Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn.
Cát Tiên là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, Địa bàn huyện Cát Tiên thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Cát Tiên nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, có vị trí địa lý:
Cát Tiên nằm ở vùng thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đa Dâng (còn gọi Đạ Đờng) làm ranh giới tự nhiên ở phía bắc, phía tây và phía nam của huyện.
Huyện Cát Tiên có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Cát Tiên (huyện lỵ), Phước Cát và 7 xã: Đồng Nai Thượng, Đức Phổ, Gia Viễn, Nam Ninh, Phước Cát 2, Quảng Ngãi, Tiên Hoàng.
Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp huyện Cát Tiên
Về quy hoạch giao thông:
Quy hoạch giao thông huyện Cát Tiên được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụ thể những tuyết đường sẽ đường đầu tư xây dựng gồm:
- Nâng cấp Tỉnh lộ 721 thành Quốc lộ 55B (đoạn từ xã Quảng Ngãi qua thị trấn Cát Tiên, xã Đức Phổ, thị trấn Phước Cát, xã Phước Cát 2).
- Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường huyện đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, lộ giới 23,5 m – 30 m.
- Xây dựng 02 tuyến đường vành đai thị trấn Cát Tiên và 01 tuyến đường vành đai của thị trấn Phước Cát.
- Xây dựng phát triển tuyến đường tránh đô thị từ dốc Đá mài đến cầu Phước Cát 2.
- Quy hoạch đường kết nối từ xã Phước Cát 2 đi tỉnh Bình Phước; kết nối từ thị trấn Phước Cát đi tỉnh Bình Phước;
- Quy hoạch đường kết nối từ trung tâm xã Đồng Nai Thượng đi xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm;
- Quy hoạch đường kết nối từ xã Đồng Nai Thượng đi tỉnh Đắk Nông;
- Quy hoạch đường kết nối từ khu di tích khảo cổ học Cát Tiên đến tuyến đường ĐH 96;
- Xây dựng kết nối từ đường ĐH 90 (thôn Ninh Hạ) đến đường ĐH 91 (thôn Trung Hưng) và kết nối đường ĐH 96 (thôn 3 xã Quảng Ngãi) đến ĐH 92,…
Về quy hoạch đô thị:
Theo Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Cát Tiên đến
Giai đoạn đến năm 2025 tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí còn yếu và thiếu của thị trấn Cát Tiên và thị trấn Phước Cát theo tiêu chí đô thị loại V; giai đoạn đến năm 2035 tiếp tục đầu tư nâng cấp 02 đô thị này đạt chuẩn đô thị loại V; cụ thể như sau:
Đô thị Cát Tiên (đô thị loại V, trung tâm huyện):
Quy mô đô thị:
- Về dân số, dự kiến: đến năm 2025, khoảng 11.200 người; đến năm 2035, khoảng 15.000 người; đến năm 2050, khoảng 19.200 người.
- Về đất xây dựng đô thị: đến năm 2025, đất xây dựng đô thị khoảng 262 ha (trong đó: đất dân dụng khoảng 188 ha); đến năm 2035, đất xây dựng đô thị khoảng 313 ha (trong đó: đất dân dụng khoảng 218 ha); đến năm 2050, đất xây dựng đô thị 384 ha (trong đó: đất dân dụng là khoảng 265 ha).
Tính chất và chức năng đô thị:
- Đô thị thị trấn Cát Tiên đóng vai trò vừa là đô thị hạt nhân của vùng huyện, vừa là đô thị trong hệ thống đô thị vệ tinh của tiểu vùng III (theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng).
- Là đô thị loại V; là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật của vùng huyện.
- Là trung tâm dịch vụ, thương mại của vùng huyện, đầu mối giao thương quan trọng của huyện; có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng của vùng.
- Là trung tâm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia; Trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ.
- Trung tâm giáo dục – đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp tỉnh.
