Thông tin quy hoạch

Bản đồ Tỉnh Bình định|Quy hoạch sử dụng đất

Bạn đang tìm kiếm bản đồ tỉnh Bình Định. Được mệnh danh là vùng Đất Võ, có vị trí địa lý quan trọng trong phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, tỉnh Bình Định đang được đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội với kỳ vọng bứt tốc mạnh mẽ trong tương lai. Nơi đây cũng được rất nhiều các nhà đầu tư bất động sản chú ý. Bản đồ Bình Định cùng những thông tin quy hoạch Bình Định luôn được quan tâm.

Dưới đây Meey Map xin cập nhật bản đồ hành chính Bình Định, các huyện, các xã, thành phố, bản đồ quy hoạch Bình Định mới nhất tỉnh giúp bạn tra cứu thông tin dễ dàng nhé!

Vị Trí Địa Lý tỉnh Bình Định

Bình Định là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.070 km về phía nam, cách TP Đà Nẵng khoảng 323 km về phía nam và cách TPHCM 652 km về hướng bắc theo tuyến đường Quốc lộ 1A. Tỉnh Bình Định nằm trải dài 110km theo hướng Bắc – Nam và chiều ngang lãnh thổ có độ hẹp trung bình là khoảng 55km (chỗ hẹp nhất là 50km, chỗ rộng nhất là 60 km).

Vị trí địa lý của tỉnh Bình Định được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược và cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế của miền Trung, đây được xem là trung tâm của trục Bắc Nam, nằm trên cả 4 tuyến đường huyết mạch đó là Đường sắt xuyên Việt, QL1A, đường hàng không nội địa và cả đường biển. 

Vị trí địa lý tỉnh Bình Định trên bản đồ
Vị trí địa lý tỉnh Bình Định trên bản đồ

Tỉnh cũng được coi là cửa ngõ ra biển nhanh nhất của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, vùng đông Bắc Campuchia và Thái Lan qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn.

Chính nhờ vị thế cửa ngõ chiến lược, mà tỉnh Bình Định hội tụ rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển và hàng hải.

Dựa theo bản đồ Bình Định, tọa độ vị trí địa lý của tỉnh cụ thể như sau:

Phía Đông của tỉnh Bình Định

Phía Đông của tỉnh Bình Định tiếp giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km. Điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn, có tọa độ địa lý: 13°36’33 Bắc, 109°21′ Đông.

Phía Tây tỉnh Bình Định

Phía Tây của tỉnh tiếp giáp tỉnh Gia Lai, trong đó điểm cực Tây có tọa độ là 14°27′ Bắc, 108°27′ Đông.

Phía Nam tỉnh Bình Định

Phía Nam của tỉnh tiếp giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam của tỉnh có tọa độ: 13°39’10 Bắc, 108°54’00 Đông. 

Phía Bắc tỉnh Bình Định

Phía Bắc của tỉnh tiếp giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ là: 14°42’10 Bắc, 108°55’4 Đông.

>>> Xem thêm: Bản Đồ Bình Thuận | Tra Cứu Thông Tin Quy Hoạch Bình Thuận

Vị trí hành chính tỉnh Bình Định

Tính đến thời điểm năm 2022, toàn tỉnh Bình Định có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thành phố là Quy Nhơn, 2 thị xã là thị xã An Nhơn và thị xã Hoài Nhơn, 8 huyện bao gồm: An Lão, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh cùng với 159 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 32 phường, 11 thị trấn và 116 xã.

Vị trí tỉnh Bình Định trên bản đồ
Vị trí tỉnh Bình Định trên bản đồ

Mật độ dân số của tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định có diện tích đất tự nhiên là 6022,6  km², dân số theo thống kê Năm 2024 là 1.487.009 người, mật độ dân số tại tỉnh là 252 người/km². Trong đó:

  • Dân số nam chiếm 49,2%, nữ chiếm: 50,8%
  • Dân số tại thành thị là có 474.587 người, chiếm 31,9%
  • Dân số tại nông thôn là 1.012.331 người chiếm 68,1%
  • Mật độ dân số là 246 người/km²
  • Dân số trong độ tuổi lao động tại tỉnh đang chiếm khoảng 58.8%
  • Ngoài dân tộc Kinh, tại tỉnh Bình Định còn có những dân tộc khác nhưng chủ yếu đó là Chăm, Ba Na và Hrê, bao gồm khoảng 2,5 vạn dân.

Dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Định được phân bố không đều, dân cư chủ yếu tập trung đông nhất tại khu vực thành phố Quy Nhơn với mật độ dân số trung bình là khoảng 1007,2 người/km2, tiếp đến là tại thị xã An Nhơn (mật độ 752,8 người/km2), thị xã Hoài Nhơn (mật độ là 502,2 người/km2); thấp nhất đó là tại huyện Vân Canh với 31,6 người/km2. Tỷ lệ đô thị hóa tại tỉnh Bình Định tính đến năm 2022 đạt 46,1%.

