Bản đồ quy hoạch

Bản đồ quy hoạch Thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng| Kế hoạch sử dụng đất

Bạn đang tìm kiếm quy hoạch thị xã Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng. Hãy cùng Meey Map tìm hiểu quy hoạch chi tiết của thị xã Vĩnh Châu trong bài viết này nhé.

Thông tin tổng quan:

Vùng: Tây Nam Bộ
Thành lập: 25/8/2011
Diện tích: 473,13 km²
Dân số: 164.700 người (2019)
Mật độ: 348 người/km²
Biển số: 83-P1-P2-P3-P4-V1
Website: vinhchau.soctrang.gov.vn

Giới thiệu Thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng

Bản đồ Thị xã Vĩnh Châu Sóc Trăng
Bản đồ Thị xã Vĩnh Châu Sóc Trăng
  • Thị xã Vĩnh Châu là một đơn vị hành chính cấp thị xã tại tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Địa lý thị xã này nằm ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 30 km về phía tây. Vĩnh Châu nằm trên bờ biển phía tây nam của tỉnh Sóc Trăng, và có biên giới với các huyện Long Phú và Vĩnh Long của tỉnh Vĩnh Long.
  • Thị xã Vĩnh Châu có một diện tích tự nhiên khá lớn, bao gồm cả đất liền và đất trên mặt nước, do có nhiều kênh, rừng ngập mặn và ao nuôi cá. Vùng này thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nên nông nghiệp và ngư nghiệp là hai ngành chính của thị xã. Các sản phẩm nông nghiệp bao gồm lúa gạo, cây lúa mạch, cây ớt, và các loại trái cây như xoài và bưởi.
  • Vĩnh Châu cũng nằm trên tuyến đường biển quan trọng và là một trung tâm thương mại và giao thông quan trọng trong khu vực. Ngoài ra, thị xã này cũng có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử, với những địa điểm như chùa Bà Đen, chùa Cái Sơn, và khu du lịch sinh thái Bà Đen.
  • Vĩnh Châu có một dân số đa dạng về tôn giáo và văn hóa, với người Kinh và người Hoa chiếm phần lớn. Thị xã này là một trong những địa điểm thú vị để tìm hiểu về sự đa dạng văn hóa và lịch sử của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất Thị xã Vĩnh Châu đến năm 2020

bản đồ kế hoạch sử dụng đất 2020
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất 2020

Định hướng quy hoạch sử dụng đất Thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng theo các giai đoạn

1. Định hướng sử dụng đất đến năm 2025

  • Đất xây dựng đô thị đến năm 2025 phục vụ cho 194.000 người; khu vực nội thị 50.000 người, quy mô diện tích khoảng 625ha. Mật độ dân số khu vực nội thị khoảng 8.000 người /km².
  • Đất xây dựng đô thị đến năm 2035 phục vụ cho 215.500 người, khu vực nội thị 100.000 người có quy mô diện tích khoảng 1.700ha. Mật độ dân số khu vực nội thị khoảng 6.000 người/km².
  • Định hướng đến năm 2025 quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 625ha, dân số khoảng 50.000 người, mật độ 8000km²/người. Hướng phát triển của đô thị nền tảng từ đô thị hiện trạng phát triển.
  • Phường 1: Phát triển đô thị về phía Nam, tới nghĩa trang thị xã, hình thành một số trung tâm chính: trung tâm y tế, trung tâm VH-TDTT… và một phần phía Bắc, hoàn thành giai đoạn 2 khu TT thương mại thị xã và các đơn vị ở
  • Phường 2: Hình thành trục chính của đô thị, kéo dài tuyến đường huyện 44C từ QL Nam Sông Hậu về hướng Nam, hình thành khu hành chính phường 2, các công trình hạ tầng xã hội và các đơn vị ở.
  • Phường Vĩnh Phước: Do hiện tại đô thị đang phát triển trên tuyến QL Nam Sông Hậu, nên giai đoạn đầu tập trung phát triển đô thị theo hướng Đông – Tây, theo trục QL Nam Sông Hậu, hình thành tuyến mới đường huyện 47C tránh khu dân cư hiện trạng, hình thành trung tâm hành chính phường và các công trình hạ tầng xã hội và các đơn vị ở.
  • Phường Khánh Hòa:Giai đoạn đầu tiếp tục phát triển theo tuyến đường tỉnh 935, từ khu hành chính phường hiện trạng, phát triển các công trình hạ tầng xã hội và các tuyến dân cư.

