Bản đồ quy hoạch

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

Quy hoạch sử dụng đất thành huyện Đức Trọng được thể hiện trong bản đồ quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đức Trọng là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, huyện thuộc cao nguyên Di Linh và nằm ở cuối phần cao nguyên Di Linh, Đức Trọng nằm ở trung tâm tỉnh Lâm Đồng. Huyện Đức Trọng rộng 901,97 km².

 

Vị trí địa lý của huyện Đức Trọng như sau: Phía đông giáp huyện Đơn Dương và huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận; phía tây giáp huyện Lâm Hà và huyện Di Linh; phía nam giáp huyện Bắc Bình và huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; phía bắc giáp thành phố Đà Lạt.

Huyện Đức Trọng có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Liên Nghĩa và 14 xã: Bình Thạnh, Đà Loan, Đa Quyn, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Ninh Gia, Ninh Loan, N’Thol Hạ, Phú Hội, Tà Hine, Tà Năng, Tân Hội, Tân Thành.

Về quy hoạch, ngày 23/10/2014 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định 2221/QĐ-UBND về việc ban hành quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi ranh giới Quy hoạch chung 704: thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban, xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà).

Tại huyện Đức Trọng sẽ hình thành đô thị Liên Nghĩa – Liên Khương,(khoảng 2.600 ha) đây là đô thị loại 3, đến năm 2030 quy mô dân số đô thị khoảng 95.000 – 105.000 người và đất xây dựng đô thị khoảng 2.600 ha. Là đô thị tổng hợp, Trung tâm chính trị – hành chính của huyện Đức Trọng, chia sẻ chức năng với thành phố Đà Lạt; là cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm công nghiệp công nghệ cao và khu phi thuế quan cấp vùng.

Đô thị Đại Ninh (khoảng 350 ha) là đô thị loại 5, đến năm 2030 quy mô dân số đô thị khoảng 14.000 – 16.000 người và đất xây dựng đô thị khoảng 350 ha. Là đô thị chuyên ngành dịch vụ du lịch gắn với KDL sinh thái rừng hồ Đại Ninh, phát triển đô thị trên cơ sở Trung tâm xã Ninh Gia hiện hữu; chọn trục không gian chủ đạo là quốc lộ 20 và tỉnh lộ ĐT 724 đi Bình Thuận.

Đô thị Finôm – Thạnh Mỹ(khoảng 1.700 ha) là đô thị loại 4, đến năm 2030 quy mô dân số đô thị khoảng 55.000 – 65.000 người và đất xây dựng đô thị khoảng 1.700 ha. Là đô thị tổng hợp; đô thị chuyên ngành về nghiên cứu công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm hội chợ – triển lãm về sản phẩm nông nghiệp cấp vùng.

Huyện Đức Trọng nằm trong vùng phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó, vùng nông nghiệp bao gồm khu vực nông nghiệp trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm, các điểm dân cư nông thôn tập trung chủ yếu bố trí trên tuyến vành đai vùng đô thị, bao gồm đoạn quốc lộ 20 đến đèo Prenn – thuộc huyện Đức Trọng. Ngoài ra, huyện Đức Trọng còn thuộc vùng bảo tồn phát triển rừng và phát triển du lịch sinh thái rừng.

Quản lý kiến trúc cảnh quan: Bảo tồn, phát huy các yếu tố cảnh quan đặc thù riêng của địa điểm bao gồm hệ sinh thái nông nghiệp, rừng, mặt nước. Tôn trọng cấu trúc làng nông nghiệp và kiến trúc truyền thống nông thôn. Tỷ lệ mật độ xây dựng gộp khoảng 20 – 30%, tầng cao tối đa từ 2 – 3 tầng. Các khu ở nông thôn gắn kết với cảnh quan địa hình và sản xuất nông nghiệp đặc trưng. Tổ chức không gian công cộng tại khu vực trung tâm, cũng là Trung tâm dịch vụ du lịch cho làng, gồm các chức năng về hành chính, văn hóa, giáo dục, thương mại- dịch vụ…

Không gian cho các hoạt động du lịch tổ chức theo hướng khám phá, tìm hiểu ngành nông nghiệp, lối sống làng xã, văn hóa truyền thống bản địa.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng - Ảnh 1.

Huyện Đức Trọng thể hiện trên bản đồ Google vệ tinh.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng - Ảnh 2.

Quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Trọng thể hiện trên bản đồ định hướng phát triển không gian thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng - Ảnh 3.

Ký hiệu trên bản đồ quy hoạch.

 

 

 

[xyz-ihs snippet=”huyen-duc-trong”]

Đánh giá post
Tôi là Trần Hoài Thương, Biên tập nội dung tại Meey Map, với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bản đồ quy hoạch được chia sẻ trên meeymap.com

Related Posts

quy hoach nghia do

Bản đồ quy hoạch phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội| Kế hoạch sử dụng đất

Khám phá quy hoạch phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) ngay trên Meey Map – nền tảng bản đồ số tích hợp toàn diện. Tại đây, bạn…

Ban do quy hoach ke hoach thanh pho Quy Nhon

Bản đồ quy hoạch thành phố Quy Nhơn, Bình Định 2025| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các…

pddg 16177777135582117221061

Bản đồ quy hoạch Phường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội| Kế hoạch sử dụng đất

Nếu bạn quan tâm đến thông tin về bản đồ quy hoạch phường Phú Diễn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Meey Map là công cụ tốt nhất…

Bản đồ huyện huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình

Bản đồ quy hoạch huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình|Kế hoạch sử dụng đất

Huyện Đông Hưng Thái Bình là khu vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và công nghiệp. Việc nắm…

Bản đồ Quận Kiến An, Hải Phòng

Bản đồ Quận Kiến An,TP Hải Phòng|Quy hoạch sử dụng đất

Quận Kiến An, TP Hải Phòng là một trong những khu vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với định hướng quy hoạch rõ ràng, hạ tầng…

Ban do quy hoach ke hoach thi xa An Nhon

Bản đồ quy hoạch thị xã An Nhơn, Bình Định 2025| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, gồm: công nghiệp, giao thông, xây dựng, phát triển đô thị….