Trên địa bàn tỉnh Bình Định có 9 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo, tiếp theo là Phật giáo, đạo Cao Đài, đạo Tin Lành. Còn lại là những tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo, Baha’i giáo, Hồi giáo, Bà La Môn, Minh Đạo Lý.

Kinh tế – Xã hội tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin về tình hình kinh tế và xã hội của tỉnh Bình Định:

Kinh tế:

  • Ngành công nghiệp và dịch vụ: Bình Định có nền kinh tế đa dạng với sự phát triển của ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, sản xuất, xây dựng, gỗ, may mặc, và chế tạo cơ khí đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
  • Du lịch: Với vẻ đẹp của bãi biển và di sản văn hóa lịch sử, Bình Định là một điểm đến du lịch hấp dẫn. Các điểm đáng chú ý bao gồm đền Tháp Đôi, di tích Chăm Pa ở Quy Nhơn, bãi biển Kỳ Co và Trung Lương, cùng với nhiều di sản văn hóa khác.
  • Nông nghiệp: Nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng tại Bình Định, với sản phẩm chủ lực như lúa, cây lương thực, hải sản và nuôi trồng thủy sản.

Xã hội:

  • Dân số và dân cư: Tỉnh Bình Định có một dân số đông đúc, với người dân phân bố chủ yếu tại các thành phố như Quy Nhơn, các huyện lân cận và vùng ven biển.
  • Giáo dục: Bình Định có hệ thống giáo dục phát triển với các cấp học từ mầm non đến đại học. Các trường đại học và cao đẳng như Đại học Quy Nhơn đóng góp vào việc đào tạo nhân lực cho khu vực.
  • Y tế: Hệ thống y tế tại Bình Định cũng được phát triển để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
  • Hạ tầng và giao thông: Tỉnh Bình Định có hạ tầng phát triển với mạng lưới đường bộ và các tuyến giao thông khác kết nối vùng nội địa và ven biển. Sân bay Phù Cát phục vụ việc di chuyển qua đường hàng không.

Bản đồ chi tiết các quận huyện tỉnh Bình Định

Dưới đây là bản đồ Bình Định chi tiết các quận huyện để bạn dễ dàng tra cứu và tìm kiếm các thông tin khi cần thiết.

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định

Bản đồ khổ lớn tỉnh Bình Định

Bản đồ Bình Định khổ lớn cung cấp các thông tin chi tiết về vị trí, diện tích đất tự nhiên, dân số, du lịch, giao thông của tỉnh thành này. 

Dựa theo bản đồ Bình Định có thể thấy tỉnh chiếm hữu vị trí kinh tế chiến lược, đặc biệt quan trọng trong việc giao thương với các quốc gia ở khu vực và quốc tế. Với vị thế nằm ở trung điểm của trục giao thông đường sắt và đường bộ Bắc – Nam Việt Nam, và cũng là cửa ngõ ra biển Đông thuận lợi nhất của các vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan, tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội.

Bản đồ Sông Ngòi tỉnh Bình Định
Bản đồ Sông Ngòi tỉnh Bình Định

Đặc biệt tỉnh Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, nguồn tài nguyên nhân văn phong phú cùng với nguồn nhân lực khá dồi dào. Với đường bờ biển dài tới 134km, đây là nơi sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng bậc nhất cả nước với vẻ đẹp hoang sơ, bờ cát trắng mịn thoai thoải, nước biển trong vắt quanh năm như Quy Nhơn Trung Lương, Hải Giang, Tân Thanh… cùng nhiều hòn đảo như Hòn Khô, Nhơn Châu, Đảo yến… Đây là lợi thế lớn để phát triển du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng biển.

Trong quy hoạch Bình Định, tỉnh đang định hướng trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động về kinh tế – xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng như trên cả nước, nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng.

Bản đồ Thành phố Quy Nhơn, Bình Định

Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1 có tổng diện tích là 284,28 km2, dân số của thành phố là 284.000 người. Thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế và du lịch của tỉnh Bình Định. Thành phố được xây dựng trở thành đô thị trung tâm phía Nam, trực thuộc Vùng kinh tế trọng điểm của Miền Trung, đây cũng là một trong những trung tâm lớn nhất về dịch vụ, thương mại, giao thương quốc tế của Miền Trung và toàn khu vực Tây Nguyên.

Bản đồ tp Quy Nhơn, Bình Định
Bản đồ TP Quy Nhơn, Bình Định

Quy Nhơn hiện có 21 đơn vị hành chính, trong đó gồm 16 phường: Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Quang Trung, Thị Nại, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Trần Quang Diệu và 5 xã đó là: Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Phước Mỹ.

Với sự đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng, quy hoạch bài bản và những chính sách mở cửa, Quy Nhơn ngày càng phát triển trở thành điểm đến du lịch hàng đầu cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và là thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cực kỳ sôi động thu hút các nhà đầu tư.

