Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thị xã Duy Tiên (Hà Nam) gồm: công nghiệp, giao thông, xây dựng, đô thị trên địa bàn.
Giới thiệu thị xã Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Duy Tiên thời kỳ 2021-2030 cũng được xác định theo Quyết định số 1406/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam về việc Phê duyệt Quy hoạch chung thị xã Duy Tiên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thị xã Duy Tiên nằm ở phía bắc tỉnh Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý 12 km về phía bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 48 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Lý Nhân (với ranh giới tự nhiên sông Châu Giang) và thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên (với ranh giới tự nhiên là sông Hồng)
- Phía tây giáp huyện Kim Bảng (với ranh giới tự nhiên là sông Nhuệ) và huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
- Phía nam giáp huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý
- Phía bắc giáp huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Thị xã Duy Tiên có diện tích tự nhiên 120,92 km², dân số năm 2019 là 137.150 người, mật độ dân số đạt 1.134 người/km². Nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Hà Nam, là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp dịch vụ của tỉnh Hà Nam. Địa hình của thị xã chủ yếu là đồng bằng. Thị xã Duy Tiên nằm cạnh sông Hồng và trên địa bàn thị xã còn có sông Châu Giang chảy qua.
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 829/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hà Nam (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020).
Theo đó:

- Thành lập thị xã Duy Tiên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Duy Tiên.
- Điều chỉnh địa giới hành chính 2 thị trấn: Đồng Văn, Hòa Mạc và 7 xã: Bạch Thượng, Châu Giang, Duy Hải, Duy Minh, Hoàng Đông, Tiên Nội, Yên Bắc để thành lập 9 phường có tên tương ứng.
- Sáp nhập 3 xã Tiên Phong, Đọi Sơn, Châu Sơn để thành lập xã Tiên Sơn.
Sau khi thành lập, thị xã Duy Tiên có 9 phường và 7 xã trực thuộc như hiện nay.
Quy hoạch Thị xã Duy Tiên, bao gồm 9 phường: Bạch Thượng, Châu Giang, Duy Hải, Duy Minh, Đồng Văn, Hòa Mạc, Hoàng Đông, Tiên Nội, Yên Bắc và 7 xã: Chuyên Ngoại, Mộc Bắc, Mộc Nam, Tiên Ngoại, Tiên Sơn, Trác Văn, Yên Nam.
Quy hoạch phát triển công nghiệp thị xã Duy Tiên tỉnh Hà Nam
Trên địa bàn thị xã Duy Tiên hiện có 5 khu công nghiệp, 2 cụm công nghiệp và 1 cụm tiểu thủ công nghiệp:
- Khu công nghiệp Đồng Văn I: Diện tích 208 ha bao gồm cả phần mới mở rộng, đã hoàn thành cơ sở hạ tầng. Đã thu hút 59 doanh nghiệp, trong đó có 20 doanh nghiệp nước ngoài (gồm Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc…), với tổng vốn đầu tư là 2.274 tỷ đồng và 94,1 triệu USD
- Khu công nghiệp Đồng Văn II: Diện tích 264 ha, đã lấp đầy khoảng 90% diện tích đất công nghiệp với trên 60 dự án đầu tư với rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III: Diện tích 336 ha, được định hướng là KCN hỗ trợ, bao gồm các ngành: điện tử, viễn thông sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo và các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, là KCN dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản
- Khu công nghiệp Đồng Văn IV: Diện tích 600 ha, được định hướng là KCN đa ngành, có công nghệ sạch, tiên tiến, thân thiện với môi trường; các ngành nghề bao gồm: điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao
- KCN Hòa Mạc: Tổng diện tích 203 ha, Giai đoạn I 131ha, Sau 04 năm đi vào hoạt động, hiện cơ sở hạ tầng giai đoạn I đã được xây dựng cơ bản đồng bộ, thu hút 22 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký 149 triệu USD, trong đó có 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu là nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo kế hoạch, đến năm 2020, KCN Hòa Mạc sẽ mở rộng thêm 72 ha về phía Bắc nâng tổng diện tích lên 203 ha, trong đó ưu tiên thu hút các dự án đầu tư không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, có công nghệ tiên tiến, bảo đảm hiệu quả đầu tư
Cụm công nghiệp Hoàng Đông và Cụm CN Cầu Giát đều đã lấp đầy 100%. Cụm TTCN Ngọc Động: Thành lập từ năm 2004 với mục tiêu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, thủ công nghiệp. Đã thu hút các doanh nghiệp địa phương và nước ngoài đầu tư sản xuất.
