Thông tin quy hoạch

Bản đồ quy hoạch Cà Mau|Quy hoạch Sử dụng đất mới nhất

Bạn đang tìm kiếm bản đồ quy hoạch Cà Mau. Nằm ở điểm cực nam của Việt Nam, tỉnh Cà Mau là một vùng đất trẻ với chỉ được khai phá khoảng 300 năm. Qua nhiều lần thay đổi hành chính tới tháng 1/1/1997 tỉnh mới được tái lập. Hãy cùng tìm hiểu về mảnh đất này qua bài viết dưới đây với đầy đủ những thông tin về vị trí địa lý, các đơn vị hành chính, diện tích và dân số, bản đồ quy hoạch Cà Mau. 

Bản đồ quy hoạch tỉnh Cà Mau mới nhất

Bản đồ quy hoạch Cà Mau được rất nhiều người quan tâm. Trong những năm gần đây Cà Mau đang bứt tốc và phát triển mạnh. Với tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế, tỉnh Cà Mau cũng đã đầu tư hệ thống hạ tầng, đặc biệt là giao thông một cách đồng bộ và đang không ngừng phát triển.

Mời bạn theo dõi bản đồ quy hoạch Cà Mau mới nhất:

Bản đồ quy hoạch tỉnh Cà Mau
Bản đồ quy hoạch tỉnh Cà Mau

Dựa theo bản đồ Cà Mau về giao thông chúng ta có thể thấy được hệ thống giao thông của tỉnh đang rất phát triển bao gồm có:

  • Đường bộ: quốc lộ 1, quốc lộ 63, quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp
  • Đường thủy: có hệ thống dày đặc bao gồm sông Bảy Háp, song Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm,…  giúp phát triển đường thủy phong phú và là thế mạnh của tỉnh.
  • Cảng biển: Cảng Năm Căn
  • Đường sắt: hiện trên bản đồ Cà Mau chưa có hệ thống đường sắt 
  • Đường hàng không: Bản đồ Cà Mau không có sân bay 

Về quy hoạch đất, với diện tích tự nhiên là 5.294,87km2, tỉnh Cà Mau được phân chia theo bản đồ quy hoạch Cà Mau như sau: 

  • 529.487 ha sử dụng làm đất nông nghiệp
  • 100.474 ha được sử dụng làm đất thành thị
  • 66.801 được sử dụng làm đất phi nông nghiệp
  • 24.775 ha đất bảo tồn tự nhiên
  • 6.000ha đất du lịch
  • Đất chưa sử dụng là 4.135 ha

Kế hoạch sử dụng đất Tỉnh Cà Mau năm 2024

Ngày 08 tháng 02 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 183/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Cà Mau.

Diện tích các loại đất giao trong năm kế hoạch 2023 của thành phố Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên: 24.962,62 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 20.411,12 ha; Đất phi nông nghiệp: 4.545,17 ha; Đất chưa sử dụng: 6,33 ha.

Kế hoạch thu hồi các loại đất đến năm 2023 của thành phố Cà Mau, trong đó: Đất nông nghiệp: 317,16 ha, Đất phi nông nghiệp: 20,85 ha.

Phương án chuyển mục đích sử dụng đất năm kế hoạch 2023 của thành phố Cà Mau, gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 333,95 ha, Chuyển đổi cơ cấu nội bộ đất nông nghiệp: 22,00 ha, Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp đất không phải là đất ở sang đất ở 4,73 ha.

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng với tổng diện tích đất phi nông nghiệp: 9,17 ha.

Quy hoạch giao thông Tỉnh Cà Mau

Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Chính Phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các tuyến đường Quốc gia đi qua địa bàn tỉnh được quy hoạch cụ thể như sau:

  • Đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau: Theo quy hoạch quốc gia tuyến có chiều dài khoảng 109km. Quy hoạch giai đoạn 2021-2030 đường cao tốc loại A, quy mô 4-6 làn xe. Định hướng sau năm 2030 đề xuất kéo dài từ thành phố Cà Mau đến Ngọc Hiển để tạo thành trục giao thông kết nối với cảng biển Hòn Khoai nhằm phát huy hiệu quả cảng biển đầu mối của Tỉnh.
  • Đường Quản Lộ – Phụng Hiệp: Điểm đầu giao QL1, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Điểm cuối: Giao QL1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 9,9 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp III, 2-4 làn xe.
  • Đường Hành lang ven biển Phía Nam: Điểm đầu ranh tỉnh Kiên Giang; điểm cuối giao với Quốc lộ 1 tại Km52 405. Chiều dài tuyến: 50,6Km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp III, 2-4 làn xe.
  • Quốc lộ 63: Điểm đầu giao QL.61, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Điểm cuối: Giao QL.1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Hướng tuyến: Cơ bản đi theo hướng đường hiện tại. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp III, 2-4 làn xe.
  • QL.1: Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 69,95 km, điểm đầu tại ranh tỉnh Bạc Liêu – Cà Mau, điểm cuối tại thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn). Quy hoạch đến 2030 nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III-ĐB. Cụ thể như sau:
Bản đồ giao thông tỉnh Cà Mau
Bản đồ giao thông tỉnh Cà Mau

Đoạn 1 (Trùng với tuyến tránh Tp.Cà Mau-N1): Từ ranh Bạc Liêu đến giao tuyến tránh thành phố Cà Mau, gần đầu lộ Tân Thành với chiều dài khoảng 5,85 km.