Bản đồ Thị xã An Nhơn, Bình Định

Thị xã An Nhơn có 15 đơn vị hành chính, gồm 5 phường: Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Thành và 10 xã: Nhơn An, Nhơn Hạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Khánh, Nhơn Lộc, Nhơn Mỹ, Nhơn Phong, Nhơn Phúc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ.

Bản đồ thị xã An Nhơn, Bình Định
Bản đồ thị xã An Nhơn, Bình Định

Bản đồ Thị xã Hoài Nhơn, Bình Định

Thị xã Hoài Nhơn có diện tích là 242,7 km², dân số theo thống kê năm 2019 là 175.709 người, mật độ dân số đạt 724 người/km². Thị xã trong quy hoạch Bình Định là đô thị vệ tinh của thành phố Quy Nhơn đồng thời cũng là trung tâm giao lưu kinh tế – văn hóa xã hội của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Bản đồ huyện Hoài Nhơn, Bình Định
Bản đồ huyện Hoài Nhơn, Bình Định

Hiện thị xã Hoài Nhơn có 17 đơn vị hành chính, trong đó có 11 phường và 6 xã.

  • 11 phường bao gồm: Bồng Sơn, Hoài Đức, Trần Hưng Đạo, Hoài Hương, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Bồng Sơn Đông, Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam
  • 6 xã bao gồm Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Mỹ Đức, Hoài Mỹ, An Hoà Đông, An Hưng Đông.

Bản đồ Huyện An Lão, Bình Định

Huyện An Lão tọa lạc tại phía bắc tỉnh Bình Định, nằm cách Quốc lộ 1 32 km về phía tây bắc và cách thành phố Quy Nhơn khoảng 115 km về phía bắc.

Bản đồ hành chính tỉnh An Lão, Bình Định
Bản đồ hành chính tỉnh An Lão, Bình Định

Hiện nay huyện có 10 đơn vị hành chính, trong đó gồm 01 thị trấn An Lão và 9 xã: An Dũng, An Hòa, An Hưng, An Nghĩa, An Quang, An Tân, An Toàn, An Trung, An Vinh.

Bản đồ Huyện Hoài Ân, Bình Định

Huyện Hoài Ân nằm ở phía bắc trên bản đồ Bình Định, có diện tích 744,1 km², dân số huyện là 85.700 người, mật độ dân số là 115 người/km². 

Bản đồ huyện Hoài Âm. Bình Định
Bản đồ huyện Hoài Âm. Bình Định

Hiện trên bản đồ huyện Hoài Ân có 15 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn Tăng Bạt Hổ và 14 xã bao gồm: Ân Đức, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Hữu, Ân Mỹ, Ân Nghĩa, Ân Phong, Ân Sơn, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Bok Tới, Dak Mang.

Bản đồ Huyện Phù Cát, Bình Định

Huyện Phù Cát nằm ở phía đông tỉnh có diện tích 679 km², dân số là 183.440 người, mật độ dân số trên huyện là 270 người/km².

Bản đồ huyện Phù Cát, Bình Định
Bản đồ huyện Phù Cát, Bình Định

Huyện Phù Cát hiện nay có 18 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn và 16 xã cụ thể:

  • 2 thị trấn: Ngô Mây (huyện lỵ), Cát Tiến 
  • 16 xã: Cát Chánh, Cát Hải, Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Hưng, Cát Khánh, Cát Lâm, Cát Minh, Cát Nhơn, Cát Sơn, Cát Tài, Cát Tân, Cát Thắng, Cát Thành, Cát Trinh, Cát Tường.

Bản đồ Huyện Phù Mỹ, Bình Định

Huyện Phù Mỹ hiện đang có 19 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn và 17 xã cụ thể:

Bản đồ huyện Phù Mỹ, Bình Định
Bản đồ huyện Phù Mỹ, Bình Định
  • 2 thị trấn: Phù Mỹ (huyện lỵ), Bình Dương 
  • 17 xã: Mỹ An, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Hiệp, Mỹ Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Phong, Mỹ Quang, Mỹ Tài, Mỹ Thắng, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ Trinh.

Bản đồ Huyện Tây Sơn, Bình Định

Huyện Tây Sơn có 15 đơn vị hành chính, trong đó bao gồm 01 thị trấn Phú Phong và 14 xã: Bình Hòa, Bình Nghi, Bình Thành, Bình Tường, Bình Tân, Bình Thuận, Tây An, Tây Bình, Tây Giang, Tây Phú, Tây Thuận, Tây Vinh, Tây Xuân, Vĩnh An.

Bản đồ quy hoạch Tây Sơn, Bình Định
Bản đồ quy hoạch Tây Sơn, Bình Định

Bản đồ Huyện Tuy Phước, Bình Định

Huyện Tuy Phước trên bản đồ Bình Định có 13 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Tuy Phước (huyện lỵ), Diêu Trì và 11 xã bao gồm: Phước An, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Hưng, Phước Lộc, Phước Nghĩa, Phước Quang, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Thuận.

