Khám phá

Ngã Ba Giồng – Di tích Lịch sử Hào Hùng

Ngã ba Giồng Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Được biết, ngã ba Giồng là địa điểm để chỉ về một khu đất gò có diện tích khoảng 10 hecta. Ngã ba này hiện đang tọa lạc ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (xưa thuộc làng Xuân Thới Tây). Đây là địa danh nổi tiếng ẩn chứa không ít ý nghĩa lịch sử to lớn trong lịch sử Việt Nam. Hãy cùng Meey Map tìm hiểu chi tiết về khu di tích ngã ba Giồng qua bài viết dưới đây nhé.
Khám phá những điểm thú vị về địa điểm ngã ba Giồng
Khám phá những điểm thú vị về địa điểm ngã ba Giồng

Tổng quan thông tin về địa điểm ngã ba Giồng 

Ngã Ba Giồng – nơi ghi dấu lịch sử oai hùng - Báo Công an Nhân dân điện tử

  • Điều đầu tiên mà các bạn cần chú ý khi tham khảo thông tin về ngã ba Giồng chính là thông tin cơ bản về địa danh này. 
  • Được biết, ngã ba Giồng là một khu đất gò có diện tích khoảng 10 hecta, tọa lạc ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (xưa thuộc làng Xuân Thới Tây).
  • Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng (còn được gọi là giồng Bằng Lăng) nơi đây lịch sử đã ghi lại: Khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra vào đêm 22 rạng 23 tháng 11 năm 1940 ở 18/21 tỉnh thành ở Nam Kỳ là cuộc khởi nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo có quy mô lớn ở Việt Nam kể từ khi Đảng ra đời và trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. 
  • Đây là khởi nghĩa được đánh giá là cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở Nam Kỳ từ sau khởi nghĩa Trương Định. Trong đó, Hóc Môn là nơi phát nguồn đầu tiên, nơi  diễn ra cuộc họp Xứ ủy Nam Kỳ (tháng 9-1940) đã quyết định thời gian diễn ra khởi nghĩa. 
  • Lần đầu tiên ở Nam Kỳ, chính quyền cách mạng đã được thành lập ở một số tỉnh thành với thời gian khá lâu (như Mỹ Tho 49 ngày) và lá cờ đỏ sao vàng đã được treo ở nhiều nơi ngay sào huyệt của thực dân Pháp.
  • Di tích lịch sử Ngã Ba Giồng thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn – nơi trước kia giặc Pháp đã tổ chức một trường bắn lớn để tử hình nhiều chiến sỹ cách mạng và đồng bào yêu nước tham gia Khởi nghĩa Nam Kỳ, trong đó có nhiều đồng chí là Trung ương Đảng CSĐD, Xứ ủy Nam Kỳ, Tỉnh ủy Gia Định, Quận ủy Hóc Môn và đồng bào yêu nước tham gia khởi nghĩa.

Di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngã Ba Giồng

>>> Có thể bạn quan tâm: Ngã ba Vũng Tàu ở đâu, thuộc phường nào? Bản đồ quy hoạch

Nguyên nhân vì sao lại gọi là ngã ba Giồng?

“Giồng” là gì ? Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, chủ biên): Giồng “là dải đất phù sa nổi cao lên, thường là ở ven sông. Đất giồng. Lập làng xóm trên giồng” (NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, trang 403).

vi tri nga ba giong

Có một điều lý thú, Giồng là một từ của phương ngữ Nam Bộ. Đây là biến âm của từ Vồng trong tiếng Việt toàn dân. Do đó, tất cả các địa danh này chỉ xuất hiện ở vùng đất mới phía nam. Ngoài từ giồng này, người Nam Bộ còn phát âm và viết sai các từ: chuối và (do hai loại chuối mang từ đảo Java về nên có tên là chuối chà và chuối và) và chuối già; sấm vãn à sấm giảng (của ông Huỳnh Phú Sổ),…(Theo khoavanhoc-ngonngu.edu.vn).