Đoạn 2 (Trùng với tuyến tránh Tp.Cà Mau-N2): Từ tuyến tránh Tp.Cà Mau-N1 đến giao đường Hành lang ven biển phía Nam (HLVBPN), dài 15,1 km;

Đoạn 3 (QL.1 hiện hữu): Dài 49,0 km, điểm đầu giao đường HLVBPN, điểm cuối tại thị trấn Năm Căn. Khi đoạn 1 và đoạn 2 hoàn thiện đưa vào khai thác, chuyển đoạn hiện hữu dài 20,0 km, từ ranh tỉnh Bạc Liêu (km 2232 600) đến giao đường HLVBPN (gần cầu Lương Thế Trân) thành đường đô thị và giao cho tỉnh quản lý.

Giai đoạn 2031 – 2050 khi nhu cầu giao thông thành phố Cà Mau tăng cao, đề xuất xây dựng thêm 01 tuyến tránh Tp. Cà Mau đi theo đường Vành đai 3 (ĐT.983C) theo quy hoạch đến giao với đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.

– Đường Hồ Chí Minh: Đọan Vĩnh Thuận – Cà Mau dài 65 km, quy mô 2 – 4 làn đường tiêu chuẩn đường cấp III; Đoạn Cà Mau – Năm Căn trùng QL 1; Đoạn Năm Căn – Đất Mũi dài 59km, quy mô 2 – 4 làn đường tiêu chuẩn đường cấp III.

Hệ thống đường Tỉnh Cà Mau

Đối với hệ thống các tuyến đường tỉnh hiện hữu: Từ nay đến năm 2030 đề xuất khôi phục, nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng với chiều rộng mặt đường tối thiểu 5,5m, lộ giới tối thiểu 32m.

Đối với các tuyến quan trọng có nhu cầu đi lại lớn, sẽ cắm trước lộ giới theo tiêu chuẩn cấp III là 45m nhằm giảm chi phí đền bù sau này. Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt; Các tuyến đường tỉnh dự kiến: Được hình thành trên cơ sở nâng cấp từ các tuyến đường hiện hữu kết hợp việc mở mới hoàn toàn một vài đoạn tuyến.

Xây dựng các tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp V đồng bằng, cụ thể một số tuyến quy hoạch như sau:

  • ĐT.983 (Trí Phải – Thới Bình): Giai đoạn 2021 – 2030 tiến hành duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Giai đoạn 2031 – 2050 tiến hành nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
  • ĐT.985B (Tắc Thủ – Rạch Ráng – Sông Đốc): Giai đoạn 2021 – 2030 tiến hành duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Giai đoạn 2031 – 2050 tiến hành nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
  • ĐT.985C (T13- Vàm Đá Bạc): Giai đoạn 2021 – 2030 tiến hành nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.
  • ĐT.985D (Bờ Nam Sông Ông Đốc): Giai đoạn 2021 – 2030 tiến hành nâng cấp đặt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.
  • ĐT. 986 (Cái Nước – Vàm Đình – Cái Đôi Vàm): Nâng cấp, mở rộng với chiều dài 25,262km gồm 02 đoạn. Đoạn ngoài quy hoạch thị trấn Cái Đôi Vàm (Km0 000 – Km22 293,09) đạt cấp IV đồng bằng với mặt đường rộng 7m, nền đường rộng 9m.

Đoạn theo quy hoạch thị trấn Cái Đôi Vàm (Km22 293,09 – Km25 262,3) là đường chính khu vực với mặt đường rộng 16m, nền đường rộng 30m, dải phân cách rộng 2m và vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 6m. Giai đoạn đến năm 2025.