Bản đồ huyện Tuy Phước, Bình Định
Bản đồ huyện Tuy Phước, Bình Định

Bản đồ Huyện Vân Canh, Bình Định

Huyện Vân Canh có 7 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn Vân Canh và 6 xã bao gồm: Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Hòa, Canh Liên, Canh Thuận, Canh Vinh.

Bản đồ huyện Vân Canh, Bình Định
Bản đồ huyện Vân Canh, Bình Định

Bản đồ Huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định

Huyện Vĩnh Thạnh trên bản đồ hành chính có 9 đơn vị, gồm 01 thị trấn Vĩnh Thạnh và 8 xã bao gồm: Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa, Vĩnh Kim, Vĩnh Quang, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Thuận với 57 thôn.

Bản đồ huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định
Bản đồ huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định

>>> Xem thêm: Bản Đồ Cà Mau | Tra Cứu Thông Tin Quy Hoạch Cà Mau

Bản đồ quy hoạch mới nhất tỉnh Bình Định

Bản đồ quy hoạch Bình Định được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những nhà đầu tư đang chú ý tới khu vực này. Hiện nay quy hoạch Bình Định định hướng trở thành một thành phố du dịch biển, là một đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của miền Trung. Dưới đây là bản đồ quy hoạch Bình Định mới nhất để bạn dễ dàng tra cứu thông tin.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Định mới nhất
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Định mới nhất

Theo như bản đồ quy hoạch Bình Định 2030, tỉnh đang định hướng phát triển để trở thành vùng kinh tế tổng hợp có các ngành kinh tế chủ đạo bao gồm các ngành kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao.

Trên địa bàn tỉnh đang đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông với loạt công trình trọng điểm, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực. Cùng với đòn bẩy hạ tầng và những chính sách mở cửa, nơi đây trở thành địa hạ đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản.

Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Định thời kỳ 2024-2030 tầm nhìn đến 2050

Quy hoạch hạ tầng giao thông tỉnh Bình Định thời kỳ 2024 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường biển và đường hàng không.

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam.Tỉnh lỵ của Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.070 km về phía nam, cách thành phố Đà Nẵng 323 km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía bắc theo đường Quốc lộ 1A. Tỉnh Bình Định có diện tích là 6.066,2 km².

Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Định thời kỳ 2024-2030, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Định thời kỳ 2024-2030, tầm nhìn đến 2050

Vị trí địa lý của tỉnh Bình Định như sau: Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km; phía nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km; phía tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km; phía đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 134 km. Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào.

Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Định

Về quy hoạch giao thông, ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1672/QĐ-TTg Phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035.

Tỉnh Bình Định là đầu mối giao lưu kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên. Cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông.

Giao thông đường bộ

Đường bộ cao tốc:

  • Đường bộ cao tốc Bắc – Nam (CT.01) theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ: Toàn tuyến dài 2.063km, quy mô 4-10 làn xe, giai đoạn trước 2030. Trong đó đoạn cao tốc CT.01 trên địa bàn tỉnh Bình Định có điểm đầu tại khu vực xã Hoài Sơn (thị xã Hoài Nhơn) giáp ranh giới tỉnh Quảng Ngãi, điểm cuối tại khu vực phường Bùi Thị Xuân (TP. Quy Nhơn) giáp ranh giới tỉnh Phú Yên, đi trùng với dự án hầm Cù Mông đang khai thác. Toàn tuyến có chiều dài khoảng 117km, quy mô 6 làn xe.
  • Đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku (Gia Lai) – Lệ Thanh theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ: Toàn tuyến dài 230km, quy mô 4 làn xe, giai đoạn sau 2030. Trong đó đoạn cao tốc CT.20 trên địa bàn tỉnh Bình Định nằm trên đoạn tuyến Quy Nhơn Pleiku, điểm đầu tại cảng Nhơn Hội (TP. Quy Nhơn), điểm cuối tại khu vực xã Tây Giang (huyện Tây Sơn), giáp ranh giới tỉnh Gia Lai, chiều dài khoảng 63 km, quy mô 4 làn xe.

Đường quốc lộ:

Trong thời kỳ quy hoạch, tỉnh Bình Định sẽ tập trung quy hoạch xây dựng, nâng cấp, duy tu, bảo trì 05 đoạn tuyến giao thông Quốc lộ trên địa bàn tỉnh: QL.1, QL.1D, QL.19, QL.19B, QL.19C. Cụ thể như sau:

Bản đồ giao thông tỉnh Bình Định
Bản đồ giao thông tỉnh Bình Định
  • Quốc lộ.1: Nâng cấp mở rộng toàn tuyến trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 4 làn xe. Trong đó nâng cấp mở rộng tuyến tránh QL.1 đoạn qua thị trấn Bồng Sơn (thị xã Hoài Nhơn), thị trấn Ngô Mây (huyện Phù Cát) lên quy mô 4 làn xe cơ giới đồng bộ trên toàn tuyến. Quy hoạch xây dựng tuyến tránh QL.1 đoạn qua thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước); phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân (TP. Quy Nhơn) đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, quy mô 4-6 làn xe.
  • Quốc lộ.1D: Nâng cấp mở rộng đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh chiều dài khoảng 20,7 km đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 4 làn xe.
  • Quốc lộ.19: Nâng cấp mở rộng đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh chiều dài khoảng 68,5 km đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2-6 làn xe. Quy hoạch xây dựng tuyến tránh QL.19 đoạn qua thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2-4 làn xe.
  • Quốc lộ.19B: Nâng cấp mở rộng đoạn tuyến 19B hiện hữu trên địa bàn tỉnh chiều dài khoảng 60 km đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 4 làn xe. Quy hoạch xây dựng quốc lộ 19B kéo dài kết nối với quốc lộ 24 tại khu vực huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) có chiều dài khoảng 131 km, đạt cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe. Đoạn trên địa bàn tỉnh Bình Định có chiều dài khoảng 112 km, điểm đầu tại giao quốc lộ 19B tại khu vực xã Bình Thành (huyện Tây Sơn), điểm cuối tại khu vực xã An Vinh (huyện An Lão). Quy hoạch tuyến quốc lộ 19B trên địa bàn tỉnh Bình Định có chiều dài khoảng 172km, điểm đầu tại cảng Nhơn Hội (TP. Quy Nhơn), điểm cuối tại khu vực xã An Vinh (huyện An Lão), đạt cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe.
  • Quốc lộ.19C: Nâng cấp mở rộng đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh chiều dài khoảng 39,27 km đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2-4 làn xe. Các đoạn qua thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước) và trung tâm huyện Vân Canh theo tiêu chuẩn đường đô thị.

Chỉ tiêu về mật độ các tuyến giao thông cao tốc, quốc lộ sau quy hoạch của tỉnh Bình Định đạt 9,87 km/100km2 và 0,4km/1000 dân; gấp gần 2 lần chỉ tiêu hiện hữu.

Phát triển đường tỉnh

Tỉnh Bình Định sẽ tập trung xây dựng hệ thống các tuyến giao thông đường tỉnh kết nối các tuyến đường Cao tốc, đường Quốc lộ đến các Khu kinh tế, khu du lịch, dịch vụ trọng điểm, đường vào khu cụm công nghiệp tạo nên mạng lưới đường bộ hoàn chỉnh liên hoàn liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa đô thị và nông thôn.

Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường tỉnh đến năm 2030, tỉnh Bình Định bao gồm 15 tuyến với tổng chiều dài khoảng 747 km. Trên cơ sở các tuyến đường tỉnh hiện hữu tiến hành nâng cấp, cải tạo 09 tuyến (khoảng 354,7 km); nâng cấp, điều chỉnh kéo dài 03 tuyến (khoảng 250,0 km) và xây dựng mới 03 tuyến (khoảng 142,3 km). Cụ thể như sau:

  • Nâng cấp, duy tu, bảo trì 09 tuyến đường tỉnh ĐT.631, ĐT.632, ĐT.633, ĐT.634, ĐT.636, ĐT.637, ĐT.639, ĐT.639B, ĐT.640.
  • Nâng cấp, điều chỉnh kéo dài 03 tuyến để đảm bảo tính kết nối: ĐT.629, ĐT.630, ĐT.638.
  • Xây dựng mới 03 tuyến đường tỉnh đảm bảo tính kết nối tại một số khu vực: ĐT.635 (An Lão Bồng Sơn), ĐT.637B (Tây Thuận Phước Mỹ), ĐT.638B (An Vinh Hoài Sơn).

Theo Sở KH&ĐT Bình Định, tỉnh đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể khởi công đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông mang tính kết nối trong năm 2022, tạo động lực phát triển. Trong đó có nhiều dự án giao thông quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực.

Có thể kể đến Đường ven biển, đoạn Cát Tiến – Diêm Vân, đây dự án nhóm A, thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2024 trên địa bàn huyện Phù Cát và Tuy Phước với tổng mức đầu tư gần 2.675 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước. Công trình được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054-2005, đường cấp III, địa hình đồng bằng.

Tiếp theo, đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại, theo quy hoạch điểm đầu tại vị trí nút giao Quốc lộ 1 với đường Lê Hồng Phong kéo dài thuộc phường Bình Định, thị xã An Nhơn. Điểm cuối giao với đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại đoạn Cát Tiến – Diêm Vân thuộc xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước.

Toàn tuyến dài gần 9,4 km xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với bề rộng 22 m và vận tốc thiết kế 80 km/h. Tổng mức đầu tư hơn 1.040 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách.

Cùng với đó là xây dựng tuyến đường ĐT639 đoạn từ QL1D và QL19 mới, đây là dự án thuộc nhóm B, có tổng mức đầu tư hơn 1.187 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý. Dự án gồm các đoạn đường dài 4,3 km, 4 cầu giao thông, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh, hệ thống an toàn giao thông. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2024.