Thuyết minh tóm tắt di tích lịch sử Ngã ba Giồng Phạm Quang Tấn

Ở TP.HCM chúng ta bắt gặp nhiều địa danh như Giồng Ông Tố ở quận 2, Giồng Cháy là khu vực sát biển Cần Giờ, Giồng Ao là rạch ở ấp Miễu Ba, xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Giồng Cát là ấp của xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi từ sau 30-4-1975. Sau lại chia thành hai ấp Giồng Sao và Láng Cát (1994)… xuất hiện nhiều còn có Giồng Trôm ở TP.HCM, Tiền Giang, Tây Ninh… Đặc biệt Giồng Trôm là một huyện của tỉnh Bến Tre…

Di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngã Ba Giồng

Nguyên nhân người ta gọi địa danh này là Ngã Ba Giồng vì Khu Tưởng niệm nơi đây được bao bọc bởi ba con đường Phan Văn Hớn, Dương Công Khi, Nguyễn Văn Bứa (trước là làng Xuân Thới Tây xưa) nay thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Nguyên nhân vì sao lại gọi là ngã ba Giồng?
Nguyên nhân vì sao lại gọi là ngã ba Giồng?

Toàn cảnh về công trình di tích Ngã ba Giồng

Khu Tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng được khởi công xây dựng lại ngày 30- 4- 2005 trên tổng diện tích quy hoạch 73.708 m2. Trong đó có các công trình chính như: Đền thờ, nhà truyền thống, quảng trường, các cụm tượng đài, hệ thống cây xanh, hồ phun nước… 

Ngã ba Giồng Hóc Môn: Vị trí, Giao thông và Tiện ích xung quanh

Công trình cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 vào dịp tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22-23/11/2010). Khu tưởng niệm được đưa vào sử dụng để đáp ứng nhu cầu của hàng triệu lượt du khách, đồng thời nhằm lấy ý kiến đóng góp để bổ sung cho bước hoàn thiện toàn công trình.  

Trước đó, ngày 30-12-2002, Di tích này được Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.

  • Khởi công: 30/4/2005
  • Thi công Đền chính: 27/7/2008
  • Tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa: 22-23/11/2010

Chi tiết như sau:

Tổng diện tích quy hoạch: 73.708 m2 và đường dẫn 2.366 m2

  • Xây dựng công trình: 9.155 m2 
  • Đền chính: 1.168 m2
  • Nhà truyền thống: 455 m2
  • Nhà hành chính: 155m2
  • Nhà dịch vụ:155 m2
  • Quảng trường:  5.830 m2 – Trục chính
  • Tượng đài Chiến sĩ vô danh: 200 m2
  • Bất khuất: 154m2                                                                  
  • Trường bắn: 516 m2
  • 5 Cổng vào: 220 m2
  • 5 Nhà vệ sinh: 88 m2
Toàn cảnh về công trình di tích lịch Ngã ba Giồng
Toàn cảnh về công trình di tích lịch Ngã ba Giồng
  •  Cây xanh – hồ nước: 45.132 m2

Cây xanh – thảm cỏ: 43.365  m2

2 hồ phun nước: 301 m2

1 hồ khu cắm trại: 1.466 m2

  •  Giao thông -sân bãi: 19.421 m2

 Bãi đậu xe: 1.440 m2

 Đường giao thông: 16.025 m2

 Bó vỉa -Vỉa hè: 1.956 m2

Ngã Ba Giồng nhiều năm được chọn là nơi bắn pháo hoa dịp Giao thừa, cũng bởi đó là niềm tự hào không chỉ riêng người dân Hóc Môn, người Nam Bộ mà còn là của cả dân tộc Việt Nam.

Ngã Ba Giồng xã Xuân Thới Thượng là vùng đất chuyển tiếp giữa cánh đồng phèn chua sâu trũng sang vùng đất gò cao hơn (gọi là giồng), ngày xưa trên có nhiều cây bằng lăng mọc nên tên cũ gọi đầy đủ là Ngã Ba Giồng Bằng Lăng. Đây là điểm giao nhau giữa Tỉnh lộ 9 từ Đức Hòa về Hóc Môn với Tỉnh lộ 14 (nay là Phan Văn Hớn), xuất phát từ Ngã Ba Giồng đi Tham Lương hướng về chợ Bến Thành, Bến Nghé xưa.

