh Tường, Kim Xá, Lý Nhân…
  5. Huyện Bình Xuyên: Nằm về phía Tây Bắc của tỉnh, huyện Bình Xuyên có các xã và thị trấn như Thanh Lãng, Yên Bình…
  6. Huyện Yên Lạc: Nằm về phía Tây Nam của tỉnh, huyện Yên Lạc có các xã và thị trấn như Yên Lạc, Đồng Cương…
  7. Huyện Vĩnh Yên: Nằm về phía Tây của tỉnh, huyện Vĩnh Yên có các xã và thị trấn như Vĩnh Khúc, Phú Đông…
  8. Huyện Lập Thạch: Nằm về phía Tây Bắc của tỉnh, huyện Lập Thạch có các xã và thị trấn như Lập Thạch, Xa Lập…
Bản đồ hành chính Vĩnh Phúc
Bản đồ hành chính Vĩnh Phúc

Tổ chức hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc tuân theo cấu trúc quản lý theo hình thức các đơn vị hành chính cấp thị trấn, xã và các huyện, thành phố. Điều này giúp tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ công cộng và phát triển kinh tế trên toàn tỉnh.

Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024-2030

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024 – 2030 phù hợp với chiến lược phát triển GTVT Việt Nam và đáp ứng nhu cầu phát triển KT- XH, hướng tới đô thị Vĩnh Phúc.

Quy hoạch không gian mạng lưới giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Với quan điểm phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông đồng bộ, bền vững, hiện đại; ưu tiên phát triển khung hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc để phát triển đô thị Vĩnh Phúc thành đô thị loại 1, tiến tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc trực thuộc Trung ương; tăng cường kết nối giữa vùng đô thị Vĩnh Phúc với các vùng kinh tế khác trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế của tỉnh, vừa qua, HĐND tỉnh đã đồng ý để UBND tỉnh điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024-2030.

Hệ thống giao thông đối ngoại:

  • Đường bộ (đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai; các quốc lộ chạy qua địa bàn, đường vành đai 5 vùng Hà Nội, các ĐT: 301, 306, 307 và 307B).
  • Đường sắt Hà Nội – Lào Cai đang cải tạo nâng cấp xây dựng tuyến đường sắt khổ đường 1435mm, đường đôi, điện khí hoá, tốc độ 200 km/giờ
  • Đường sông trên sông Hồng và sông Lô với các cảng sông cấp quốc gia Vĩnh Thịnh, Đức Bác, Như Thụy.

Hệ thống giao thông đối nội

Lấy thành phố Vĩnh Yên làm trung tâm: Hệ thống đường này xuất phát từ thành phố Vĩnh Yên và mạng giao thông đường bộ là QL.2B và hệ thống đường tỉnh.

Hệ thống đường vành đai

Đường vành đai 1, 2 và bán vành đai 3 là hệ thống liên kết vòng tròn giữa hệ thống giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông hình nan quạt. Đây là hệ thống giao thông chủ yếu để nối liền các khu công nghiệp, các cụm du lịch và dịch vụ của tỉnh, tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn kết nối và phục vụ đắc lực cho hệ thống giao thông đối ngoại.

Quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Nhằm tránh lưu lượng giao thông quá lớn vào trung tâm đô thị, giải tỏa, điều phối các luồng xe quá cảnh qua khu vực Vĩnh Yên cũng như thống nhất giữa quy hoạch GTVT với Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, Quy hoạch phân khu đô thị Vĩnh Phúc, 5 tuyến đường vành đai sẽ được hình thành.

Quy mô hệ thống đường tỉnh giữa các đồ án quy hoạch đã duyệt sẽ được cập nhật, rà soát để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, quy mô tối thiểu đạt đường cấp III đồng bằng.

Một số tuyến đường, công trình giao thông, cầu lớn vượt sông sẽ được bổ sung quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030 như:

  • Tuyến đường ven chân núi Tam Đảo, đoạn từ Đại Lải đi Tây Thiên với tổng chiều dài khoảng 23,6km.
  • Tuyến đường kết nối trục Bắc Nam (Vĩnh Phúc) với trục trung tâm Khu đô thị mới Mê Linh, kéo dài kết nối đường Hàm Nghi đến QL2 tại Phúc Thắng, Phúc Yên với tổng chiều dài 16,3km.
  • Nâng cấp mở rộng QL2B nhằm phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh với chiều dài 24,2km.
  • Đường song song đường sắt từ Phúc Yên đến cầu Hạc Trì (2 bên của đường sắt) với chiều dài trung bình 33km mỗi bên.
  • Cầu Vĩnh Phú, đường dẫn đầu cầu đến ĐT.306 kết nối huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì với quy mô cầu dài khoảng 700m, rộng 16,5m.
  • Cầu Vân Phúc kết nối huyện Yên Lạc và huyện Phúc Thọ (Hà Nội) với quy mô cầu dài 1.200m, rộng 16,5-24m.
Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024-2030
Bản đồ quy hoạch giao thông đến 2030, tỉnh Vĩnh Phúc

Việc Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 là cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông hợp lý, thống nhất trong toàn tỉnh, hình thành những trục giao thông kết nối các cụm, khu vực phát triển kinh tế của tỉnh.

Quy hoạch phát triển giao thông liên kết vùng tỉnh Vĩnh Phúc

Hệ thống giao thông đường bộ:

Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ tạo liên kế vùng tỉnh Vĩnh Phúc gồm: cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường vành đai, đường trục chính đô thi, được định hướng phát triển tạo thành các trục dọc Bắc Nam kết nối khu vực thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc…các tuyến trục đường ngang Đông Tây kết nối các tính phía Đông (Bắc Giang, Thái Nguyên, Lang Sơn) với các tỉnh phía Tây (Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La), hình thành các tuyến đường hướng tâm kết nối đối nội trong tỉnh kết hợp mạng đường vành đai tạo nên kết nối liên hoàn thông suốt từ đối nội đến đối ngoại,nâng cao khả năng kết nối giao thương giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các khu vực khác trong vùng.