Đường phía Tây huyện Vân Canh, từ Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex Bình Định đến thị trấn Vân Canh dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 779 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự án từ Năm 2024 đến năm 2024.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định cũng triển khai đường kết nối với đường ven biển (ĐT639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn với tổng mức đầu tư 703 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công; đường kết nối từ đường phía Tây tỉnh (ĐT638) đến đường ĐT639 thuộc địa bàn huyện Phù Mỹ quy mô chiều dài tuyến 19,2 km, vốn đầu tư 701 tỷ đồng.

Ngoài ra, tỉnh Bình Định cũng triển khai nhiều dự án khác như: Đường tránh ĐT633, đoạn từ núi Ghềnh đến giáp tuyến ĐT639 thuộc địa bàn huyện Phù Cát; đường kết nối thị trấn An Lão, huyện An Lão với đường An Hòa đi Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân; Tuyến đường từ QL19C kết nối Cảng Quy Nhơn; tuyến đường ĐT639 đoạn Mỹ Thành – Lại Giang…

Phát triển mạng lưới đường sắt

Quy hoạch hệ thống vận tải giao thông đường sắt tỉnh Bình Định được thực hiện dựa theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo đó, Tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh: đoạn trên địa bàn tỉnh Bình Định: Nâng cấp, từng bước hiện đại hóa để đạt tốc độ chạy tàu 80km/h đến 90km/h đối với tàu khách và 50km/h đến 60km/h đối với tàu hàng. Tầm nhìn đến năm 2050: Duy trì đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh để khai thác vận chuyển hàng hóa và hành khách theo khu đoạn, nghiên cứu chuyển đổi sang sức kéo điện.

  • Nâng cấp ga Diêu Trì thành ga tổng hợp, xây dựng mới 02 ga hàng hóa tại khu vực xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước) và xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) phục vụ vận chuyển hàng hóa khu vực cảng cạn Quy Nhơn và các trung tâm logistics.
  • Đối với đoạn tuyến Diêu Trì – Quy Nhơn: Giai đoạn sau 2030 nghiên cứu chuyển đổi thành đường sắt đô thị (Metro).
  • Nghiên cứu xây dựng mới đoạn tuyến Diêu Trì – Nhơn Bình, bổ sung 1 ga hàng hóa tại Nhơn Bình để phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa qua cảng Quy Nhơn.

Tuyến đường sắt tốc độ cao: đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên hành lang Bắc – Nam tầm nhìn đến năm 2050, khổ đường 1.435mmm, đường đôi, điện khí hóa với vận tốc thiết kế tối đa 350km/h. Trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước triển khai xây dựng đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh Bình Định triển khai đầu tư xây dựng thời kỳ 2030-2050, có chiều dài khoảng 115,54km.

  • Hướng tuyến: đi qua địa phận thị xã Hoài Nhơn, huyện Phú Mỹ, huyện Phù Cát, huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn và TP. Quy Nhơn. Cụ thể: Từ ranh giới tỉnh, tuyến cơ bản đi về phía Tây của đường bộ cao tốc, đến vị trí ga Bồng Sơn tại phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn; sau đó tuyến vượt đường bộ cao tốc và ĐT.629 để đi sang phía Đông đường bộ cao tốc và đi vào huyện Phú Mỹ. Đoạn từ huyện Phú Mỹ đến hết địa phận tỉnh tuyến cơ bản đi về phía Đông và đi sát trong hành lang đường bộ cao tốc để tránh các khu dân cư và sân bay Phù Cát.
  • Vị trí 02 ga: Ga Bồng Sơn tại phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn và ga Diêu Trì tại xã Phước An, huyện Tuy Phước; nằm về phía Tây và cách ga Diêu Trì của đường sắt Hà Nội TP. Hồ Chí Minh khoảng 3,5km.
  • Trạm bảo dưỡng: 03 vị trí kết hợp tại ga Bồng Sơn, ga Diêu Trì và vị trí tại xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ.

Phát triển giao thông đường hàng không tỉnh Bình Định

  • Quy hoạch cảng hàng không Phù Cát đến năm 2030 quy mô cấp 4D, công suất thiết kế 5 triệu HK/năm và tầm nhìn đến năm 2050 quy mô cấp 4E, công suất thiết kế 12 triệu HK/năm.
  • Giai đoạn 2021-2030: Quy hoạch cảng hàng không cấp 4C. Mở rộng sân đỗ đảm bảo nhu cầu khai thác và làm vị trí đỗ tàu bay qua đêm cho các hãng hàng không. Xây dựng nhà ga đảm bảo tổng công suất lên 5 triệu hành khách/năm.
  • Giai đoạn 2030-2050: Quy hoạch cảng hàng không tiêu chuẩn quốc tế, cấp 4E. Xây dựng thêm 1 đường CHC đảm bảo nhu cầu khai thác máy bay code E, xây dựng đường lăn nối kết nối đồng bộ với đường cất hạ cánh hiện hữu. Mở rộng sân đỗ đảm bảo nhu cầu khai thác và làm vị trí đỗ tàu bay qua đêm cho các hãng hàng không. Xây dựng nhà ga đảm bảo tổng công suất lên 12 triệu hành khách/năm.
  • Quy hoạch khu bãi thủy phi cơ phục vụ bay thương mại tại Khu kinh tế Nhơn Hội (khu vực C, phân khu 3) nhằm kết nối phục vụ khách du lịch các địa điểm trên địa bàn tỉnh Bình Định và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường thủy nội địa tỉnh Bình Định

