Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình được thể hiện trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm huyện 2020 huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Giới thiệu Huyện Cao Phong
Huyện Cao Phong là một huyện miền núi, thuộc vùng Tây Bắc (Việt Nam), huyện nằm ở trung tâm tỉnh Hòa Bình. Tổng diện tích của huyện là 254,37 km2.
Huyện Cao Phong có vị trí địa lý như sau: Phía đông giáp huyện Kim Bôi; phía tây giáp huyện Tân Lạc; phía đông nam giáp huyện Lạc Sơn; phía bắc giáp thành phố Hòa Bình và huyện Đà Bắc (ranh giới là hồ Hòa Bình, trên sông Đà).
Huyện Cao Phong có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cao Phong (huyện lỵ) và 9 xã: Bắc Phong, Bình Thanh, Dũng Phong, Hợp Phong, Nam Phong, Tây Phong, Thạch Yên, Thu Phong, Thung Nai.
Về quy hoạch, ngày 19/12/2013, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành quyết định 3007/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Cao Phong.
Cao Phong là huyện có địa hình tương đối phức tạp ở phía bắc, phía tây, phía đông, đồi núi được xen kẽ, chia cắt bởi các con suối. Đồi núi ở đây chủ yếu là núi đất, núi đá cũng có song không nhiều, độ cao địa hình trên 300 m. Địa hình chia thành 2 dạng chủ yếu: Địa hình đồi núi thấp (< 800m): Phân bố ở hầu khắp các xã xung quang trung tâp huyện. Địa hình thung lũng: Là vùng trung tâm và phía nam huyện, địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, gồm các xã Tây Phong, Dũng Phong, Nam Phong và thị trấn Cao Phong.
Thực trạng phát triển đô thị: Thị trấn Cao Phong là huyện lỵ của huyện, là thị trấn mới được thành lập có tổng diện tích tự nhiên là 1.172,26 ha, quy mô dân số 4.850 người, với 1.254 hộ, với 9 tổ dân phố. Đây là trung tâm kinh tế – văn hoá – chính trị và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở khối cơ quan của huyện. Nằm dọc trục đường quốc lộ 6, trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự gia tăng dân số, mật độ và khối lượng xây dựng nhà ở, các công trình công 12 cộng, cơ sở hạ tầng đô thị tăng lên liên tục bộ mặt đô thị ngày càng khang trang đặc biệt là khu trung tâm hành chính và dọc trục quốc lộ 6. Thị trấn Cao Phong ngày càng được phát triển đồng thời với các hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng giá trị tổng sản phẩm xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.
Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn: Do đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện được phát triển theo những hình thái khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ phân bố trong từng khu vực. Các tụ điểm dân cư truyền thống (như thôn, xóm, cụm…) được hình thành với mật độ tập trung đông ở những nơi có giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển thành các trung tâm cụm xã. Toàn huyện hiện có 115 xóm bản, phân bố rải khắp trên địa bàn thuộc 12 xã.