Các tuyến đường kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với các đô thị, thông qua các tuyến đường cao tốc, quốc lộ. Từ đó khẳng định được vị thế là hạt nhân trung tâm và phụ cận quan trọng của Hà Nội. Trong đó:

Bản đồ định hướng phát triển liên kết Vùng Tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ định hướng phát triển liên kết Vùng Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tuyến đường CT05, QL2 là các tuyến trục ngang kết nối thủ đô Hà Nội, với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đến cửa khẩu Lào Cai. Ngoài ra từ tuyến CT5 thông qua cao tốc Nội Bài Hạ Long (CT9) kết nối các đầu mối hạ tầng quan trong trong vùng và đất nước như: sân bay Nội Bài, Sân bay Vân Đồn, Cửa khẩu Móng Cái và các công trình đầu mối như cảng biển,…
  • Tuyến đường vành đai 5 kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh thuộc vùng Thủ đô như Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên,…Tuyến kết nối liên thông với cao tốc Bắc – Nam đi các tỉnh miền Trung.
  • Tuyến đường QL2C kết nối theo trục dọc từ TX. Sơn Tây đến tỉnh Tuyên Quang, thông qua CT02 kết nối đi các cửa khẩu khu vực tỉnh Hà Giang. Định hướng phát triển bổ sung các tuyến kết nối huyện tỉnh Vĩnh Phúc (tại Bình Xuyên) với đường Vành đai 4 -vùng thủ đô (thuộc khu vực Mê Linh).

Giao thông đường sắt:

Phát triển kết nối giao thông đường sắt từ cửa khẩu Lào Cai đi qua các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương,… kết nối đi khu vực cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh đến cửa khẩu Móng Cái. Tuyến đường sắt kết nối hành lang kinh tế khu vực phía Bắc.

Bản đồ định hướng phát triển kết nối cùng bằng đường sắt
Bản đồ định hướng phát triển kết nối cùng bằng đường sắt

Giao thông đường thủy:

Hệ thống giao thông thủy tỉnh Vĩnh Phúc được quy hoạch phát triển hành lang kết nối giao thông đường thuỷ tuyến Hà Nội -Việt Trì – Lào Cai, tuyến Việt Trì – Tuyên Quang – Na Hang kết nối với khu vực cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh. Cụ thể:

  • Phát triển các tuyến đường kết nối đường bộ và hệ thống cảng thuỷ nội địa. Trong đó nâng cấp hệ thống đường vành đai 5 và các tuyến giao thông kết nối đường vành đai tỉnh Vĩnh Phúc với cảng thuỷ nội địa nâng cao kết nối đường bộ với đường thuỷ nội địa.
  • Xây dựng hệ thống Trung tâm ICD Logistics giúp gắn kết các phương thực vận tải tạo tiền đề phát triển vận tải đa phương thức.
  • Tập trung nguồn lực mở lối các cảng, kết nối cảng thuỷ với hệ thống đường vành đai gắn kết giao thông đường bộ và đường thuỷ. Ngoài ra xây dựng hệ thống giao thông hoàn chỉnh nâng cao kết nối giữa đường bộ với đường sắt và đường thuỷ.

Quy hoạch định hướng phát triển giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Phương án phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được xác định cụ thể như sau:

Giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc

Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông tuân theo quy hoạch giao thông đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt. Trong đó:

Đường cao tốc:

Cao tốc Nội Bài – Lào Cai: Duy trì khai thác tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đề xuất xây dựng 02 nút giao cao tốc: Nút IC2 – nút giao với đường Nguyễn Tất Thành tại Km7 850, nút IC5 – nút giao với QL.2C tại Km31 492 trong giai đoạn 2021-2025 để nâng cao năng lực vận tải cho các khu vực trên địa bàn tỉnh.

Đường vành đai V vùng thủ đô

  • Tuyến 1: Từ cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi tỉnh Thái Nguyên, tuyến đường hiện đã có chủ trương đầu tư với tiêu chuẩn cấp I đồng bằng, Bnền = 32,5m (chưa bao gồm đường gom song hành hai bên) trong đó: Bmặt = 2×14,25 = 28,5m; Bpc = 3m; Bl = 2×0,5m =1,0m
  • Tuyến 2: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường QL2C kết nối từ cao tốc Nội Bài Lào Cai (tại nút giao IC5) đi khu vực thị xã Sơn Tây lên thành đường VĐ5.

Đường Quốc lộ:

Duy trì khai thác các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh trong đó đề xuất nâng cấp quy mô các tuyến đường tuân thủ theo quy hoạch được bộ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt.

Quốc lộ 2: Duy trì quy mô đường cấp II – III trong đó xây dựng hệ thống đường gom 2 bên tuyến đường với quy mô đường gom cấp tối thiểu cấp III.

  • Chuyển đoạn tuyến QL2 từ nút giao tuyến tránh QL2 (huyện Bình Xuyên) đến nút giao tuyến tránh QL2 (huyện Yên Lạc) chuyển thành được địa phương.
  • Chuyển tuyến tránh QL2 nhập thành tuyến QL2 mới.
  • Xây dựng tuyến từ QL2 kết nối cầu Hạc Trì.

Quốc lộ 2B: Chuyển toàn tuyến thành đường địa phương quản lý theo Quyết định số 319/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2021 của Bộ GTVT. – Quốc lộ 2C:

  • Nâng cấp mở rộng tuyến đường QL2C từ cầu Vĩnh Thịnh đến nút giao IC5 giao cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Chuyển toàn bộ đoạn tuyến thành đường vành đai V vùng Thủ đô.
  • Đoạn tuyến còn lại duy trì khai thác với quy mô cấp II-III như hiện nay.
  • Điều chỉnh chuyển hướng tuyến QL.2C từ Km21 450 – Km27 150 và đoạn tuyến từ Km36 100 – Km40 815 QL.2 thành đường địa phương sau khi dự án cải tạo, mở rộng QL.2 đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
  • Quy hoạch bổ sung tuyến tránh QL2C với quy mô cấp II để giảm tải cho tuyến hiện trạng do không có khả năng mở rộng. Xây dựng đường gom trên tuyến tránh đat quy mô tối thiểu thiểu cấp III.
Bản đồ định hướng mạng lưới đường quốc lộ
Bản đồ định hướng mạng lưới đường quốc lộ

Quốc lộ 2D: Nâng cấp tuyến đường Vĩnh Ninh – Đạo Trù và đoạn tuyến ĐT.302 từ tuyến Vĩnh Ninh – Đạo Trù đến QL2C đạt quy mô tối thiểu cấp IV chuyển toàn bộ đoạn tuyến thành QL2D kéo dài.