  • ĐT.983B (Cà Mau – Thới Bình – U Minh): Điểm đầu là ranh tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu; Điểm cuối là đường Ven biển tại xã Khánh Hội. Tuyến có chiều dài sau khi điều chỉnh là 51,08km trên cơ sở nâng cấp tuyến hiện hữu và kéo dài đầu tuyến đến ranh tỉnh Bạc Liêu. Giai đoạn 2021 – 2030 duy tu bảo dưỡng thường xuyên đoạn hiện hữu. Giai đoạn 2031 – 2050 tiến hành xây dựng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
  • ĐT.984 (Tắc Thủ – U Minh – Khánh Hội): Nâng cấp, mở rộng đoạn U Minh – Khánh Hội dài 18,3km nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện U Minh.
  • Đoạn từ thị trấn U Minh đến giao với đường Cà Mau – U Minh theo tiêu chuẩn đường chính khu vực với mặt đường rộng 16m, nền đường rộng 30m, dải phân cách giữa rộng 2m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 6m.
  • Đoạn còn lại xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng với mặt đường rộng 7m và nền đường rộng 9m. Giai đoạn thực hiện 2021 – 2030.
  • ĐT.984B (Võ Văn Kiệt): Kéo dài đoạn cuối tuyến đến giao với ĐT.984 (Tắc Thủ – U Minh – Khánh Hội). Tuyến với tổng chiều dài 17,75km. Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
  • ĐT.984C: Tuyến bắt đầu từ ĐT.984 và kết thúc giao với HLVB phía Nam với chiều dài 19,51km. Giai đoạn đầu tư trước năm 2025 hoàn thiện đoạn cầu 7 kênh – đến điểm du lịch sinh thái Sông Trẹm với tổng chiều dài 3,016km với điểm đầu là cầu 7 kênh và điểm cuối là khu du lịch sinh thái Sông Trẹm. Quy mô cấp V đồng bằng, mặt đường láng nhựa, nền đường rộng 7,5m. Chuyển cấp cho huyện quản lý đoạn tuyến từ ngã ba ĐT.984 – Đường Hai mùa dọc kênh Bảy đến đường HLVB phía Nam.
  • ĐT.985: Chuyển tuyến ĐT.985 hiện hữu về huyện quản lý. Mở tuyến mới kết nối ĐT.985B và ĐT.985D với tổng chiều dài khoảng 4.87km. Quy hoạch giai đoạn 2031 – 2050 đạt cấp IV đồng bằng.
  • ĐT.985F: Kéo dài đoạn cuối tuyến đến giao với đường bộ ven biển. Tuyến có tổng chiều dài 27,4km. Giai đoạn 2021 – 2030 tiến hành duy tu, bảo dưỡng. Giai đoạn 2031 – 2050 tiến hành nâng cấp kéo dài toàn tuyến đạt cấp III đồng bằng.
  • ĐT.988 (Cà Mau – Đầm Dơi): Bàn giao đoạn đầu tuyến hiện hữu cho thành phố Cà Mau quản lý. Xây dựng đoạn tuyến mới từ cầu Hòa Trung kéo dài đến đường Hải Thượng Lãn Ông. Tuyến mới sẽ bắt đầu từ Hải Thượng Lãn Ông và kết thúc giao với ĐT.986 (thị trấn Đầm Dơi) với tổng chiều dài 24,7km. Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030 đạt quy mô cấp IV đồng bằng.
  • ĐT.988B (tuyến đường trục Đông – Tây): Tiếp tục hoàn thành 18km, điểm đầu Km0 000 giao với Quốc lộ 1, điểm cuối giao với ĐT.988 Lương Thế Trân- Đầm Dơi. Quy hoạch đạt cấp V đồng bằng (kích thước nền đường và yếu tố hình học theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng), mặt đường rộng 5,5m, nền đường rộng 9m. Giai đoạn đầu tư đến năm 2025.
  • ĐT.986B: Tuyến kết nối thị trấn Cái Đôi Vàm với thị trấn Năm Căn với tổng chiều dài 17,8km. Điểm đầu là ĐT.986 và điểm cuối là QL.1. Tuyến hình thành trên cơ sở nâng cấp ĐH.Rạch Chèo và mở mới 01 đoạn. Quy hoạch giai đoạn 2031 – 2050.
  • ĐT.985E (Đường kết nối đầm Thị Tường): Điểm đầu là ĐT.985D và điểm cuối là đầm Thị Tường với chiều dài 2,85km. Quy hoạch là đường cấp IV đồng bằng với bề rộng đường 9m. Lộ giới là 32m. Đầu tư giai đoạn 2021 – 2030.
  • ĐT.983C (Vành đai 3): Điểm đầu tại tuyến Quản Lộ Phụng Hiệp; điểm cuối sông Trẹm Trẹm. Tuyến có chiều dài 19km. Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2050 toàn tuyến đạt cấp III đồng bằng.
  • ĐT.987 (Đê Tây sông Bảy Háp): Dài 46,9 km, điểm đầu giao ĐT.988, điểm cuối giao đường Ven biển. Mở mới tuyến trên cơ sở nâng cấp đường hiện hữu. Quy hoạch đến 2030 đạt tiêu chuẩn cấp IV – V đồng bằng, mặt đường rộng tối thiểu 5,5m, lộ giới 32m.
  • Đoạn Cà Mau – Đầm Dơi từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến cầu Xóm Ruộng nâng cấp, mở rộng 19,05km. Đoạn trong đô thị (Km0 000 đến Km2 700) quy hoạch theo đường chính khu vực với mặt đường rộng 16m, nền đường rộng 30m, dải phân cách giữa rộng 3m, vỉa hè hai bên (5,5m 3m). Giai đoạn đầu tư đến năm 2025.
  • ĐT.990 (Đầm Dơi-Năm Căn): Dài 34,9 km, bắt đầu ĐT. 988. thị trấn Đầm Dơi; điểm cuối thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn. Quy hoạch đến 2030 đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt BTN, rộng 7,0m, nền 9,0m, lộ giới 32m. Xây dựng cầu lớn vượt sông Bến Dựa, Nâng cấp từ đường huyện Hàng Vịnh.
  • Đường bộ ven Biển: Tuyến nằm trong quy hoạch đường bộ Quốc gia được hình thành từ những tuyến đường địa phương. Tuyến đường bộ ven biển từ cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc thuộc địa phận xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tới cửa khẩu Hà Tiên, thuộc địa phận thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang với chiều dài khoảng 3.041 km.