Quy hoạch giao thông đường thủy tỉnh Bình Định dựa theo Quyết định số 1829/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/10/2021 về việc phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

− Quy hoạch 19 tuyến đường thủy nội địa phục vụ dân sinh và du lịch. Trong đó 06 tuyến phục vụ dân sinh và 13 tuyến phục vụ du lịch. Cụ thể:

Phát triển mạng lưới đường biển

  • Quy hoạch cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Quy Nhơn cho tàu 50.000 DWT. Quy mô đầu tư chiều dài luồng 7 km từ phao số 0 đến vũng quay tàu bến số 1; bề rộng luồng 140 m; chiều sâu chạy tàu 14,23 m; cao độ đáy luồng -13,0 m; mái dốc m = 5; đường kính vũng quay tàu dùng chung 400m phục vụ tàu trọng tải đến 50.000 DWT (đầy tải) hoặc lớn hơn (đáp ứng điều kiện an toàn hàng hải), mực nước chạy tàu 1,65 m; tần suất P = 50%.
  • Khu bến Quy Nhơn Thị Nại: Quy hoạch đến 2030 phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực tỉnh Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên. Quy mô gồm các bến cảng container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, bến khách. Quy hoạch tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 70.000 DWT kết hợp tiếp nhận tàu khách, tàu hàng lỏng đến 10.000 DWT.

Bến cảng Quy Nhơn: Quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn theo quy hoạch chi tiết mở rộng cảng Quy Nhơn với tổng diện tích 87,92ha trong đó 69,62ha quy hoạch xây dựng trên bờ và 18,03ha quy hoạch khu nước, vũng quay tàu. Trong đó khu bến cảng tổng hợp, container có tổng diện tích 4,72ha; khu vực kho, bãi hậu phương có tổng diện tích 28,86ha. Năng lực thông qua 22-26 triệu tấn/năm.

Các bến cảng Thị Nại, Tân cảng Quy Nhơn, Tân cảng Miền Trung, Đống Đa quy hoạch năng lực thông qua 6÷6,5 triệu tấn/năm.

  • Xây dựng mới cảng Nhơn Hội: Phục vụ phát triển trực tiếp khu kinh tế Nhơn Hội; có các bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, bến khách; phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường, năng lực của nhà đầu tư. Quy mô diện tích khoảng 72ha; khả năng tiếp nhận tàu tải trọng từ 10.000-50.000DWT.
  • Trong đó, quy hoạch bến cảng tổng hợp Nhơn Hội (Khang Thông) tại khu vực 4 là cảng hàng hóa, phục vụ trực tiếp cho KKT Nhơn Hội. Quy hoạch bến cảng hành khách Hải Giang có khả năng tiếp đón được các tàu du lịch cỡ lớn quốc tế, tiếp đón các tàu du lịch loại vừa và nhỏ phục vụ vận chuyển khách du lịch trong khu vực và vùng, đồng thời cũng là nơi neo đậu cho các thủy phi cơ.
  • Quy hoạch cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn tại khu vực xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ thuộc kế hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích khoảng 343ha. Quy mô gồm các bến cảng container, tổng hợp, hàng rời. Quy hoạch tiếp nhận tàu có trọng tải từ 50.000 – 250.000 tấn, đáp ứng nhu cầu bốc xếp gần 30 triệu tấn hàng/năm.
  • Các khu bến khác: Nâng cấp bến số 1 cảng Quy Nhơn của công ty Cổ phần cảng Quy Nhơn; Đưa cảng Đề Gi, Tam Quan ra khỏi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do cửa biển của 2 cảng này luôn bị bồi lắng hàng năm, mực nước thấp, luồng tàu ra vào hẹp, thay vào đó quy hoạch là cảng cá khu vực kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng cho tàu cá trong định hướng hình thành hai trung tâm hậu cần nghề cá của tỉnh tại xã Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn và đầm Đề Gi, khu vực xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) và xã Cát Khánh (huyện Phù Cát); Các bến phao (hàng lỏng) tại Quy Nhơn sẽ được di dời về khu bến cảng Đống Đa phù hợp với tiến trình mở rộng cảng Quy Nhơn.
  • Quy hoạch các khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão: Khu neo đậu tránh, trú bão tại Đầm Thị Nại cho tàu trọng tải đến 3.000 DWT và khu neo đậu chuyển tải, tránh trú bão tại Vịnh Làng Mai.