Đường vành đai: Trên cơ sở của quy hoạch không gian phát triển tỉnh Vĩnh Phúc, mạng lưới giao thông của tỉnh hình thành 5 đường vành đai, trong đó vành đai 1, 2, 3 nằm trong đô thị Vĩnh Phúc. Vành đai 4, 5 vừa có tính chất đối nội và đối ngoại, đóng vai trò kết nối các trung tâm đô thị, công nghiệp và du lịch chính của tỉnh. Cụ thể:

Vành đai 1:

  • Có vai trò kết nối các tuyến đường cấp nội bộ với đường cấp khu vực, cấp đô thị đảm bảo giao thông thuận tiện, kết nối thông suốt và an toàn. Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • Tuyến đường quy hoạch có điểm đầu tại ngã tư T50 (nút giao QL2 phường Tích Sơn) tuyến đi theo đường lam Sơn qua khu dân cư tỉnh uỷ, đường trục chính KĐT nam Vĩnh Yên đến điểm đầu tại ngã tư T50, phường Tích Sơn. Tổng chiều dài tuyến đạt 15,4km, hiện toàn bộ tuyến đã khép kín, quy mô nền đường tối thiểu 33m, 4-6 làn xe.

Vành đai 2:

  • Vành đai 2 có chức năng phục vụ vận tải bao quanh khu vực trung tâm và kết nối các tuyến đường cấp nội bộ, cấp khu vực với mạng giao thông đối ngoại, kết nối các đầu mối giao thông vận tải, là vành đai phân cấp giao thông đô thị và giao thông ngoại thị.
  • Tuyến đường quy hoạch có điểm đầu tại Km27 650 Ql2 gần cây xăng Quất Lưu đi theo hướng dọc khu công nghiệp Khai Quang đến đường Tôn Đức Thắng, tuyến tiếp tục đi theo đường Lương Thế Vinh đến điểm giao Quốc lộ 2B, đi dọc theo lữ đoàn 204, qua trường THCS Thanh Vân đến giao với QL2C. Tuyến đi theo đường Thanh vân – Quán Tiên đến ngã tư Quán Tiên và đi theo đường tránh QL2 đến vị trí đầu tuyến.
  • Tổng chiều dài tuyến là 24,2km. Quy mô quy hoạch: Nâng cấp các tuyến đường hiện hữu đạt quy mô 4-6 làn xe, đối với tuyến xây dựng mới 7,6km với quy mô 4-6 làn xe, nền đường tối thiểu 46m.

Vành đai 3:

  • Tuyến đường vành đai quan trọng nhất vừa có chức năng giao thông vành đai đô thị , vừa có chức năng giao thông kết nối liên vùng và giao thông đối ngoại. Tuyến đường phục vụ bao quanh vùng nội thành phục vụ vận tải các tỉnh tránh qua khu vực đô thị Vĩnh Phúc, kết nối với Quốc lộ, hệ thống công trình đầu mối hạ tầng đảm nhận việc phân bổ giao thông từ ngoài vào khu vực nội thành và ngược lại để giảm bớt lưu lượng giao thông tập trung vào các tuyến đường hướng tâm.
  • Tuyến được quy hoạch điểm đầu giao QL2 (tại TT Hương Canh) đi theo đường Hương Canh – Tân Phong, đường Tân Phong (Bình Xuyên) -Trung Nguyên (Yên Lạc), đường Hợp Thịnh – Đạo Tú, ĐT.310C (ĐT.310 – Đại Lải) và chạy theo tuyến ĐT302 đến điểm đầu giao QL2.
  • Tổng chiều dài tuyến vành đai 3 là 41,4 km, hiện nay đoạn tuyến đã thực hiện 32,7km đề xuất duy tu bảo dưỡng, giữ cấp, nâng cấp quy mô từ 4-6 làn xe, xây dựng mới tuyến với chiều dài 8,7km quy mô 4-6 làn xe bề rộng nền tối thiểu 36m.
Mạng lưới vành đai thủ đô
Mạng lưới vành đai thủ đô

Vành đai 4:

  • Tuyến đường vành đai 4 có chức năng giao thông liên vùng liên kết các khu vực đô thị vệ tinh và các khu công nghiệp của tỉnh và giao thông đối ngoại. Phục vụ vận tải khu vực đô thị vệ tinh, khu công nghiệp, kết nối hệ thống quốc lộ, cao tốc, hệ thống đầu mối giao thông vận tải.
  • Tổng chiều dài tuyến vành đai 4 là 70,5km trong đó đã xây dựng khoảng 43,5km.
  • Định hướng nâng cấp quy mô các tuyến hiện hữu đạt 4-6 làn xe, xây dựng mới 27km đạt quy mô 4-6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu đạt 24m. Đối với đoạn tuyến đi qua đê Tả và đê Hữu sông Phó Đáy cần đảm bảo không gian thoát lũ.

Vành đai 5: Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • Tuyến đường có chức năng giao thông liên vùng liên kết các khu du lịch quốc gia phục vụ vận tải bao quanh vùng du lịch của tỉnh.
  • Tổng chiều dài tuyến là 103,6km, trong đó đã xây dựng 76,3 km. Định hướng xây dựng mới 27,3 km đoạn tuyến Tây Thiên -Tam Sơn, đoạn từ ĐT.302 đến ĐT.302B và đoạn từ ĐT.302B đến ĐT.301 đạt quy mô 3-6 làn xe, bề rộng tối thiểu đạt 12m. Nâng cấp đoạn đi trùng đê ven Sông Lô và đê tả Sông Hồng.

Đường tỉnh: Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường tỉnh:

  • Nâng cấp, cải tạo hệ thống đường tỉnh, đường đồng cấp tương đương đạt tối thiểu cấp III và đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân. Trong đó xây dựng đường gom đối với các tuyến đường để đảm bảo giao thông an toàn, nâng cao kết nối hướng đến phát triển giao thông bền vững.
  • Quy hoạch mở mới các tuyến đường đồng cấp tương đương đường tỉnh có chức năng kết nối liên vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Quy mô các tuyến đường quy hoạch mới tối thiểu cấp III, xây dựng đồng bộ đường gom 2 bên tuyến.