Đoạn đi qua địa phận tỉnh Cà Mau dài 235,9 km, điểm đầu cầu Gành Hào-Thuận Long (huyện Đầm Dơi); điểm cuối ranh huyện U Minh-An Minh (Kiên Giang).

Tuyến đường bộ ven biển được hình thành trên cơ sở tận dụng tối đa các tuyến đường hiện có kết hợp với việc đầu tư xây dựng mới, kết nối thuận lợi với mạng lưới giao thông và phù hợp với các quy hoạch khác trong vùng, khu vực. Quy mô tối thiểu của đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Cà Mau được đầu tư đạt cấp IV-ĐB, thực hiện trong giai đoạn sau 2030 và hoàn thành trong giai đoạn 2031 – 2050.

Giao thông đường thủy Tỉnh Cà Mau

Mạng lưới đường thủy quốc gia trên địa bàn tỉnh

Theo Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Chính Phủ phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các hành lang vận tải thủy Quốc gia đi qua địa bàn tỉnh là 04 tuyến trục cụ thể như sau:

  • Tuyến trục số 1: Là hệ thống các kênh thuộc hành lang quốc gia Sài GònCà Mau-Năm Căn (qua kênh Xà No), dài 92,6 km gồm các sông, kênh (Kênh sông Trẹm Cạnh Đền (Kênh Xáng Chắc Băng); Sông Trẹm; Sông Ông Đốc; Kênh Lương Thế Trân; Sông Gành Hào; Kênh Bảy Háp-Gành Hào.
  • Tuyến trục số 2: Là hệ thống các kênh thuộc hành lang quốc gia Tp.Hồ Chí Minh-Cà Mau. Đoạn đi quan địa bàn tỉnh dài 14 km trên kênh Bạc Liêu-Cà Mau;
  • Tuyến trục số 3: Là hệ thống các sông, kênh thuộc hành lang Quốc gia Rạch Giá-Cà Mau-cửa sông Ông Đốc, dài 90,8 km gồm các kênh (Sông Trẹm; Sông Ông Đốc; Cửa biển Ông Đốc).
  • Tuyến trục số 4: Tuyến Quản Lộ-Phụng Hiệp kết nối các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đoạn qua tỉnh Cà Mau có chiều dài 14 km trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp.

Mạng lưới đường thủy địa phương

Ngoài các tuyến trục hình thành chủ yếu từ các tuyến sông, kênh do Trung ương quản lý hệ thống đường thủy của Cà Mau còn được phụ trợ của các tuyến kênh nhánh, các tuyến này cắt ngang hoặc liên thông với các tuyến kênh trục và có nhiệm vụ thu gom, hỗ trợ hình thành mạng lưới phân bổ rộng khắp trên địa bàn Tỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại và chuyên trở hàng hóa của người dân.

Quy hoạch với 10 luồng tuyến nhánh, các tuyến này hình thành trên cơ sở các tuyến sông kênh Trung ương và các tuyến sông kênh do Tỉnh quản lý, cụ thể:

  • Tuyến nhánh 1: Tắc Thủ-Gành Hào, dài 38,3 km gồm các tuyến sông (Sông Tắc Thủ; Sông Gành Hào).
  • Tuyến nhánh 2: Tuyến kênh Tắc Vân, dài 9,4 km.
  • Tuyến nhánh 3: Rạch Rập – Năm Căn – Rạch Gốc, dài 85,0 km gồm các kênh (Sông Rạch Rập – Đầm Cùng; Kênh Tắc Năm Căn; Sông Rạch Gốc).
  • Tuyến nhánh 4: Tuyến sông Cái Tàu – Biện Nhị dài 45,0 km.
  • Tuyến nhánh 5: Tuyến sông Đầm Dơi dài 47,5 km.
  • Tuyến nhánh 6: Sông Đầm Chim dài 11,7 km.
  • Tuyến nhánh 7: Cái Ngay – Kênh 17, dài 27,5 km gồm các kênh sau (Sông Cái Ngay; Kênh 17).
  • Tuyến nhánh 8: Thị Kẹo – Bào Chấu, dài 56,0 km gồm các kênh sau (Kênh Thị Kẹo – Cái Đôi Vàm; Sông Bào Chấu).
  • Tuyến nhánh 9: Tuyến kênh Xáng Huyện Sử dài 13,0 km.
  • Tuyến nhánh 10: Tuyến Kênh Cái Nháp dài 11,0 km.
  • Tuyến nhánh 11: Đề xuất đưa tuyến Năm Căn – Bồ Đề với tổng chiều dài toàn tuyến là 85,5 km là hành lang vận tải chính của Tỉnh, gồm các tuyến sông (Sông Năm Căn – Rạch Tàu; Sông Cửa Lớn; Sông Bồ Đề). Đoạn từ cửa sông Bồ Đề đến cảng Năm Căn dài 32.5km thuộc Luồng hàng hải Năm Căn – Bồ Đề với bề rộng luồng 60m và độ sâu luồng từ 2 – 10m.
  • Tuyến kết nối 12: Tuyến Thị Kẹo – Thọ Mai, dài 47,5 km gồm các kênh (Kênh Thọ Mai; Kênh Thị Kẹo).