2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2035

Từ nền tảng phát triển đô thị đến năm 2025, định hướng phát triển đô thị đến năm 2035 tập trung phát triển đô thị theo hướng Nam, hướng phát triển Đông – Tây chủ yếu mở rộng và kết nối các trung tâm của đô thị.

ke hoach

Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật dài hạn Thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng

Yêu cầu chung trong công tác quy hoạch: Đáp ứng cho đô thị loại III. Trong đó có nhiệm vụ làm rõ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đã có hiện tượng và xu
hướng rõ rệt tại khu vực miền Tây Nam Bộ. Phù hợp với chương trình ứng phó với biến đổi của tỉnh đã được phê duyệt.

1. Chuẩn bị kỹ thuật xây dựng
1.1. Cao độ nền xây dựng
Tính toán cao độ nền xây dựng đô thị theo QCXDVN 01:2008/BXD và tham khảo theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn 2050.

Cao độ trung bình khu trung tâm đô thị hiện nay khoảng +0.80m đối với khu vực chưa xây dựng và +1,40m đối với các khu vực đã xây dựng (cao độ Hòn Dấu, hệ tọa độ Quốc gia VN2000).
Theo kịch bản biến đổi khí hậu trong những năm gần đây và tham khảo theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2050, chọn cao độ khống chế xây dựng cho đô thị là lựa chọn cao độ san nền khống chế ≥ +2,0m, cao độ san nền trung bình là +2,3m theo Hệ cao độ Quốc gia (Hòn
Dấu), hệ tọa độ VN2000.
Trong nội dung nghiên cứu của đồ án xác định các công viên, hồ đào trong đô thị để cải thiện vi khí hậu, tạo cảnh quan và bổ sung lượng đất đắp san nền cho đô thị.
Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng các công trình mới làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước của các khu dân cư hiện hữu liền kề. Thực hiện các giải pháp phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân.
* Giải pháp san nền:
+ Đối với khu vực đã xây dựng: Từng bước hoàn thiện cao độ xây dựng, nâng dần độ cao nền xây dựng đến độ cao san nền quy hoạch.
+ Đối với khu vực chưa xây dựng: Khống chế cao độ xây dựng, tôn nền đến cao độ khống chế chung của đô thị. Giải pháp san nền bằng cát lấp, kết hợp đào hồ và tận
dụng kênh, rạch tự nhiên để lấy đất; đồng thời, thuận lợi việc tiêu thoát nước và tạo các hồ cảnh quan.

Bản đồ Thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng
Bản đồ Thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng

1.2. Thoát nước mưa

a. Phương án quy hoạch
* Giải pháp thoát nước khu vực đô thị:

– Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa độc lập với hệ thống thoát nước bẩn. Xác định hướng thoát và phân chia lưu vực, thiết kế quy hoạch tính toán theo quy định của
QCXDVN 01: 2008/BXD, QCVN 07-2: 2016/BXD.

  • Đối với khu vực trung tâm hiện hữu: Nâng cấp, cải tạo, nạo vét khơi thông dòng chảy tới các điểm xã ra nguồn đối với hệ thống tuyến ống, mương thoát nước
    chung hiện hữu. Tại các điểm xã xây dựng các giếng tách nước thải để thu gom nước thải về trạm xử lý.
  • Đối với khu vực xây dựng mới: Quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng.

Giải pháp thoát nước khu công nghiệp: Quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng.