Công trình khu tưởng niệm Ngã Ba Giồng 
Công trình khu tưởng niệm Ngã Ba Giồng

Lịch sử hình thành và phát triển của khu vực ngã ba Giồng

Cụ thể lịch sử ngã ba Giồng như sau:

  • Tại khu vực Ngã ba Giồng đã diễn ra sự kiện nhân dân Hóc Môn và Chợ Lớn, Gia Định, Sài Gòn vùng lên đêm 22 rạng sáng ngày 23/11/1940 trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. 
  • Cũng chính nơi đây từ sau ngày 23/11 đến ngày 31/12/1940 đã trở thành trường bắn của thực dân Pháp. Theo báo cáo chính thức của Thống đốc Nam Kỳ thì riêng vùng Chợ Lớn, Gia Định, Sài Gòn, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một.
  • Thực dân Pháp đã bắt và xử bắn 903 cán bộ, đảng viên, nhân dân đã tham gia cuộc khởi nghĩa, trong đó có Nguyễn Văn Cừ nguyên Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phan Đăng Lưu nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyễn Thị Minh Khai nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, và Võ Văn Tần nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
  • Tại khu vực Ngã ba Giồng đã diễn ra sự kiện nhân dân Hóc Môn và Chợ Lớn, Gia Định, Sài Gòn vùng lên đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 11 năm 1940 trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Cũng chính nơi đây từ sau ngày 23 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12 năm 1940 đã trở thành trường bắn của thực dân Pháp.
  • Theo báo cáo chính thức của Thống đốc Nam Kỳ thì riêng vùng Chợ Lớn, Gia Định, Sài Gòn, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, thực dân Pháp đã bắt và xử bắn 903 cán bộ, đảng viên, nhân dân đã tham gia cuộc khởi nghĩa, trong đó có Nguyễn Văn Cừ nguyên Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phan Đăng Lưu nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyễn Thị Minh Khai nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, và Võ Văn Tần nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
  • Ngày 30/12/2002, Di tích lịch sử Ngã Ba Giồng được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia theo Quyết định số 39/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa và Thông tin. Ngày 30 tháng 4 năm 2005, Khu Tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng được khởi công xây dựng lại trên tổng diện tích quy hoạch 73.708 m². 
  • Trong đó bao các công trình chính như: Đền thờ, nhà truyền thống, quảng trường, các cụm tượng đài, hệ thống cây xanh, hồ phun nước, sảnh chính… Công trình cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 vào ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  • Hiện nay, ngã ba Giồng được đánh giá và xây dựng là khu tưởng niệm lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. 
  • Khu di tích hiện đang lưu trữ những hiện vật, hình ảnh lịch sử về những con người, vùng đất của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940. Đây sẽ là địa điểm lý tưởng để những người yêu lịch sử tìm đến tìm hiểu.
Lịch sử hình thành và phát triển của khu vực ngã ba Giồng
Lịch sử hình thành và phát triển của khu di tích ngã ba Giồng

>>> Có thể bạn quan tâm: Ngã ba Đồng Lộc thuộc tỉnh nào? Tổng quan & Bản đồ quy hoạch

Hé lộ ý nghĩa to lớn của ngã ba Giồng 

Sau khi bạn đã tìm hiểu đặc điểm và lịch sử hình thành phát triển của ngã ba Giồng thì bạn có thể tham khảo thêm ý nghĩa quan trọng của khu tưởng niệm này như sau:

Giá trị của ngã ba Giồng trong thời kỳ chiến tranh

  •  Thời kháng chiến chống Pháp 9 năm (1945- 1954), nơi đây từng là chiến trường hoạt động qua lại tập kích, đánh giặc vang lừng chiến công của các chiến sĩ Đại đội 306 thuộc Giải phóng quân liên quận Hóc Môn- Bà Điểm- Đức Hòa, dưới sự lãnh đạo của Ông Tô Ký, sau này là Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Thời chống Mỹ cứu nước, vùng đất Ngã Ba Giồng gắn liền với những chiến công của quân và dân xã anh hùng Xuân Thới Thượng, của Trung đoàn Quyết Thắng (Trung đoàn Gia Định)… Đây cũng là một hướng cửa ngõ phía Tây Bắc ra vào thành phố, là địa bàn tranh chấp, xen cài, chiến đấu quyết liệt giữa địch và ta, nhất là trong các năm Đồng Khởi 1960, 1961; 1965; tổng tấn công Mậu Thân 1968; mùa hè 1972; chiến dịch Hồ Chí Minh 1975… nhằm nắm quyền kiểm soát chiến trường vùng ven. 
  • Sau 30/4/1975, Ngã Ba Giồng trở về là vùng đất thanh bình, khát khao đựợc phục dựng, hồi sinh sau chiến tranh. Tuy nhiên, do là vùng đất giồng bị hoang hóa trong suốt thời gian dài. 
  • Chung quanh thế đất thấp trũng, nhiễm phèn khá nặng, nên năng suất trồng trọt không cao. Cần có thời gian đầu tư thủy lợi, tháo chua rửa phèn, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, giá trị kinh tế cao, kết hợp phát triển ngành nghề thương mại, dịch vụ, nâng cao đời sống người dân, đem lại bộ mặt xanh tươi, trù phú, đổi mới hoàn toàn vùng đất giàu truyền thống cách mạng, mang hồn linh thiêng của Dân tộc hùng anh
  • Ngã Ba Giồng – một trong 3 trường bắn của thực dân Pháp dựng ở Hóc Môn. Hóc Môn là nơi có nhiều đồng chí, cán bộ của ta bị địch xử bắn. Họ là những chiến sĩ cộng sản nổi tiếng như Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Đỗ Văn Dậy, Phạm Công Bỉnh, Nguyễn Thị Thử, Phạm Văn Sáng… 
Giá trị của ngã ba Giồng trong thời kỳ chiến tranh
Giá trị của ngã ba Giồng trong thời kỳ chiến tranh

Giá trị của ngã ba Giồng trong thời kỳ hòa bình

  • Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng, địa danh gắn với các sự kiện lịch sử cách mạng. Nơi đây đã trở thành điểm đến tham quan, nơi tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm của huyện Hóc Môn và thành phố Hồ Chí Minh.
  • Với ý nghĩa lịch sử vô cùng thiêng liêng của Ngã Ba Giồng, nơi ghi dấu tội ác dã man của giặc Pháp dựng trường bắn để sát hại rất nhiều đồng bào, đồng chí kiên cường, lỗi lạc của Đảng ta; nơi thể hiện ý chí chiến đấu bất khuất kiên cường và sự hy sinh cao cả của nhân dân trong các cuộc đấu tranh. Sau thống nhất đất nước, huyện Hóc Môn đã khôi phục và tôn tạo khu di tích lịch sử cách mạng Ngã Ba Giồng nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
  • Hàng năm, Khu tưởng niệm đón tiếp rất nhiều đoàn khách trong và ngoài huyện đến thăm và tìm hiểu ý nghĩa của công trình Ngã Ba Giồng. 
  • Ngã Ba Giồng là nơi giáo dục truyền thống cách mạng rất thiết thực. Tới đây, các em học sinh được tìm hiểu về những sự kiện lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Ðảng bộ và nhân dân Sài Gòn – Gia Ðịnh. Trong khuôn viên khu di tích là những hiện vật, hình ảnh lịch sử về những con người, vùng đất 18 Thôn Vườn Trầu Bà Điểm, Hóc Môn…
  • Đến với Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng ngày nay, hãy cảm nhận những giá trị tinh thần, thông qua cụm tượng đài Bất khuất, Chiến sĩ khuyết danh trân trọng thành kính trước những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trái tim, khối óc cuộc đời vì Độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Giá trị của ngã ba Giồng trong thời kỳ hòa bình
Giá trị của ngã ba Giồng trong thời kỳ hòa bình

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau khám phá những hồi ức lịch sử tại khu di tích ngã ba Giồng, một bảo tàng lưu giữ những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu của dải đất Hóc Môn. Với diện tích lớn khoảng 10 hecta, ngã ba Giồng không chỉ là điểm giao cắt của con đường mà còn là người hướng dẫn ta về quá khứ hào hùng của dân tộc. Còn chần chừ gì nữa, hãy đặt bước chân đến đây và để những câu chuyện cổ xưa tái hiện trước mắt, khiến cho mỗi chúng ta đều tự hào về nguồn cội văn hóa đặc sắc của đất nước.