Cảng hàng không

Quy hoạch 2030, Cảng hàng không Cà Mau sẽ là cảng hàng không cấp 4C, xây dựng đường hạ cất cánh mới 2400m x 45m, đảm bảo khai thác máy bay A 320/321 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm là 4. Lượt hành khách tiếp nhận giờ cao điểm là 300 hành khách/giờ.

Vị trí địa lý tỉnh Cà Mau

Tỉnh Cà Mau nằm ở điểm cực Nam của cả nước hay là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt đều tiếp giáp với biển, chỉ cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350km. Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh có tọa độ từ 8o34′ – 9o33′ vĩ Bắc và 105o25′ – 104o43′ kinh Đông. Dựa trên bản đồ Cà Mau, toạ độ các điểm cực cụ thể của tỉnh Cà Mau:

Vị trí Cà Mau trên bản đồ Việt Nam
Vị trí Cà Mau trên bản đồ Việt Nam
  • Điểm cực Đông của tỉnh nằm tại 105o25′ kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi.
  • Điểm cực Tây của tỉnh nằm tại 104o43′ kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.
  • Điểm cực Nam của tỉnh nằm tại 8o34’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển.
  • Điểm cực Bắc  của tỉnh nằm tại 9o33′ vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình.

Thành phố Cà Mau tọa lạc trên trục đường Quốc lộ 1 và quốc lộ 63. Đây là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau có đường bờ biển dài gần 254 km, trong đó có 107 km bờ Biển Đông và khoảng 147 km bờ Biển Tây. Biển Cà Mau nằm tiếp giáp với vùng biển của những nước sau: Thái Lan, Malaysia, Indonesia đồng thời đây cũng trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á.

Nhìn vào bản đồ Cà Mau, ranh giới địa lý tiếp giáp của tỉnh cụ thể như sau:

Phía Đông tỉnh Cà Mau

Phía đông của tỉnh tiếp giáp Biển Đông với đường bờ biển 107 km

Phía Tây tỉnh Cà Mau

Phía tây của tỉnh Cà Mau tiếp giáp Vịnh Thái Lan với đường bờ biển 147 km

Phía Nam tỉnh Cà Mau

Phía nam của tỉnh cũng tiếp giáp Vịnh Thái Lan với đường bờ biển 147 km

Phía Bắc tỉnh Cà Mau

Phía bắc Cà Mau tiếp giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang.

Vị trí hành chính tỉnh Cà Mau

Cà Mau là một tỉnh ven biển nằm ở điểm cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn bộ địa phận thuộc tỉnh Cà Mau đều nằm trên Bán đảo Cà Mau.

Theo thống kê năm 2019 tỉnh Cà Mau đứng thứ 9 cả nước về dân số và xếp thứ 41 về GRDP, xếp thứ 38 về GRDP đầu người. 

Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau
Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau

Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới chỉ được khai phá khoảng 300 năm. Trên bản đồ Cà Mau hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. Tỉnh được phân chia thành 101 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 9 thị trấn, 10 phường và 82.

Đơn vị hành chính cấp Huyện Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km²) Số đơn vị hành chính
Thành phố Cà Mau 249,29 226,372 908 10 phường, 7 xã
Huyện Cái Nước 417 136,638 328 1 thị trấn, 10 xã
Huyện Đầm Rơi 822,88 175,629 213 1 thị trấn, 15 xã
Huyện Năm Căn 495,4 56,831 115 1 thị trấn, 7 xã
Huyện Ngọc Hiển 735,18 66,874 91 1 thị trấn, 6 xã
Huyện Phú Tân 461,87 97,703 212 1 thị trấn, 8 xã
Huyện Thời Bình 636,39 135,892 213 1 thị trấn, 11 xã
Huyện Trần Văn Thới 703,72 197,679 281 2 thị trấn, 11 xã
Huyện U Minh 774,14 100,876 130 1 thị trấn, 7 xã

Mật độ dân số tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh có dân số xếp thứ 9 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sau 10 năm, quy mô dân số trên bản đồ Cà Mau giảm 12.462 người. Bình quân dân số qua những giai đoạn cũng giảm dần.

Tính tới ngày 1/4/2019 dân số tại tỉnh Cà Mau là 1.194.476 người. Trong đó, dân số nam có 604.901 người, chiếm 50,64%; dân số nữ là 589.575 người, chiếm khoảng 49,36%. Dân số khu vực thành thị của tỉnh Cà Mau là 271.063 người, chiếm 22,69%; dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 77,31%, là 923.413 người. Tỷ lệ đô thị hóa trên bản đồ Cà Mau tính đến năm 2022 đạt 28,4%.