Đường huyện: Các tuyến đường huyện có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của các huyện. Bởi vậy trong phương án phát triển mạng giao thông đề xuất và kiến nghị từ các nguồn để nâng cao hiệu quả của hệ thống giao thông.

Về quy mô cấp hạng và số hiệu của từng tuyến đường huyện căn cứ theo quy hoạch chung, quy hoạch vùng huyện.

Đường đô thị: Phát triển giao thông đô thị được xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị, phát triển không gian và bố trí hạ tầng kỹ thuật của đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại phát triển.

  • Xây dựng các tuyến đường giao thông đô thị: các tuyến tránh quốc lộ, tuyến đường vành đai, đường tỉnh qua khu vực đô thị.
  • Xây dựng nâng cấp các hệ thống đường chính qua đô thị đảm bảo các tuyến đường có hè đường, hệ thống hạ tầng đồng bộ.

Giao thông Đường sắt tỉnh Vĩnh Phúc

Đường sắt Quốc gia: Quy hoạch mạng lưới đường sắt Quốc gia tuân thủ theo theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Đường sắt Hà Nội – Lào Cai:

  • Duy trì khai thác tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi qua địa bàn tỉnh.
  • Tập trung nâng cao năng lực, chất lượng vận tải và cải tạo nâng cấp hạ tầng phục vụ giao thông đường sắt. Trong đó xây dựng, nâng cấp hệ thống ga hiện trạng đảm bảo các ga đều có chức năng vận tải.

Quy hoạch mới tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Hải Phòng mới:

  • Đoạn qua địa bàn tỉnh chạy song song với cao tốc Hà Nội – Lào Cai, chiều dài trên địa bàn tỉnh từ Phúc Yên đến Sông Lô khoảng 45 km.
  • Đề xuất xây dựng 4 ga mới: Ga Đức Bác, ga Lập Thạch (kết hợp ICD Lập Thạch), ga Tam Dương và ga Bình Xuyên, mở rộng quy mô ga Phúc Yên. Định hướng tuyến đường sắt xây dựng sau năm 2030.
Bản đồ định hướng phát triển mạng lưới đường sắt quốc giá
Bản đồ định hướng phát triển mạng lưới đường sắt quốc giá

Đường Sắt đô thị: Xây dựng 03 tuyến đường sắt đô thị nối các trung tâm chính của tỉnh, đi trên cao khu vực ngoài đô thị, đi ngầm trong khu vực nội đô, bao gồm:

  • Tuyến đường sắt đô thị số 1: Ga đầu mối Vĩnh Yên – Phúc Yên – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Tuyến dựa trên cơ sở tuyến đường sắt quốc gia cũ Hà Nội – Lào Cai nối từ ga đầu mối tại Vĩnh Yên qua Tp. Phúc Yên và kết thúc tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, chiều dài khoảng 37 km.
  • Tuyến đường sắt đô thị số 2: Ga đầu mối Vĩnh Yên – trung tâm thành phố Vĩnh Yên – Sơn Tây (Hà Nội), tuyến đi song song với QL.2C nối từ ga đầu mối tại Vĩnh Yên, qua Vĩnh Tường và kết thúc tại Thị xã Sơn Tây (Hà Nội), chiều dài khoảng 23 km.
  • Tuyến đường sắt đô thị số 3: ga đầu tại Tây Thiên đi theo đường ven chân núi Tam Đảo, kết nối khu vực Hồ Đại Lải và kết thúc tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Bản đồ định hướng phát triển mạng lưới đường sắt đô thị
Bản đồ định hướng phát triển mạng lưới đường sắt đô thị

Giao thông Đường thuỷ

Phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phù hợp với định hướng phát triển giao thông vận tải trong Quy hoạch tổng thể Quốc gia và kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác để phát huy hiệu quả của toàn hệ thống giao thông vận tải. Nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, duy trì tuyến thủy cấp II đối với đường thủy Hà Nội – Việt Trì trên sông Hồng và nâng cấp tuyến thủy Việt Trì – Tuyên Quang trên sông Lô đạt cấp II.

Đề xuất giai đoạn 2024-2030 xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các cảng thủy:

  • Cảng Vĩnh Thịnh (trên tuyến đường thủy sông Hồng), đạt công suất 800 nghìn tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu tư 1000-2000 tấn.
  • Cảng Như Thụy (trên tuyến đường thủy sông Hồng), đạt công suất 800 nghìn tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu tư 1000-2000 tấn.
  • Cảng Đức Bác (trên tuyến đường thủy sông Lô) đạt công suất 800 nghìn tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu tư 1000-2000 tấn.
  • Cảng Cam Giá (trên tuyến đường thủy sông Hồng), là cảng tổng hợp đạt công suất hành hóa 500 nghìn tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu tư 1000-2000 tấn. Ngoài chức năng vận chuyện hàng hóa, cảng Cam Giá còn là cảng hành khách kết hợp du lịch.
  • Ngoài ra quy hoạch, xây dựng các cảng thủy nội địa địa phương như: Cảng Hải Lựu, cảng Đông Phong, cảng Sơn Đông, cảng Cao Đại, cảng Trung Hà đạt công suất 300-500 nghìn tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu đến 1000 tấn, nhằm phát triển vận tải đường thủy đa dạng, giảm áp lực cho vận tải đường bộ.
Bản đồ định hướng phát triển đường Thủy
Bản đồ định hướng phát triển đường Thủy

Mật độ dân số của tỉnh Vĩnh Phúc

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc là 6.887,7 km², dân số trên bản đồ Vĩnh Phúc khoảng 1.022.609 người (thống kê Năm 2019). Trong đó, dân cư ở Thành thị chiếm khoảng 45%; dân cư ở Nông thôn chiếm 55%. Như vậy mật độ dân số của tỉnh Vĩnh Phúc là 932 người/km².

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 4 tôn giáo khác nhau, trong đó Công Giáo đông nhất, ngoài ra có Phật Giáo, Tin Lành và Hồi Giáo.

Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc khổ lớn

Dưới đây là bản đồ Vĩnh Phúc khổ lớn với tất cả các thông tin về vị trí địa lý, các đơn vị hành chính, diện tích, dân số, địa hình… mới nhất được cập nhật 2022:

Bản đồ tĩnh Vĩnh Phúc
Bản đồ tĩnh Vĩnh Phúc

Với vị trí nằm liền kề với thủ đô Hà Nội và sở hữu rất nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn đã giúp cho tỉnh Vĩnh Phúc có một hệ thống hạ tầng giao thông đa dạng và hoàn thiện. Đây cũng là nhân tố góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Cụ thể: 

  • Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh có cao tốc Hà Nội – Lào Cai đi qua, giao thông nội vùng với 10 hướng kết nối với trung tâm đô thị Vĩnh Phúc; bổ sung thêm 2 tuyến đường vành đai 4, 5 để thuận tiện kết nối trung tâm ngoài đô thị.
  • Đường thuỷ: Có 2 sông lớn là sông Hồng và sông Lô với nhiều cảng tàu phục vụ cho vận chuyển hàng hóa giao thương.
  • Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt mới với khổ rộng 1,43m chạy từ Hà Nội – Lào Cai, xây dựng tuyến BRT Bắc Nam, tuyến đường Nội Bài – Vĩnh Phúc, nâng cấp tuyến đường Hà Nội – Lào Cai đang vận hành.
  • Hàng không: Không có sân bay nhưng lại có vị trí thuận tiện, chỉ cách sân bay Nội Bài khoảng 30km rất dễ di chuyển

Vĩnh Phúc cũng là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, và được thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp. Cùng với đó là 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc tới năm 2020 và định hướng tới năm 2030.

Bản đồ các thành phố/huyện của tỉnh Vĩnh Phúc

Bản đồ chi tiết của từng huyện, thành phố của Vĩnh Phúc sẽ mang tới tất cả những đủ thông tin cụ thể về địa giới hành chính, diện tích tự nhiên, dân số, giao thông… của từng huyện trên địa bàn tỉnh. 

Bản đồ Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Nằm tại trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên chính là trung tâm kinh tế trọng điểm, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Bản đồ thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Bản đồ thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Thành phố Vĩnh Yên được phân chia thành 9 đơn vị hành chính, gồm 7 phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang và 2 xã: Định Trung, Thanh Trù.

Thành phố Vĩnh Yên là thủ phủ của tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Thành phố này được chia thành các đơn vị hành chính cấp dưới như sau:

  1. Phường Đống Đa: Một trong những phường trung tâm của Thành phố Vĩnh Yên.
  2. Phường Ngô Quyền: Là một phường nằm ở phía Đông Bắc của Thành phố Vĩnh Yên.
  3. Phường Đồng Tâm: Phường Đồng Tâm nằm ở phía Nam Thành phố Vĩnh Yên.
  4. Phường Thống Nhất: Nằm về phía Tây Bắc của Thành phố Vĩnh Yên.
  5. Phường Yên Thịnh: Phường Yên Thịnh nằm ở phía Nam Thành phố Vĩnh Yên.
  6. Phường Vĩnh Khánh: Nằm về phía Tây Nam của Thành phố Vĩnh Yên.
  7. Phường Định Trung: Là một phường ở phía Tây Bắc của Thành phố Vĩnh Yên.
  8. Phường Trung Hòa: Nằm về phía Đông của Thành phố Vĩnh Yên.
  9. Phường Thanh Trù: Nằm ở phía Tây của Thành phố Vĩnh Yên.
  10. Phường Đặng Cương: Phường Đặng Cương nằm ở phía Nam của Thành phố Vĩnh Yên.
  11. Xã Tam Phúc: Nằm về phía Đông Bắc của Thành phố Vĩnh Yên.
  12. Xã Yên Phú: Nằm về phía Đông Bắc của Thành phố Vĩnh Yên.
  13. Xã Phúc Thắng: Nằm về phía Đông Nam của Thành phố Vĩnh Yên.
  14. Xã Hội Hợp: Nằm về phía Đông của Thành phố Vĩnh Yên.
  15. Xã Tích Sơn: Nằm về phía Tây của Thành phố Vĩnh Yên.

Các đơn vị hành chính trong Thành phố Vĩnh Yên có trách nhiệm quản lý các hoạt động dịch vụ công cộng, phát triển kinh tế và xã hội trên địa bàn thị xã.

Bản đồ Thị Xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Trên bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Phúc Yên chiếm hữu vị trí phía Đông Nam tỉnh và là đô thị cửa ngõ của tỉnh, đô thị vệ tinh của vùng thủ đô Hà Nội, chỉ cách Hà Nội 30km. 

Về đơn vị hành chính, thành phố Phúc Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính, trong đó bao gồm 8 phường: Đồng Xuân, Hùng Vương, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Xuân Hòa và 2 xã: Cao Minh, Ngọc Thanh.

Bản đồ thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Bản đồ thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Thành phố Phúc Yên là một đơn vị hành chính cấp thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Thành phố này được chia thành các đơn vị hành chính cấp dưới như sau:

  1. Phường Phúc Thắng: Một trong những phường trung tâm của Thành phố Phúc Yên.
  2. Phường Xuân Hoà: Phường nằm ở phía Tây của Thành phố Phúc Yên.
  3. Phường Hùng Vương: Là một phường ở phía Bắc Thành phố Phúc Yên.
  4. Phường Trưng Nhị: Nằm ở phía Đông của Thành phố Phúc Yên.
  5. Phường Nam Viêm: Nằm về phía Tây Bắc của Thành phố Phúc Yên.
  6. Xã Quang Trung: Nằm ở phía Bắc của Thành phố Phúc Yên.
  7. Xã Lương Hoà: Nằm ở phía Tây của Thành phố Phúc Yên.
  8. Xã Nam Viêm: Nằm về phía Tây Bắc của Thành phố Phúc Yên.

Các đơn vị hành chính trong Thành phố Phúc Yên có trách nhiệm quản lý các hoạt động dịch vụ công cộng, phát triển kinh tế và xã hội trên địa bàn thành phố.

Bản đồ Huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Huyện Bình Xuyên nằm ở phía đông bản đồ Vĩnh Phúc, nằm cách thành phố Vĩnh Yên chỉ 12km về phía đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội với 50km

Về đơn vị hành chính, huyện Bình Xuyên có 13 đơn vị hành chính, trong đó bao gồm 5 thị trấn

Huyện Bình Xuyên là huyện có nhiều thị trấn nhất trên cả nước.