Trung tâm logistic và cảng cạn

  • Quy hoạch cảng cạn Tuy Phước và khu kho bãi phục vụ di dời các kho bãi nội thành quy mô khoảng 85,95 ha tại khu vực xã Phước Lộc và Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước); dọc theo tuyến QL.19 mới đóng vai trò kết nối luồng hàng hóa giữa Bình Định với các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh vùng Tây Nguyên cũng như với các nước tiểu vùng sông Mê Kông trên hành lang kinh tế Đông Tây.
  • Quy hoạch trung tâm Logistics tỉnh Bình Định hạng II (cấp Vùng), diện tích khoảng 30 ha phục vụ phát triển hành lang kinh tế đường 19 theo Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước tại khu vực thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn. Kết nối với các tuyến giao thông huyết mạch trên hành lang kinh tế Đông Tây gồm QL.19, QL.19B và cao tốc Quy Nhơn Pleiku theo quy hoạch.
  • Quy hoạch cụm Logistics số 1 Cụm logistics Cầu Gành tại khu vực xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước) dọc tuyến QL.19 mới tại phía Nam khu vực cảng cạn Quy Nhơn. Quy mô diện tích khoảng 156 ha phục vụ phát triển khu vực cảng Quy Nhơn và khu kinh tế Nhơn Hội; kết nối với các trục giao thông Bắc Nam (QL.1), trục Đông Tây (QL.19), đường sắt Hà Nội TP. Hồ Chí Minh và cao tốc Quy Nhơn Pleiku theo quy hoạch.
  • Quy hoạch cụm Logistics số 2 Cụm logistics tại khu vực xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) tại khu vực dọc tuyến QL.19C, kết nối với cao tốc Bắc Nam phía Đông theo quy hoạch. Quy mô diện tích khoảng 150 ha phục vụ phát triển công nghiệp phía Tây Nam dọc trục QL.19C; kết nối với các trục giao thông cao tốc Bắc Nam phía Đông và đường sắt tốc độ cao Bắc Nam theo quy hoạch.

Trên đây là những thông tin về bản đồ Bình Định quy hoạch Bình Định. Hi vọng với những chia sẻ trên của website cách xem bản đồ quy hoạch các tỉnh Meey Map sẽ giúp bạn check quy hoạch Bình Định một cách dễ dàng.

Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận-Huyện tỉnh Bình Định
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Định
Bản đồ quy hoạch Thành phố Quy Nhơn
Bản đồ quy hoạch Thị xã An Nhơn
Bản đồ quy hoạch Thị xã Hoài Nhơn
Bản đồ quy hoạch Huyện An Lão
Bản đồ quy hoạch Huyện Hoài Ân
Bản đồ quy hoạch Huyện Phù Cát
Bản đồ quy hoạch Huyện Phù Mỹ
Bản đồ quy hoạch Huyện Tây Sơn
Bản đồ quy hoạch Huyện Tuy Phước
Bản đồ quy hoạch Huyện Vân Canh

Liên hệ:

Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất.

  • Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN
  • CSKH: 0967 849 918
  • Email: [email protected]
  • Website: https://meeymap.com/

Bộ phận kinh doanh

4/5 - (1 bình chọn)

Tác giả

  • Trần Hoài Thương

    Tôi là Trần Hoài Thương, Biên tập nội dung tại Meey Map, với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bản đồ quy hoạch được chia sẻ trên meeymap.com

    View all posts
Avatar of Trần Hoài Thương
Tôi là Trần Hoài Thương, Biên tập nội dung tại Meey Map, với hơn 5 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Bản đồ quy hoạch được chia sẻ trên meeymap.com

Related Posts

Bản đồ quy hoạch Quận 10 mới nhất

Bản đồ quy hoạch Quận 10, Hồ Chí Minh mới nhất

Quy hoạch Quận 10 đã được sự phê duyệt chính thức của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu phát triển kinh tế trở thành một…

c 671 1681187436 4054

Bản đồ quy hoạch Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre |Quy hoạch Sử dụng Đất

Bạn đang tìm kiếm bản đồ quy hoạch Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre. Thông tin chi tiết về quy hoạch, chúng tôi mong muốn mang đến cho…

cang long 20220630162230116

Bản đồ quy hoạch huyện Càng Long, Trà Vinh đến năm 2040

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ quy hoạch huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Soi quy hoạch huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Chúng tôi hi vọng sẽ…

Bản đồ thị trấn Tiểu Cần

Bản đồ quy hoạch huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh năm 2024

Bạn đang tìm kiếm Bản đồ quy hoạch huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh chi tiết và thông tin quy hoạch Huyện Cầu Ngang. Chúng tôi hi vọng…

c 582 1680860047 1032

Bản đồ Huyện Châu Thành, Tây Ninh| Quy hoạch Sử dụng Đất

Nếu bạn quan tâm đến thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Châu Thành Tây Ninh, Meey Map là công cụ tốt nhất để tra cứu thông…

c 685 1679890842 3805

Bản đồ Huyện Tam Bình, Vĩnh Long| Quy hoạch sử dụng đất

Nếu bạn quan tâm đến thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Tam Bình, Vĩnh Long, Meey Map là công cụ tốt nhất để tra cứu thông…