Trong tổng dân số trên bản đồ tỉnh Cà Mau, người Kinh chiếm đa số, khoảng 97,19% với 1.160.852 người; tiếp đó là dân tộc Khmer, chiếm 2,19%; tiếp theo là dân tộc Hoa chiếm 0,53%; còn lại các dân tộc khác với 0,1%, chủ yếu là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Gia Rai, Ba Na, Chăm, Nùng, Ê Đê…

Theo điều tra tới năm 2019, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 26.356 người theo tôn giáo, trong đó số người theo Công giáo là đông nhất chiếm 58,51%, xếp thứ hai là Phật giáo chiếm 25,78%, xếp thứ 3 là đạo Cao Đài chiếm 8,76%. Ngoài ra những tôn giáo khác chiếm tỉ lệ nhỏ không đáng kể.

Mật độ dân số của tỉnh Cà Mau trong năm 2019 là 229 người/km2, tăng khoảng 3 người/km2 so với năm 2009. Cà Mau có mật độ dân số thấp hơn so với mật độ dân số chung vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dân số tập trung đông nhất tại Thành phố Cà Mau với mật độ 908 người/km2. Huyện Ngọc Hiển là khu vực có mật độ dân số thấp nhất, 94 người/km2.

Tỉnh Cà Mau là nơi được đánh giá có cơ cấu dân số vàng, bởi tỷ trọng dân số từ 15 – 64 tuổi chiếm khoảng 68,78%; tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên có tỷ lệ lần lượt là 23,45% và 7,7%.

Du Lịch

Tỉnh Cà Mau là một điểm đến du lịch tuyệt vời ở miền Nam Việt Nam với nhiều danh lam thắng cảnh và văn hóa đặc sắc. Dưới đây là một số điểm đến nổi tiếng và hoạt động bạn có thể tham gia khi du lịch tại tỉnh Cà Mau:

  • Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: Đây là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng tại Cà Mau, với hệ thực vật và động vật phong phú, cùng với khung cảnh đầm lầy rộng lớn.
  • Rừng U Minh: Rừng U Minh nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng, trong đó có nhiều loài chim, cá và động vật đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  • Thành phố Cà Mau: Thành phố Cà Mau có nhiều di tích lịch sử và văn hóa đặc sắc, bao gồm chùa Hang, nhà thờ Giáo xứ Đại Đông, và chợ Cái Cùng.
  • Đất Mũi: Đất Mũi là một điểm đến nổi tiếng của tỉnh Cà Mau với địa danh cực nam của đất nước, nơi bạn có thể tận hưởng khung cảnh biển đẹp và tham quan tháp Răng (tháp đài mặt trời của người Khmer).

Bên cạnh đó, bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng miền như cơm tấm Cà Mau, bánh xèo Cà Mau, cháo bột cá Linh, hay đi thuyền khám phá vùng đầm lầy và câu cá tại các vùng biển địa phương.

>>> Xem thêm: Bản đồ Các Quận TPHCM | Tra Cứu Thông Tin quy hoạch TP HCM 

Kinh tế

Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu thủy sản như tôm, cá tra, cua, sò, ốc, hàu,… Tuy nhiên, thành phố Cà Mau cũng đang phát triển. phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ, du lịch, v.v.

Công nghiệp: Thành phố Cà Mau có một số khu công nghiệp, khu chế xuất như Khu công nghiệp Cái Cùng, Khu chế xuất Cà Mau,… với nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm như bao bì, bình gas, thiết bị gia dụng. dụng cụ cầm tay, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị,..

Dịch vụ: Ngành dịch vụ cũng đang phát triển tại Cà Mau, với nhiều khách sạn, nhà hàng, cửa hàng tiện ích, thị trường đầu tư vào các ngành mới như giáo dục, y tế, giải trí, thể thao, v.v..

Du lịch: Với nhiều địa danh nổi tiếng như Vườn chim Cà Mau, Bảo tàng Cà Mau,… Cà Mau cũng đang phát triển mạnh ngành du lịch, hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, TP Cà Mau đang đứng trước nhiều thách thức như khó tiếp cận vốn đầu tư, quản lý môi trường, đổi mới công nghệ, đào tạo lao động chuyên nghiệp… để nâng cao hiệu quả. kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Bản đồ hành chính khổ lớn tỉnh Cà Mau

Bản đồ Cà Mau khổ lớn sẽ thể hiện đầy đủ những thông tin về vị trí địa lý, ranh giới tiếp giáp, cơ cấu dân số, đơn vị hành chính giao thông vận tải… của toàn tỉnh để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin khi cần thiết.

Bản đồ hành chính khổ lớn tỉnh Cà Mau
Bản đồ hành chính khổ lớn tỉnh Cà Mau

Dựa theo bản đồ Cà Mau khổ lớn có thể thấy, tỉnh Cà Mau có diện tích là 5.294,87 km² và giáp biển, nên có tiềm năng phát triển du lịch biển thuận lợi tại khu vực miền Nam.

Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau còn sở hữu rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước. 

Đặc biệt tỉnh Cà Mau còn có thế mạnh trong trồng hoa quả. Điều này cũng là lợi thế để giúp tỉnh phát triển ngành xuất nhập khẩu và thúc đẩy dịch vụ du lịch tại địa bàn tỉnh.