Bản đồ huyện Bình Xuyên Vĩnh Phúc
Bản đồ huyện Bình Xuyên Vĩnh Phúc

Huyện Bình Xuyên là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Huyện này được chia thành các đơn vị hành chính cấp dưới như sau:

  1. Thị trấn Thanh Lãng: Là thị trấn trung tâm của Huyện Bình Xuyên.
  2. Xã Tam Hợp: Nằm ở phía Tây của huyện.
  3. Xã Đại Đồng Thành: Nằm ở phía Đông của huyện.
  4. Xã Tiền Tiến: Nằm ở phía Tây Bắc của huyện.
  5. Xã Đồng Tiến: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  6. Xã Hoàng Hoa Thám: Nằm ở phía Đông Bắc của huyện.
  7. Xã Quang Minh: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  8. Xã Sơn Lôi: Nằm ở phía Đông của huyện.
  9. Xã Trung Hòa: Nằm ở phía Tây của huyện.
  10. Xã Hồng Hưng: Nằm ở phía Nam của huyện.
  11. Xã Phú Hòa: Nằm ở phía Tây Nam của huyện.

Các đơn vị hành chính trong Huyện Bình Xuyên có trách nhiệm quản lý các hoạt động dịch vụ công cộng, phát triển kinh tế và xã hội trên địa bàn huyện.

Bản đồ Huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc

Nằm ở phía tây bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc, Huyện Lập Thạch được phân chia thành 20 đơn vị hành chính, trong đó bao gồm 2 thị trấn

Bản đồ huyện Lập Thạch Vĩnh Phúc
Bản đồ huyện Lập Thạch Vĩnh Phúc

Huyện Lập Thạch là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Huyện này được chia thành các đơn vị hành chính cấp dưới như sau:

  1. Thị trấn Lập Thạch: Là thị trấn trung tâm của Huyện Lập Thạch.
  2. Xã Quang Sơn: Nằm ở phía Đông của huyện.
  3. Xã Ngọc Mỹ: Nằm ở phía Đông Bắc của huyện.
  4. Xã Đình Chu: Nằm ở phía Nam của huyện.
  5. Xã Triệu Đề: Nằm ở phía Tây của huyện.
  6. Xã Sơn Đông: Nằm ở phía Đông của huyện.
  7. Xã Xuân Hòa: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  8. Xã Tiên Lãng: Nằm ở phía Nam của huyện.
  9. Xã Nhân Đạo: Nằm ở phía Tây của huyện.
  10. Xã Bắc Bình: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  11. Xã Thái Hòa: Nằm ở phía Tây của huyện.
  12. Xã Hợp Lý: Nằm ở phía Đông Nam của huyện.
  13. Xã Bàn Giản: Nằm ở phía Đông Bắc của huyện.
  14. Xã Xuân Lôi: Nằm ở phía Tây của huyện.
  15. Xã Đồng Ích: Nằm ở phía Bắc của huyện.

Các đơn vị hành chính trong Huyện Lập Thạch có trách nhiệm quản lý các hoạt động dịch vụ công cộng, phát triển kinh tế và xã hội trên địa bàn huyện.

Bản đồ hành chính Huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc

Nằm ở phía tây bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc, Huyện Sông Lô bao gồm 17 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn Tam Sơn và 16 xã.

Bản đồ huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc
  1. Thị trấn Tam Đảo: Là thị trấn trung tâm của Huyện Sông Lô, nằm trong khu vực núi Tam Đảo nổi tiếng.
  2. Xã Đại Đình: Nằm ở phía Đông Bắc của huyện.
  3. Xã Bình Sơn: Nằm ở phía Đông Nam của huyện.
  4. Xã Hợp Châu: Nằm ở phía Tây Nam của huyện.
  5. Xã Đạo Trù: Nằm ở phía Tây của huyện.
  6. Xã Yên Dương: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  7. Xã Bản Hồ: Nằm ở phía Nam của huyện.
  8. Xã Tản Hồng: Nằm ở phía Tây Bắc của huyện.
  9. Xã Phúc Yên: Nằm ở phía Nam của huyện.

Bản đồ hành chính Huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Trên bản đồ Vĩnh Phúc, Tam Đảo là huyện cực bắc của tỉnh và được chia thành 9 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Hợp Châu (huyện lỵ), Đại Đình, Tam Đảo và 6 xã: Bồ Lý, Đạo Trù, Hồ Sơn, Minh Quang, Tam Quan, Yên Dương.

Bản hồ huyện Tam Đảo, Tĩnh Vĩnh Phúc
Bản hồ huyện Tam Đảo, Tĩnh Vĩnh Phúc

Diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo là 23.641,60 ha (236,42 km²), trong đó có hơn 120 km² nằm trong vườn quốc gia Tam Đảo.

  1. Thị trấn Tam Đảo: Là trung tâm hành chính của Huyện Tam Đảo.
  2. Xã Hợp Châu: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  3. Xã Đạo Trù: Nằm ở phía Nam của huyện.
  4. Xã Đồng Bát: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  5. Xã Bồ Lý: Nằm ở phía Đông của huyện.
  6. Xã Bảo Sơn: Nằm ở phía Đông của huyện.
  7. Xã Bảo Đài: Nằm ở phía Nam của huyện.
  8. Xã Tam Quan: Nằm ở phía Tây của huyện.
  9. Xã Đại Đình: Nằm ở phía Tây của huyện.

Bản đồ hành chính Huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc

Nằm ở trung tâm tỉnh, huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính, trong đó bao gồm 01 thị trấn Hợp Hòa và 12 xã

Bả đồ huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc
Bả đồ huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc
  1. Thị trấn Tam Dương: Là trung tâm hành chính của Huyện Tam Dương.
  2. Xã Hợp Hòa: Nằm ở phía Đông của huyện.
  3. Xã Hợp Thịnh: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  4. Xã Hợp Tiến: Nằm ở phía Đông của huyện.
  5. Xã Hợp Châu: Nằm ở phía Nam của huyện.
  6. Xã Hợp Lý: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  7. Xã Hợp Thành: Nằm ở phía Nam của huyện.
  8. Xã Hợp An: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  9. Xã Quí Quân: Nằm ở phía Tây của huyện.
  10. Xã Đạo Tú: Nằm ở phía Đông của huyện.
  11. Xã Minh Tiến: Nằm ở phía Tây của huyện.