Những yêu cầu chung hệ thống thoát nước mưa cần đạt được:

  • Phù hợp với quy hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn về phát triển hạ tầng kỹ thuật. Mạng lưới đường cống được bố trí bám theo các trục giao thông, đồng thời đảm
    bảo kết nối và tính tự chủ trong đầu tư xây dựng của dự án.
  • Giải quyết được cơ bản tình hình ngập úng của khu vực trong mùa mưa và tình hình ô nhiễm môi trường từ nước thải chảy ra hệ thống cống chung (giữa nước mưa và
    nước thải), giảm tới mức tối thiểu mức độ ô nhiễm do nước thải tới môi trường.
  • Khai thác tối đa khả năng, các điều kiện thuận lợi của khu vực cho công tác thoát nước như hệ thống sông ngòi, kênh rạch hiện hữu

b. Lưu vực thoát nước:

Thiết kế hệ thống thoát nước mưa độc lập với hệ thống thoát nước thải, từ điều kiện tự nhiên và địa hình đễ chọn lưu vực và hướng thoát nước như sau:

  • Lưu vực 1: Khu vực phường 1, xác định kênh Vĩnh Châu, sông Vĩnh Châu – Cổ Cò và kênh Giồng Dú hướng thoát nước sẽ tập trung các tuyến chính rồi thoát về
    khu vực này.
  • Lưu vực 2: Khu vực phường 2, xác định kênh giữa đường QL Nam Sông Hậu và đường huyện 48 (đường Giồng Nhãn). Hướng thoát tập trung vào các tuyến chính
    rồi thoát về kênh.
  • Lưu vực 3: Khu vực phường Vĩnh Phước, xác định kênh Sường và kênh Xẻo Me – Tân Qui là nơi tập trung các hướng tuyến thoát nước về. Lưu vực từ tuyến đường
    tỉnh 936C tới kênh Sườn sẽ thoát về kênh này, lưu vực từ kênh Sườn về hướng Bắc sẽ thoát về kênh Xẻo Me – Tân Qui.
  • Lưu vực 4: Khu vực phường Khánh Hòa, xác định kênh Kết Nghĩa.

c. Giải pháp quy hoạch:
Tận dụng triệt để các dòng sông, kênh tiêu trong khu vực cho việc tiêu thoát nước. Tất cả các tuyến cống được quy hoạch có hướng thoát trùng với hướng dốc của
san nền và theo nguyên tắc hướng nước đi là ngắn nhất. Các hố thu bố trí theo khoảng cách từ 30m đến 60m, độ dốc cống tối thiểu i = 1/D.
Đối với các tuyến đường hiện trạng đã có mương thoát, sẽ có giải pháp từng bước thay thế vị trí, kích thước quy mô của hệ thống theo quy hoạch.

2. Định hướng phát triển hệ thống giao thông

2.1. Nguyên tắc thiết kế

  • Kết nối giao thông vùng huyện và vùng tỉnh, phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh phát triển
    giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.
  • Phát huy tối đa kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, đảm bảo khai thác hiệu quả và bền vững. Thiết kế hệ thống giao thông đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách
    và hàng hóa ngày càng gia tăng.
  • Hệ thống giao thông được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4050-2005; TCXDVN 104-2007; TCVN 5729-1997 và một số tiêu chuẩn hiện hành khác.
  • Các giải pháp thiết kế cần có giải pháp ứng phó với việc ngập úng kéo dài

2.2. Định hướng phát triển hệ thống giao thông
* Giao thông đối ngoại
a. Đường bộ:
Bảng lộ giới các tuyến đường hiện trạng do địa phương quản lý

STT Tên đường lộ giới (m) Ghi chú1 Quốc lộ Nam Sông Hậu 44
2 Đường tỉnh 935 (ĐT935) 44
3 Đường tỉnh 936 (ĐT936) 44
4 Đường tỉnh 936C (ĐT936C) 44

2.2. Định hướng phát triển hệ thống giao thông
* Giao thông đối ngoại
a. Đường bộ:
Bảng lộ giới các tuyến đường hiện trạng do địa phương quản lý