Bản đồ chi tiết các quận huyện của tỉnh Cà Mau

Dưới đây là bản đồ Cà Mau chi tiết theo từng đơn vị hành chính để bạn có thể thuận tiện tìm kiếm hay tra cứu thông tin:

Bản đồ hành chính Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau

Thành phố có diện tích đất tự nhiên là 249,23 km², dân số năm 2019 trên toàn thành phố là 226.372 người, mật độ dân số đạt 908 người/km².

Thành phố Cà Mau nằm cách thủ đô Hà Nội 2.017 km về phía nam, cách với Thành phố Hồ Chí Minh 305 km và cách thành phố Cần Thơ 149 km.

Bản đồ thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
Bản đồ thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau

Thành phố Cà Mau hiện được phân chia thành 17 đơn vị hành chính cấp, trong đó bao gồm 10 phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Tân Thành, Tân Xuyên và 7 xã: An Xuyên, Định Bình, Hòa Tân, Hòa Thành, Lý Văn Lâm, Tắc Vân, Tân Thành.

Bản đồ hành chính Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau

Huyện U Minh nằm ở phía tây bắc trên bản đồ Cà Mau với diện tích 774,14km2, dân số là 100,876 người, mật độ dân số là 130 người/km2. 

Bản đồ hành chính huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau
Bản đồ hành chính huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau

Trên bản đồ hành chính huyện U Minh hiện đang có 8 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn U Minh và 7 xã: Khánh An, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh Tiến, Nguyễn Phích.

Bản đồ hành chính Huyện Cái Nước, Tỉnh Cà Mau

Huyện Cái Nước nằm tại  trung tâm tỉnh Cà Mau, trung tâm huyện chỉ cách thành phố Cà Mau với 30 km về phía tây nam đi dọc theo Quốc lộ 1.

Bản đồ hành chính huyện Cái Nước, Tỉnh Cà Mau
Bản đồ hành chính huyện Cái Nước, Tỉnh Cà Mau

Huyện Cái Nước có diện tích là 417km2. dân số khoảng 138.328 người (Năm 2024), mật độ dân số là 332 người/km2.

Hiện nay huyện đang có 11 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Cái Nước và 10 xã: Đông Hưng, Đông Thới, Hòa Mỹ, Hưng Mỹ, Lương Thế Trân, Phú Hưng, Tân Hưng, Tân Hưng Đông, Thạnh Phú, Trần Thới.

Bản đồ hành chính Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau

Huyện Thới Bình nằm ở phía Bắc của tỉnh Cà Mau, có diện tích đất là 636,39 km², dân số năm 2019 là 135.892 người, mật độ dân số của huyện là đạt 214 người/km².

Bản đồ huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau
Bản đồ huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau

Trên bản đồ Cà Mau, huyện Thới Bình đang có 12 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Thới Bình và 11 xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Hồ Thị Kỷ, Tân Bằng, Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Lộc Đông, Tân Phú, Thới Bình, Trí Lực, Trí Phải.

Bản đồ hành chính Huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau

Bản đồ hành chính Huyện Đầm Dơi có 16 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Đầm Dơi và 15 xã: Ngọc Chánh, Nguyễn Huân, Quách Phẩm, Quách Phẩm Bắc, Tạ An Khương, Tạ An Khương Đông, Tạ An Khương Nam, Tân Dân, Tân Đức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Tiến, Tân Trung, Thanh Tùng, Trần Phán.

Bản đồ huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau
Bản đồ huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau

Bản đồ hành chính Huyện Năm Căn, Tỉnh Cà Mau

Theo bản đồ hành chính huyện Năm Căn có 8 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Năm Căn và 7 xã: Đất Mới, Hàm Rồng, Hàng Vịnh, Hiệp Tùng, Lâm Hải, Tam Giang, Tam Giang Đông.

Bản đồ huyện Năm Căn, Tỉnh Cà Mau
Bản đồ huyện Năm Căn, Tỉnh Cà Mau

Bản đồ hành chính Huyện Phú Tân, Tỉnh Cà Mau

Bản đồ hành chính huyện Phú Tân thể hiện 9 đơn vị hành chính cấp, gồm 01 thị trấn Cái Đôi Vàm và 8 xã: Nguyễn Việt Khái, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thuận, Rạch Chèo, Tân Hải, Tân Hưng Tây, Việt Thắng.

Bản đồ huyện Phú Tân, Tỉnh Cà Mau
Bản đồ huyện Phú Tân, Tỉnh Cà Mau

Bản đồ hành chính Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau

Bản đồ Huyện Ngọc Hiển hiện đang có 7 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Rạch Gốc và 6 xã: Đất Mũi, Tam Giang Tây, Tân Ân, Tân Ân Tây, Viên An, Viên An Đông.

Bản đồ huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau
Bản đồ huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau

Bản đồ hành chính Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau

Huyện Trần Văn Thời được phân chia thành 13 đơn vị hành chính, trong đó gồm 2 thị trấn: Trần Văn Thời (huyện lỵ), Sông Đốc và có 11 đơn vị xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Hải, Khánh Hưng, Khánh Lộc, Lợi An, Phong Điền, Phong Lạc, Trần Hợi với 151 khóm, ấp.