Bản đồ Huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Là huyện đông dân nhất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tường có 28 đơn vị hành chính, trong đó gồm 3 thị trấn và 25 xã. 

Bản đồ huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Bản đồ huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
  1. Thị trấn Vĩnh Tường: Là trung tâm hành chính của Huyện Vĩnh Tường.
  2. Xã Kim Xá: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  3. Xã Yên Bình: Nằm ở phía Đông của huyện.
  4. Xã Lũng Hoà: Nằm ở phía Đông của huyện.
  5. Xã Tam Phúc: Nằm ở phía Tây của huyện.
  6. Xã Tân Phú: Nằm ở phía Tây Bắc của huyện.
  7. Xã Đạo Đức: Nằm ở phía Nam của huyện.
  8. Xã Thượng Trưng: Nằm ở phía Đông của huyện.
  9. Xã Tân Minh: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  10. Xã Hương Mạc: Nằm ở phía Tây Bắc của huyện.
  11. Xã Vĩnh Sơn: Nằm ở phía Tây của huyện.
  12. Xã Bình Dương: Nằm ở phía Nam của huyện.
  13. Xã Lý Nhân: Nằm ở phía Đông của huyện.

Bản đồ Huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Nằm ở phía nam bản đồ Vĩnh Phúc, huyện Yên Lạc gồm 17 được đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn Yên Lạc và 16 xã

Bản đồ Yên Lạc Tĩnh Vĩnh Phúc
Bản đồ Yên Lạc Tỉnh Vĩnh Phúc
  1. Thị trấn Yên Lạc: Là trung tâm hành chính của Huyện Yên Lạc.
  2. Xã Đồng Cương: Nằm ở phía Tây của huyện.
  3. Xã Đồng Văn: Nằm ở phía Đông của huyện.
  4. Xã Hồng Châu: Nằm ở phía Tây của huyện.
  5. Xã Trung Hà: Nằm ở phía Đông của huyện.
  6. Xã Đại Tự: Nằm ở phía Nam của huyện.
  7. Xã Tiến Thắng: Nằm ở phía Đông của huyện.
  8. Xã Mỹ Thuận: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  9. Xã Hồng Phương: Nằm ở phía Nam của huyện.
  10. Xã Lương Phú: Nằm ở phía Đông của huyện.
  11. Xã Tân Phương: Nằm ở phía Bắc của huyện.
  12. Xã Đại Hợp: Nằm ở phía Đông của huyện.
  13. Xã Quí Thành: Nằm ở phía Đông Bắc của huyện.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc mới nhất

Bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc là thông tin quan trọng được nhiều người quan tâm. Mời bạn theo dõi hình ảnh bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc mới nhất dưới đây:

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc

Theo thông tin, quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc dựa trên tính chất 

  • Là một tỉnh nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tọa lạc trên hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh;
  • Là một vùng kinh tế tổng hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sinh thái đồng thời cũng là một đầu mối giao thông quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nước;
  • Là vùng đô thị lớn, trong đó đô thị Vĩnh Phúc hiện đang là đô thị loại I, giữ vai trò là “hạt nhân”, hướng tới xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trở thành thành phố vào những năm 20 của thế kỷ XXI;
  • Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường với thủ đô và trong khu vực

Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024-2030Bản đồ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc

Dựa trên những định hướng đó, tỉnh tập trung phát triển về hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật, tạo đà để phát triển kinh tế toàn tỉnh.

Nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc

Kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây, với sự đa dạng hóa ngành công nghiệp và mục tiêu phát triển bền vững. Dưới đây là một số điểm nổi bật về kinh tế của Vĩnh Phúc:

  1. Công nghiệp và chế biến: Vĩnh Phúc có một số khu công nghiệp và khu chế xuất quan trọng, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các ngành công nghiệp chính bao gồm chế biến thực phẩm, sản xuất ô tô và linh kiện ô tô, điện tử, cơ khí, gỗ và nội thất.
  2. Ô tô và linh kiện ô tô: Vĩnh Phúc đã thu hút nhiều dự án đầu tư trong ngành ô tô và linh kiện ô tô. Có nhiều nhà máy lớn của các hãng ô tô nổi tiếng như Toyota, Honda, và Ford tại tỉnh này.
  3. Công nghệ cao: Vĩnh Phúc cũng đã phát triển các khu công nghệ cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu và phát triển công nghệ cao cấp. Điều này góp phần thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao giá trị sản phẩm.
  4. Du lịch: Du lịch cũng đóng góp phần quan trọng vào kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc. Các điểm du lịch nổi tiếng bao gồm Tam Đảo với khí hậu mát mẻ và cảnh quan đẹp, Đền Mẫu Trùng Vương là di tích lịch sử và tâm linh, cùng với các khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng khác.
  5. Nông nghiệp: Nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Vĩnh Phúc, tập trung vào sản xuất cây lương thực như lúa, ngô, và sắn cùng với các loại cây công nghiệp như cao su và cà phê.
  6. Hệ thống hạ tầng: Vĩnh Phúc đã đầu tư vào việc phát triển hạ tầng giao thông, gồm mạng lưới đường bộ, cầu đường và cảng vận tải.
  7. Thu hút đầu tư: Nhờ có nhiều khu công nghiệp và chế xuất, cùng với chính sách ưu đãi hấp dẫn, Vĩnh Phúc đã thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Như vậy, kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đã trải qua sự đa dạng hóa và phát triển đáng kể, đặc biệt trong các ngành công nghiệp và chế biến. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thông tin này có thể thay đổi theo thời gian và tình hình kinh tế mới nhất.