Giới thiệu về di tích lịch sử Ngã ba Giồng

  • Di tích lịch sử Ngã ba Giồng là một địa danh thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (xưa thuộc làng Xuân Thới Tây). Đây là một di tích lịch sử cấp Quốc gia.
  • Ngã ba Giồng được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia vào năm 2002 theo Quyết định số 39/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa và Thông tin.
  • Vào năm 2005, Khu Tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng được khởi công xây dựng lại trên tổng diện tích quy hoạch 73.708 m². Trong đó bao các công trình chính như: Đền thờ, nhà truyền thống, quảng trường, các cụm tượng đài, hệ thống cây xanh, hồ phun nước, sảnh chính…

Xếp hạng di tích

Ngày 30 tháng 12 năm 2002, khu di tích lịch sử ngã ba Giồng được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia theo Quyết định số 39/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa và Thông tin. Ngày 30 tháng 4 năm 2005, Khu Tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng được khởi công xây dựng lại trên tổng diện tích quy hoạch 73.708 m². Trong đó bao các công trình chính như: Đền thờ, nhà truyền thống, quảng trường, các cụm tượng đài, hệ thống cây xanh, hồ phun nước, sảnh chính… Công trình cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 vào ngày 23 tháng 11 năm 2010

Hiện nay, nơi đây là khu tưởng niệm lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Khu di tích hiện đang lưu trữ những hiện vật, hình ảnh lịch sử về những con người, vùng đất của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940.

Nói chung, Khu tưởng niệm các liệt sĩ Ngã Ba Giồng đã trở điểm giáo dục truyền thống ý nghĩa, thu hút ngày càng đông khách tham quan, trở thành điểm tổ chức những buổi lễ kết nạp đoàn viên, đảng viên mới, nhằm giáo dục, lưu lại kỷ niệm sâu sắc trong lòng mỗi người.

  • Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản
  • Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
  • Website: https://meeymap.com/
  • Số điện thoại: 0869092929
  • Email: [email protected]
Đánh giá post
Avatar of Meey Map
Meey Map là nền tảng bản đồ tra cứu thông tin quy hoạch toàn quốc, cung cấp 2 loại quy hoạch quan trọng nhất ngành BĐS là quy hoạch xây dựng & quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản

Related Posts

bản-đồ-thế-giới-phẳng

Bản Đồ Thế Giới | Bản đồ Trái Đất 3D Phóng to mới nhất 2024

Meey Map liên tục cập nhật bản đồ thế giới mới nhất đến năm 2024. Bản đồ có kích thước lớn, đạt độ phân giải Full HD và…

Bản đồ đường sắt Việt Nam

Bản Đồ Đường Sắt Bắc Nam Việt Nam – Quy Hoạch Dự Án Mới Nhất

Việc phát triển hạ tầng giao thông luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia. Đường sắt…

Bản đồ nước Pháp

Bản Đồ Nước Pháp Chi Tiết Đầy Đủ Các Vùng

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ nước Pháp. Cùng Meey Map tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích trên Bản Đồ Nước Pháp. Giới thiệu nước Pháp…

Ngã 4 Bình Phước

Ngã 4 Bình Phước Ở Đâu | Bản Đồ Cập Nhật Mới Nhất

Ngã 4 Bình Phước là điểm giao cắt chiến lược trong mạng lưới giao thông, đóng vai trò quan trọng trong việc nối các tuyến đường chính của…

bản đồ Nước Anh

Bản Đồ Nước Anh: Khám Phá Địa Lý và Địa Hình Chi Tiết

Bản đồ nước Anh là nguồn thông tin quan trọng để du khách có thể khám phá vị trí địa lý, địa hình, thông tin hành chính về…

Bản đồ du lịch Mộc Châu, Sơn La

Bản đồ du lịch Mộc Châu, Sơn La Chi tiết, đầy đủ mới nhất 2024

Mộc Châu luôn làm say lòng du khách với vô số cảnh đẹp, mỗi lần ghé thăm lại mang đến những trải nghiệm mới mẻ. Bản đồ du…