Bản đồ huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau
Bản đồ huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau

>>> Xem thêm: Bản Đồ Cao Bằng | Tra Cứu Thông Tin Quy Hoạch Cao Bằng

Bản đồ vệ tinh Tỉnh Cà Mau

Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam của Việt Nam, có địa hình chủ yếu là đồng bằng thấp và bị ảnh hưởng nhiều bởi mạng lưới sông ngòi chằng chịt và hệ thống kênh rạch. Các đặc điểm chính của địa hình Cà Mau bao gồm:

Bản đồ vệ tinh tỉnh Cà Mau
Bản đồ vệ tinh tỉnh Cà Mau
  • Đồng bằng: Cà Mau là một phần của đồng bằng sông Cửu Long, có địa hình bằng phẳng, với độ cao trung bình từ 0,5 đến 1,5 mét so với mực nước biển. Địa hình này thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.
  • Sông ngòi và kênh rạch: Hệ thống sông ngòi và kênh rạch dày đặc, trong đó có các con sông lớn như sông Cửa Lớn, sông Gành Hào, sông Bảy Háp, và sông Đầm Dơi. Các kênh rạch này không chỉ tạo điều kiện cho giao thông đường thủy mà còn cung cấp nước cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
  • Đất ngập mặn: Cà Mau có nhiều khu vực đất ngập mặn, đặc biệt là ở các huyện ven biển như Ngọc Hiển, Năm Căn, và Đầm Dơi. Các khu vực này thường được sử dụng để nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, và cá.
  • Đất phèn: Một phần lớn diện tích của Cà Mau bị ảnh hưởng bởi đất phèn, đặc biệt là ở các vùng đất cao hơn. Đất phèn gây khó khăn cho canh tác nông nghiệp do tính chất chua và độ mặn cao, nhưng cũng có thể được cải tạo để trồng lúa và cây ăn trái.
  • Rừng ngập mặn: Cà Mau có một hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, nổi bật là Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cà Mau. Các khu rừng ngập mặn này có vai trò quan trọng trong bảo vệ bờ biển, chống xói mòn và cung cấp môi trường sống cho nhiều loài động, thực vật.

Trên đây là những thông tin về tỉnh Cà Mau và bản đồ quy hoạch Cà Mau. Hi vọng với những chia sẻ trên của Meey Map – website chia sẻ cách xem đất quy hoạch hữu ích cho bạn.

Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận-Huyện tỉnh Cà Mau
Bản đồ quy hoạch cà mau
Bản đồ quy hoạch Thành phố Cà Mau
Bản đồ quy hoạch Huyện Cái Nước
Bản đồ quy hoạch Huyện Đầm Dơi
Bản đồ quy hoạch Huyện Năm Căn
Bản đồ quy hoạch Huyện Ngọc Hiển
Bản đồ quy hoạch Huyện Phú Tân
Bản đồ quy hoạch Huyện Thới Bình
Bản đồ quy hoạch Huyện Trần Văn Thời
Bản đồ quy hoạch Huyện U Minh

Liên hệ:

Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất.

  • Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN
  • CSKH: 0967 849 918
  • Email: [email protected]
  • Website: https://meeymap.com/

Bộ phận kinh doanh

4/5 - (1 bình chọn)
Avatar of Trần Hoài Thương
Tôi là Trần Hoài Thương, Biên tập nội dung tại Meey Map, với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bản đồ quy hoạch được chia sẻ trên meeymap.com

Related Posts

Ban do quy hoach duong vanh dai 4 – Lien ket cac tuyen cao toc

Bản Đồ Quy Hoạch Đường Vành Đai 4 Hà Nội & Cách Tra Cứu

Bản đồ quy hoạch đường Vành đai 4 Hà Nội là công cụ quan trọng giúp xác định các khu vực phát triển hạ tầng giao thông, đô…

Nút giao đường vành đai 3.5

Đường Vành Đai 3.5 Hà Nội Mới Nhất | Thông Tin Quy Hoạch

Để giải quyết tình trạng ùn tắc trên các tuyến đường vành đai 3 và vành đai 4 tại Hà Nội, dự án xây dựng đường vành đai…

Bản đồ quy hoạch huyện Thái Thụy, Thái Bình-

Bản đồ Tỉnh Thái Bình| Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất

Bản đồ quy hoạch tỉnh Thái Bình không chỉ phản ánh những thông tin quan trọng về việc sử dụng đất mà còn thể hiện tầm nhìn chiến…

Khu công nghiệp Đại Đăng

Khu Công Nghiệp Đại Đăng Ở Đâu? Bản Đồ & Danh Sách Công Ty

Khu công nghiệp Đại Đăng Bình Dương được xây dựng vào năm 2005, sau 17 năm đi vào hoạt động đã thu hút được nhiều dự án nổi…

Bản đồ tp Đà Lạt

Bản đồ Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng 2024| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các phần…

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc ở đâu? Danh sách công ty, Quy hoạch

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đang là một khu công nghiệp tạo được một sức hút vô cùng lớn…