Bản đồ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất Thị xã Duy Tiên đến 2030
Ngày 21 tháng 9 Năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có ban hành Quyết định số 1678/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất thị xã Duy Tiên.
Theo quyết đinh, diện tích và cơ cấu các loại đất được đưa vào quy hoạch đến 2030 của thị xã Duy Tiên với tổng diện tích đất tự nhiên là 12.091,85 ha. Trong đó:
Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời kỳ 2021-2030, thị xã Duy Tiên bao gồm:
- Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 5.387,05 ha.
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 50,38 ha.
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 79,98 ha.
Vị trí, diện tích các khu đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất đầu năm của thị xã Duy Tiên.
Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cũng có một phần diện tích được quy hoạch các phường Bạch Thượng, Châu Giang, Duy Hải, Duy Minh, Đồng Văn, Hòa Mạc, Hoàng Đông, Tiên Nội, Yên Bắc đến 2030.
Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận-Huyện tỉnh Hà Nam |
Bản đồ quy hoạch Tỉnh Hà Nam |
Bản đồ quy hoạch Thành phố Phủ Lý |
Bản đồ quy hoạch Thị xã Duy Tiên |
Bản đồ quy hoạch Huyện Bình Lục |
Bản đồ quy hoạch Huyện Kim Bảng |
Bản đồ quy hoạch Huyện Lý Nhân |
Bản đồ quy hoạch Huyện Thanh Liêm |
Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:
Ngày 31/12/2021, UBND thị xã Duy Tiên ban hành Văn bản số 1370/UBND-TN&MT về việc Lấy ý kiến đối với dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thị xã Duy Tiên
Theo đó, để đảm bảo chất lượng nội dung của Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thị xã Duy Tiên trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, UBND thị xã Duy Tiên tổ chức Lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với Dự thảo Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thị xã Duy Tiên, hồ sơ gồm:
Ngày 26 tháng 5 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có ban hành Quyết định số 724/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thị xã Duy Tiên.
Theo quyết định, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2022 của thị xã Duy Tiên, bao gồm:
- Đất nông nghiệp: 5.309,74 ha
- Đất phi nông nghiệp: 6.716,89 ha
- Đất chưa sử dụng: 65,22 ha
Kế hoạch thu hồi đất năm 2022:
- Đất nông nghiệp: 1.066,32 ha
- Đất phi nông nghiệp: 108,17 ha
- Đất chưa sử dụng: 0 ha
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022:
- Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 122,90 ha
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 0 ha
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 70,36 ha
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2022:
- Đất nông nghiệp: 0 ha
- Đất phi nông nghiệp: 1,13 ha
Vị trí và diện tích các khu đất, công trình dự án đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch được thực hiện theo quyết định nói trên. Được thể hiện trên bản đồ kế hoạch sử dụng đất 2022, thị xã Duy Tiên.
Trước đó, Ngày 05 tháng 4 Năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có ban hành Quyết định số 568/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất Năm 2024 của thị xã Duy Tiên.
Theo quyết định, kế hoạch phân bổ diện tích các loại đất trong Năm 2024 của thị xã Duy Tiên với tổng diện tích được xác định là 12.091,85ha.
Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 6.072,54 ha
- Đất phi nông nghiệp: 5.952,78 ha
- Đất chưa sử dụng: 66,53 ha
Vị trí và diện tích các khu vực đưa đất vào sủ dụng trong năm kế hoạch 2021 được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất Năm 2024 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, thị xã Duy Tiên.
Di tích và văn hóa tại thị xã Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam
Thị xã Duy Tiên có nhiều di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng, như:
Chùa Long Đọi Sơn
Một trong những danh thắng nổi tiếng của tỉnh Hà Nam.

Chùa Long Đọi Sơn (còn gọi là chùa Đọi hoặc Diên Linh Tự) là một trong những ngôi cổ tự tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam, tọa lạc trên đỉnh núi Đọi, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Với lịch sử gần 1.000 năm, chùa không chỉ là di tích quốc gia đặc biệt mà còn là biểu tượng văn hóa – tâm linh của vùng Sơn Nam xưa.