Cơ sở hạ tầng tỉnh Vĩnh Phúc

Hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất là một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Dưới đây là một số thông tin về hạ tầng của tỉnh này:

  1. Giao thông đường bộ: Vĩnh Phúc có mạng lưới đường bộ phát triển, kết nối các địa phương trong tỉnh và với các vùng lân cận. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ chính đi qua tỉnh Vĩnh Phúc như Quốc lộ 2, Quốc lộ 23 và Quốc lộ 2B.
  2. Giao thông đường sắt: Đường sắt Bắc Nam thông qua tỉnh Vĩnh Phúc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách. Ga Vĩnh Yên là một trong những ga quan trọng trên tuyến đường sắt này.
  3. Giao thông hàng không: Từ Vĩnh Phúc, bạn có thể dễ dàng tiếp cận sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các tuyến đường quốc lộ và đường cao tốc.
  4. Hệ thống cảng và vận tải đường sông: Tỉnh Vĩnh Phúc không tiếp giáp biển, nhưng có hệ thống sông ngòi khá phát triển. Điều này tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa trong và ngoài tỉnh qua đường sông.
  5. Đường cao tốc: Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua tỉnh Vĩnh Phúc, giúp nâng cao tốc độ và tiện lợi trong giao thông.
  6. Hệ thống viễn thông và internet: Vĩnh Phúc có hệ thống viễn thông và mạng internet phát triển, giúp kết nối người dân và doanh nghiệp với thế giới bên ngoài.
  7. Năng lượng: Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gió, nhằm hướng tới việc bảo vệ môi trường và cung cấp năng lượng bền vững.

Địa điểm du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một điểm đến du lịch thu hút khá nhiều du khách bởi cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và văn hóa độc đáo. Dưới đây là một số điểm đáng chú ý trong du lịch Vĩnh Phúc:

  1. Tam Đảo: Tam Đảo nằm ở độ cao khoảng 1.000 mét so với mực nước biển, với khí hậu mát mẻ quanh năm và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đây là một điểm đến lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng và tham quan với nhiều địa điểm như Đình Tam Đảo, chùa Thác Bạc, chợ Tam Đảo…
  2. Đền Mẫu Trùng Vương: Là di tích lịch sử với giá trị tâm linh và văn hóa cao. Đền được xây dựng để thờ tổ tiên là vua Hùng và các vị Vua Đế trên núi Thiên Lão, gần chân núi Tam Đảo.
  3. Ao Vua: Ao Vua là hồ nước tự nhiên nằm tại độ cao hơn 1.000 mét so với mực nước biển, cùng với cảnh quan xung quanh rừng thông và đồi núi, tạo nên một không gian yên bình, thích hợp cho các hoạt động như câu cá, thuyền kayak…
  4. Chùa Hương Ngộ: Chùa nằm ở xã Hương Ngộ, huyện Lập Thạch, có kiến trúc độc đáo và là nơi tôn vinh Đức Phật và văn hóa tâm linh.
  5. Thác Bàn Thạch: Thác nằm ở dãy núi Tam Đảo, có cảnh quan hoang sơ và rừng nguyên sinh xung quanh. Thác Bàn Thạch thuộc dạng thác dọc, tạo ra những cảnh quan nước chảy đẹp mắt.
  6. Khu du lịch sinh thái Đại Lải: Nằm cách trung tâm Thành phố Vĩnh Yên không xa, Đại Lải là một hồ nước tự nhiên lớn, với khung cảnh xanh mướt, là nơi thích hợp cho các hoạt động như câu cá, thuyền buồm, lặn biển và nghỉ dưỡng.
  7. Thị trấn Vĩnh Yên: Thị trấn này có nhiều công trình kiến trúc cổ, chợ đêm sầm uất và là điểm tập trung của nhiều hoạt động văn hóa và thương mại.

Như vậy, Vĩnh Phúc là một điểm đến đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa, thích hợp cho những du khách muốn khám phá và thư giãn trong một môi trường yên bình và tự nhiên.

Trên đây là thông tin bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc và những thông tin quy hoạch mới nhất tại tỉnh Vĩnh Phúc. Quý khách vui lòng truy cập ngay website xem bản đồ đất đai Meey Map có thể tra cứu bản đồ các tỉnh thành tại Việt Nam.

Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận-Huyện tỉnh Vĩnh Long
Bản đồ quy hoạch Tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ quy hoạch Thành phố Phúc Yên
Bản đồ quy hoạch Thành phố Vĩnh Yên
Bản đồ quy hoạch Huyện Bình Xuyên
Bản đồ quy hoạch Huyện Lập Thạch
Bản đồ quy hoạch Huyện Sông Lô
Bản đồ quy hoạch Huyện Tam Đảo
Bản đồ quy hoạch Huyện Tam Dương
Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Tường
Bản đồ quy hoạch Huyện Yên Lạc
Đánh giá post

Tác giả

  • Trần Hoài Thương

    Tôi là Trần Hoài Thương, Biên tập nội dung tại Meey Map, với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bản đồ quy hoạch được chia sẻ trên meeymap.com

    View all posts
Avatar of Trần Hoài Thương
Tôi là Trần Hoài Thương, Biên tập nội dung tại Meey Map, với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bản đồ quy hoạch được chia sẻ trên meeymap.com

Related Posts

Bản đồ quy hoạch Quận 10 mới nhất

Bản đồ quy hoạch Quận 10, Hồ Chí Minh mới nhất

Quy hoạch Quận 10 đã được sự phê duyệt chính thức của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu phát triển kinh tế trở thành một…

c 671 1681187436 4054

Bản đồ quy hoạch Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre |Quy hoạch Sử dụng Đất

Bạn đang tìm kiếm bản đồ quy hoạch Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre. Thông tin chi tiết về quy hoạch, chúng tôi mong muốn mang đến cho…

cang long 20220630162230116

Bản đồ quy hoạch huyện Càng Long, Trà Vinh đến năm 2040

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ quy hoạch huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Soi quy hoạch huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Chúng tôi hi vọng sẽ…

Bản đồ thị trấn Tiểu Cần

Bản đồ quy hoạch huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh năm 2024

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ quy hoạch huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh chi tiết và thông tin quy hoạch Huyện Cầu Ngang. Chúng tôi hi vọng…

c 582 1680860047 1032

Bản đồ Huyện Châu Thành, Tây Ninh| Quy hoạch Sử dụng Đất

Nếu bạn quan tâm đến thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Châu Thành Tây Ninh, Meey Map là công cụ tốt nhất để tra cứu thông…

c 685 1679890842 3805

Bản đồ Huyện Tam Bình, Vĩnh Long| Quy hoạch sử dụng đất

Nếu bạn quan tâm đến thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Tam Bình, Vĩnh Long, Meey Map là công cụ tốt nhất để tra cứu thông…