STT Tên đường lộ giới (m) Ghi chú
1 Quốc lộ Nam Sông Hậu 44
2 Đường tỉnh 935 (ĐT935) 44
3 Đường tỉnh 936 (ĐT936) 44
4 Đường tỉnh 936C (ĐT936C) 44

b. Giao thông đường thủy
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch tương đối phong phú, kết nối giao thương với các vùng lân cận, cụ thể:

  • Tuyến sông Mỹ Thanh là tuyến đường thủy quan trọng nối liền từ cửa biển Mỹ Thanh qua kênh Bạc Liêu Vàm Lẻo đến tỉnh Bạc Liêu, đây là tuyến sông tỉnh quản lý đạt cấp III, sâu 6 m, rộng 60 m;
  • Tuyến Vĩnh Châu, là tuyến vận tải đường thủy quan trọng từ sông Mỹ Thanh đến Phường 1 – TX.Vĩnh Châu dài 12,5 km, chiều rộng lòng chảy 50m.
  • Rạch Trà Niên (từ cửa sông Mỹ Thanh) nối với kênh Vĩnh Châu – Trà Niên đến khu vực đô thị Vĩnh Châu, dài 27 km, chiều rộng lòng chảy 40m, thuận lợi cho việc đi lại bằng đường thủy.
  • Ngoài các tuyến đường hiện trạng do địa phương quản lý lộ giới được giữ nguyên hiện trạng còn lại các tuyến đường quy hoạch mới như sau:
  • Trục cảnh quan trung tâm: đây là tuyến đường chính, là trục khung của đô thị như tuyến 30/4 nối dài, tuyến Thanh Niên nối dài và các trục chính trong trung tâm có
    lộ giới 30m.
  • Nối dài tuyến Nguyễn Huệ tới đường Lê Lợi có lộ giới 30m (hiện trạng đoạn này là đường Trưng Trắc và Trưng Nhị 2 bên, giữa là chợ). Tạo thành trục thương mại
    dịch vụ, tổ chức chợ đêm. Nối qua trung tâm thương mại thị xã.
  • Nối dài tuyến Nguyễn Huệ tới Lê Lai (hiện trạng là đất Thị ủy) có lộ giới 24m.
  • Đường khu vực đô thị: Là các tuyến liên hệ các khu vực đô thị với nhau, hoặc giữa các khu chức năng chính của đô thị, có lộ giới 16m – 18m.

2.3. Công trình giao thông
a. Công trình cầu, cống

  • Nối tuyến đường Thanh Niên về hướng Bắc, xây dựng mới cầu qua kênh Vĩnh Châu. Cải tạo nâng cấp cầu tuyến đường 30 tháng 4 và cầu trên tuyến Nguyễn Huệ từ
    khu vực chợ nhà Lồng qua khu trung tâm thương mại thị xã Vĩnh Châu.
  • Xây dựng các cống trên các tuyến giao thông qua các kênh như: kênh sườn, kênh
    300, kênh 700, kênh Giồng Dú, kênh T4, kênh Kết Nghĩa, kênh Kinh Ven, kênh 40.

b. Bến xe, bãi xe
Bến xe hiện trạng sẽ dược dời ra khỏi đô thị, giáp với nghĩa trang Triều Châu, trong đô thị tổ chức các bãi xe tại các khu trung tâm thương mại, trung tâm TDTT, Quảng trường.

c. Bến sông

  • Hiện tại có khu vực bến sông trên kênh Giồng Dú, phục vụ chủ yếu cho chợ trung tâm, quy hoạch khu vực giáp kênh Vĩnh Châu theo tuyến Lê Lợi và Đồng Khởi từ tuyến đường 30 tháng 4 đến kênh Vĩnh Châu – Cổ Cò thành công viên, cây xanh, bến sông tạo cảnh quan đô thị đặc trưng vùng sông nước.
  • Khu vực bãi vật liệu xây dựng hiện trạng tại ngã giao kênh Vĩnh Châu và kênh Vĩnh Châu – Cổ Cò, vị trí ở đây khá xung đột về giao thông, làm mất cảnh quan của
    đô thị, quy hoạch dời lên kênh Vĩnh Châu – Cổ Cò nhằm hạn chế khu vực ngã ba sông và gần cụm công nghiệp. Tránh ngay ngã ba sông, đi qua trung tâm đô thị.