- Đô thị đảm bảo các tiêu chí tăng trưởng xanh theo quy định hiện hành.
Đô thị Phước Cát (đô thị loại V):
Quy mô đô thị:
- Về dân số, dự kiến đến: năm 2025, khoảng 8.500 người; đến năm 2035, khoảng 11.000 người; đến năm 2050, khoảng 13.600 người.
- Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn đến: năm 2025, tổng diện tích xây dựng khoảng 179 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 110 ha); đến năm 2035, đất xây dựng đô thị khoảng 211 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 132,0 ha); đến năm 2050, đất xây dựng đô thị khoảng 252 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 163 ha).
Tính chất và chức năng đô thị:
- Đô thị loại V; là trung tâm tiểu vùng, trung tâm giao lưu kinh tế – văn hoá, trung tâm thương mại, dịch vụ phía Tây Nam của huyện Cát Tiên.
- Động lực phát triển: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với bảo tồn, phát triển bản sắc các làng văn hóa đồng bào dân tộc.
Về quy hoạch phát triển công nghiệp:
Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Cát Tiên được định hướng theo Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Hiện tại trong kỳ 2021-2030 huyện đã có một số khu công nghiệp và quy hoạch xây mới, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Cát Tiên như sau:
- Khai thác lợi thế vị trí vùng huyện Cát Tiên trong mối quan hệ giao thương với vùng lân cận, tiểu vùng III của vùng tỉnh và vùng tỉnh Lâm Đồng.
- Phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dựa vào tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ như: lúa, dâu tằm, điều, cao su, cây ăn quả, dược liệu, …
- Phát triển theo chiều sâu đối với các ngành công nghiệp chế biến trên cơ sở đổi mới trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng đến sản xuất các sản phẩm có thương hiệu đặc trưng.
Dự báo các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
- Xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến tập trung gắn với nguồn nguyên liệu của huyện (nhà máy chế biến lúa gạo có công suất 20.000 – 30.000 tấn/năm, nhà máy chế biến hạt điều có công suất 2.000 tấn/năm, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi có công suất 10.000 tấn/năm); nhà máy điện năng lượng mặt trời và phát triển các cơ sở sản xuất cơ khí để phục vụ phát triển các ngành kinh tế, sửa chữa máy móc nông nghiệp có kết nối thuận lợi với Quốc lộ 55B, đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương và Quốc lộ 14.
- Phát triển cụm công nghiệp tại xã Đức Phổ và thị trấn Phước Cát.
- Phát triển 3 làng nghề truyền thống hiện nay (làng nghề dệt thổ cẩm Buôn Go, làng nghề dệt thổ cẩm Tổ dân phố 15 và làng nghề tiểu thủ công nghiệp và dạy nghề mây tre đan lát Tổ dân phố 6 thị trấn Cát Tiên); quy hoạch phát triển khu làng nghề truyền thống tập trung phía Nam thị trấn Cát Tiên để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế tiềm năng cảnh quan, môi trường, khí hậu,…
Bản đồ quy hoạch đến 2030, Kế hoạch sử dụng đất huyện Cát Tiên
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Ngày 20/3/2023, Hội đồng nhân dân huyện Cát Tiên đã thông qua Nghị Quyết số 59/NQ-HĐND về Quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Cát Tiên.
Vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Cát Tiên và thị trấn Phước Cát.
Thị trấn Cát Tiên là một trong 9 đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, do đó quy hoạch giao thông, sử dụng đất thị trấn Cát Tiên cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Thị trấn Phước Cát là một trong 9 đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, do đó quy hoạch giao thông, sử dụng đất thị trấn Phước Cát cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Cát Tiên được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2022:
(Ngày 25/3/2022) UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 480/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Cát Tiên.
Theo quyết định, vị trí các khu đất và công trình, dự án đưa đất vào sử dụng được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Cát Tiên.
Tài liệu kèm theo:
[xyz-ihs snippet=”huyen-cat-tien”]