Lịch sử hình thành
Chùa được xây dựng vào năm 1054 dưới thời vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan. Đến năm 1121, vua Lý Nhân Tông tiếp tục tôn tạo và cho dựng tháp Sùng Thiện Diên Linh – một công trình kiến trúc và nghệ thuật tiêu biểu của thời Lý. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, chùa đã được trùng tu qua các triều đại Hậu Lê, Mạc, Nguyễn và hiện vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ kính.
Vị trí & kiến trúc
-
Vị trí: Chùa nằm trên đỉnh núi Đọi, cao khoảng 79m so với mực nước biển, giữa vùng đồng bằng trù phú, tạo nên thế “rồng phục” theo quan niệm phong thủy.
-
Quy mô: Khuôn viên chùa rộng hơn 10.000m², lưng tựa núi Điệp, phía trước là sông Châu Giang uốn lượn.
-
Đường lên chùa: Du khách phải vượt qua 373 bậc đá xẻ men theo triền núi, hai bên là hàng cây cổ thụ tạo không gian thanh tịnh.
-
Kiến trúc: Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “đinh”, gồm tiền đường, thượng điện và các hành lang bao quanh .
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn:
Được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, thu hút đông đảo du khách.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn là một lễ hội truyền thống độc đáo của người Việt, được tổ chức hàng năm tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, tôn vinh nghề nông và cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lịch sử và nguồn gốc
Lễ hội bắt nguồn từ năm 987, khi vua Lê Đại Hành đích thân xuống ruộng cày tại chân núi Đọi để khuyến khích nông dân chăm lo sản xuất. Từ đó, lễ hội trở thành một mỹ tục được các triều đại sau duy trì. Sau một thời gian gián đoạn, lễ hội được phục dựng vào năm 2009 và tổ chức đều đặn hàng năm từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch.
Nghi lễ và hoạt động chính
-
Lễ rước linh vị vua Lê Đại Hành: Xuất phát từ chùa Đọi, đoàn rước linh vị vua Lê Đại Hành xuống chân núi, nhập với đoàn rước kiệu Thành hoàng và Tổ nghề trống về đàn tế trên sân Tịch điền.
-
Nghi lễ tịch điền: Một vị bô lão trong trang phục vua Lê Đại Hành thực hiện nghi lễ cày ba sá đầu tiên. Tiếp theo, lãnh đạo tỉnh, thị xã và các bô lão cày những sá tiếp theo, mở đầu cho một năm sản xuất mới.
-
Hội thi vẽ trang trí trâu: Các họa sĩ trang trí trâu với những hình ảnh tứ linh, tứ quý, thể hiện sự sáng tạo và tôn vinh con trâu trong nông nghiệp.
-
Các hoạt động văn hóa, thể thao: Bao gồm múa rồng, múa trống, hát chèo, hát đối, các trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, chọi gà, thi nấu cơm, và các giải thể thao như bóng chuyền, cờ tướng.
Làng trống Đọi Tam
Làng trống Đọi Tam là một làng nghề truyền thống nổi tiếng, nằm tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Với lịch sử hơn 1.000 năm, nơi đây được xem là cái nôi của nghề làm trống ở Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Lịch sử và truyền thuyết
Theo truyền thuyết, vào năm 987, khi vua Lê Đại Hành về Đọi Sơn thực hiện lễ Tịch điền khuyến nông, hai anh em Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản đã làm một chiếc trống lớn để đón vua. Tiếng trống vang vọng như sấm, khiến dân làng gọi là “Trống Sấm” và tôn hai ông là “Trạng Sấm” – tổ nghề làm trống của làng .
Nghề làm trống – Tinh hoa thủ công
Nghề làm trống ở Đọi Tam được truyền từ đời này sang đời khác, chủ yếu cho con trai trong làng. Trẻ em từ 12-13 tuổi đã bắt đầu học nghề, đến 16-17 tuổi có thể tham gia làm trống lớn. Nguyên liệu chính là gỗ mít và da trâu, qua các công đoạn như làm tang trống, xử lý da, bưng mặt trống, tạo nên những chiếc trống có âm thanh vang vọng và bền đẹp .
Liên hệ:
Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất.
Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN
CSKH: 0967 849 918
Email: contact.redtvn@gmail.com
Website: meeymap.com
Bộ phận kinh doanh
Email: sales.redtvn@gmail.com
Hotline: 0349 208 325
Website: redt.vn