Các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2025

1.1. Chương trình cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a. Giao thông thủy:
Tiến hành nạo vét, tuyến kênh Vĩnh Châu, sông Vĩnh Châu – Cổ Cò. Thiết kế kè kênh, tạo mỹ quan cho đô thị, xử lý khu chợ hiện trạng, tránh ô nhiễm lòng kênh.

b. Giao thông bộ:
Ưu tiên đầu tư một số tuyến đường trọng điểm như:

  • Nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện các tuyến đường hiện hữu, có dự án trong trung tâm.
  • Xây dựng mới các tuyến đường: Nối dài tuyến 30/4 và Thanh Niên ra tới đường huyện 48 (đường Giồng Nhãn), nối dài tuyến Thanh Niên về phía Bắc qua kênh Vĩnh
    Châu tới đường Giồng Dú.
  • Xây mới cầu qua kênh Vĩnh Châu, nâng cấp, cải tạo cầu hiện trạng từ chợ Vĩnh Châu qua khu trung tâm thương mại.
  • Xây mới, hoàn thiện các tuyến đường trong khu vực, kết nối với các trục chính của đô thị.

c. Hệ thống thoát nước thải
– Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước thải theo các tuyến đường giao thông ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 1 để đấu nối về trạm xử lý nước thải.

d. Cấp điện, thông tin liên lạc

– Nâng cấp cải tạo, hoàn thiện hệ thống cấp điện, TTLL hiện hữu trong khu vực.
– Ngầm hóa hệ thống điện, TTLL theo các tuyến giao thông ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 1.

1.2. Chương trình nâng cấp, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu
Mục tiêu chính là kịp thời cải thiện, nâng cao điều kiện sống của người dân địa phương bằng các giải pháp khả thi có sự tham gia của cộng đồng dân cư cùng với
chính quyền địa phương. Nâng cấp và bổ sung các hạ tầng kỹ thuật cơ bản trong các khu dân cư hiện hữu như mạng lưới đường nội bộ, cấp thoát nước, cấp điện với tiêu chuẩn tối thiểu, phù hợp với điều kiện địa phương, hạn chế tối đa việc đền bù giải tỏa, tái định cư.

1.3. Xây dựng cụm công nghiệp, khu trung tâm mới, du lịch và các khu dân
cư mới Lập kế hoạch và triển khai dự án đầu tư hạ tầng khu trung tâm mới của đô thị, xây dựng các công trình ưu tiên như hành chính, giáo dục, thương mại , công nghiệp
và các khu dân cư mới như sau:

  • Cụm công nghiệp Vĩnh Châu
  • Khu chợ và nhà ở thương mại thị xã Vĩnh Châu giai đoạn 2;
  • Khu nhà ở thương mại phường 1;
  • Khu du lịch biển, sinh thái Hồ Bể;
  • Chợ chuyên doanh nông thủy sản;
  • Lập kế hoạch, di dời trung tâm hành chính thị xã;
  • Lập dự án và triển khai các dự án hạ tầng khu vực từ đường QL Nam Sông Hậu lên hướng Bắc;
  • Lập các dự án khu dân cư phía Bắc kênh Vĩnh Châu và khu dân cư từ tuyến Nguyễn Huệ tới kênh Vĩnh Châu.

1.4. Chương trình bảo vệ môi trường đô thị , năng lượng sạch

  • Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
  • Tổ chức tốt việc thu gom và vận chuyển rác thải.
  • Có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư từng bước có kế hoạch di dời vào khu tiểu thủ công nghiệp.
  • Quản lý việc xử lý chất thải trong khu cụm công nghiệp để đảm bảo vệ sinh môi trường theo công nghệ và kỹ thuật thích hợp.
  • Đầu tư nhà máy điện gió số (1, 2, 3, 4,6,7,8,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21) thị xã Vĩnh Châu (theo QĐ số 2418/QĐ-UBND ngày 22/9/2017).

1.5. Chương trình quản lý đô thị

  • Lập xét duyệt, đảm bảo đầy đủ các bước quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng đô thị.
  • Tăng cường quản lý theo luật pháp, quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị.
  • Xây dựng cơ chế chính sách thích hợp về huy động vốn, về cán bộ quản lý.
  • Cải tiến thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng quản lý đô thị.
  • Đào tạo, bồi dưởng phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý, chuyên môn các cấp về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.
  • Ban hành cơ chế chính sách, ưu tiên, ưu đãi, khuyến khích việc thực hiện các lĩnh vực ưu tiên thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh (theo thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018).

2. Các dự án tiếp tục đầu tư đến năm 2035

  • Ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông chính còn lại, sau đó đầu tư đồng bộ các tuyến đường trong nội ô trung tâm thị trấn, đảm bảo mỹ quan cho đô thị trong
    giai đoạn phát triển.
  • Ưu tiên phát triển thị trấn đồng bộ về phía Nam, sau đó phát triển cho toàn đô thị.
Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận-Huyện tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch Thành phố Sóc Trăng
Bản đồ quy hoạch Thị xã Ngã Năm
Bản đồ quy hoạch Thị xã Vĩnh Châu
Bản đồ quy hoạch Huyện Châu Thành
Bản đồ quy hoạch Huyện Cù Lao Dung
Bản đồ quy hoạch Huyện Kế Sách
Bản đồ quy hoạch Huyện Long Phú
Bản đồ quy hoạch Huyện Mỹ Tú
Bản đồ quy hoạch Huyện Mỹ Xuyên
Bản đồ quy hoạch Huyện Thạnh Trị
Bản đồ quy hoạch Huyện Trần Đề

Liên hệ:

Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất.

Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN

Bộ phận kinh doanh

Đánh giá post

Tác giả

  • Trần Hoài Thương

    Tôi là Trần Hoài Thương, Biên tập nội dung tại Meey Map, với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bản đồ quy hoạch được chia sẻ trên meeymap.com

    View all posts
Avatar of Trần Hoài Thương
Tôi là Trần Hoài Thương, Biên tập nội dung tại Meey Map, với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bản đồ quy hoạch được chia sẻ trên meeymap.com

Related Posts

cang long 20220630162230116

Bản đồ quy hoạch huyện Càng Long, Trà Vinh đến năm 2040

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ quy hoạch huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Soi quy hoạch huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Chúng tôi hi vọng sẽ…

Bản đồ thị trấn Tiểu Cần

Bản đồ quy hoạch huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh năm 2024

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ quy hoạch huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh chi tiết và thông tin quy hoạch Huyện Cầu Ngang. Chúng tôi hi vọng…

c 582 1680860047 1032

Bản đồ Huyện Châu Thành, Tây Ninh| Quy hoạch Sử dụng Đất

Nếu bạn quan tâm đến thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Châu Thành Tây Ninh, Meey Map là công cụ tốt nhất để tra cứu thông…

Bản đồ QHSDĐ Huyện Bình Tân đến năm 2020

Bản đồ Huyện Bình Tân, Vĩnh Long| Quy hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch huyện Bình Tân, Vĩnh Long là một tài liệu quan trọng, thể hiện tầm nhìn phát triển toàn diện và bền vững của khu…

Bản đồ hành chính Thành phố Long Xuyên

Bản đồ quy hoạch Thành phố Long Xuyên, An Giang| Kế hoạch sử dụng đất

Long Xuyên, thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan hữu tình mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt về…

c 710 1681804753 6262

Khám phá bản đồ Chợ Mới, An Giang| Kế hoạch sử dụng đất

Cập nhật thông tin mới nhất về bản đồ Chợ Mới. Khám phá Quy hoạch Đô thị và Giao thông tại huyện Chợ Mới, An Giang, để hiểu…