Thông tin quy hoạch

Bản đồ quy hoạch huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh|Quy hoạch Sử dụng Đất mới nhất

Huyện Củ Chi là một huyện nằm ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Với lợi thế về địa hình, giao thông và tiếp giáp với tỉnh Bình Dương nên Củ Chi được xem là 1 trong những mối giao thương rất quan trọng và khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi cũng thu hút rất nhiều các doanh nghiệp đầu tư cả trong nước và ngoài nước. Chính vì những tiềm năng này mà các thông tin về quy hoạch huyện Củ Chi luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận-Huyện TP Hồ Chí Minh
Bản đồ quy hoạch TP Hồ Chí Minh
Bản đồ quy hoạch Quận 1
Bản đồ quy hoạch Quận 3
Bản đồ quy hoạch Quận 4
Bản đồ quy hoạch Quận 5
Bản đồ quy hoạch Quận 6
Bản đồ quy hoạch Quận 7
Bản đồ quy hoạch Quận 8
Bản đồ quy hoạch Quận 10
Bản đồ quy hoạch Quận 11
Bản đồ quy hoạch Quận 12
Bản đồ quy hoạch Quận Bình Thạnh
Bản đồ quy hoạch Thành Phố Thủ Đức
Bản đồ quy hoạch Quận Gò Vấp
Bản đồ quy hoạch Quận Phú Nhuận
Bản đồ quy hoạch Quận Tân Bình
Bản đồ quy hoạch Quận Tân Phú
Bản đồ quy hoạch Quận Bình Tân
Bản đồ quy hoạch Huyện Nhà Bè
Bản đồ quy hoạch Huyện Hóc Môn
Bản đồ quy hoạch Huyện Bình Chánh
Bản đồ quy hoạch Huyện Củ Chi
Bản đồ quy hoạch Huyện Cần Giờ
Quy hoạch Củ Chi
Quy hoạch Củ Chi

1.Thông tin chung về huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh

Huyện Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh và cách trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km. Tại đây có sông Sài Gòn chạy qua nên tạo thành 1 đoạn ranh giới giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

Giới thiệu chung về huyện Củ Chi

Huyện Củ Chi có diện tích tự nhiên là 3.96 ha và địa hình huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền dụt Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ. Độ cao địa hình giảm dần theo 2 hướng là Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam. 

So với mực nước biển thì Củ Chi có độ cao trung bình là 8 – 10m. Trên địa bàn huyện tương đối nhiều đất đai và ruộng, rất thuận lợi để phát triển về nông nghiệp so với các huyện khác của thành phố.

Quy mô về quy hoạch huyện Củ Chi trong giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn quy hoạch củ chi 2025 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính trên địa bàn huyện. Bao gồm thị trấn Củ Chi và 20 xã được lập quy hoạch đất Củ Chi theo giới hạn bởi:

  • Phía Đông huyện Củ Chi tiếp giáp với thành phố Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một trực thuộc tỉnh Bình Dương và ranh giới là sông Sài Gòn.
  • Phía Tây huyện Củ Chi tiếp giáp với huyện Đức Hòa thuộc tỉnh Long An và thị xã Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh.
  • Phái Nam huyện Củ Chi tiếp giáp với huyện Hóc Môn và huyện Đức Hòa thuộc tỉnh Long An
  • Phía Bắc huyện Củ Chi tiếp giáp với huyện Dầu Tiếng và thị xã Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương và qua ranh giới sông Sài Gòn.

Quy mô và chức năng của huyện Củ Chi

  • Khu dân cư nông thôn và khu dân cư đô thị của huyện đã góp phần giãn cách được mật độ dân ở khu vực nội thành và giúp dễ dàng phân bố lại dân cư trên địa bàn của thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh
  • Huyện Củ Chi có khu công nghiệp – cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung với quy mô lớn.
  • Trên địa bàn huyện cũng là 1 trung tâm công cộng cấp thành phố phái trong khu đô thị Tây Bắc. Khu đô thị này có nhiều mảng dịch vụ như thương mại, văn hóa, y tế, thể dục thể thao, công viên văn hóa, giáo dục đào tạo, nghỉ ngơi kết hợp du lịch và vui chơi giải trí,…
  • Huyện cũng là 1 cửa ngõ quốc tế, hạ tầng kỹ thuật đô thị và đầu mối giao thông quan trọng của thành phố.

Đơn vị hành chính của huyện Củ Chi

Huyện Củ Chi hiện có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện gồm thị trấn Củ Chi và 20 xã là: Trung Lập Thượng; Trung Lập Hạ; Trung An; Thái Mỹ; Tân Thông Hội; Tân Thạnh Tây; Tân Thạnh Đông; Tân Phú Trung; Tân An Hội; Phước Vĩnh An; Phước Hạnh; Phước Hiệp; Phú Mỹ Hưng; Phú Hòa Đông; Phạm Văn Cội; Nhuận Đức; Hòa Phú; Bình Mỹ; An Phú và An Nhơn Tây.

Cơ sở hạ tầng huyện Củ Chi

Giữ vị trí quan trọng là cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh nên huyện Củ Chi là địa bàn kết nối với quận 12 của thành phố và huyện Hóc Môn với khu vực trung tâm và kết nối thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh bằng đường thủy và đường bộ rất đa dạng và nhiều tiềm năng. 

Huyện Hóc Môn
Huyện Hóc Môn

Huyện Củ Chi hiện đang có bệnh viện vệ tinh Xuyên Á đang hoạt động với quy mô là hơn 1000 giường, có nhiều khu công nghiệp, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng và có sông Sài Gòn bao quanh. 

Bệnh viện đa khoa Xuyên Á
Bệnh viện đa khoa Xuyên Á

Huyện Củ Chi đóng 1 vai trò như là đô thị vệ tinh phía Bắc của thành phố. Nhờ nhiều lợi thế trong các dự án quy hoạch nên đã giúp huyện Củ Chi khai thác được những lợi thế tiềm năng và trong đó không thể không nhắc tới những tiềm năng về bất động sản đang được rất nhiều người tìm hiểu. 

Ví dụ tiêu biểu như khu dân cư TVC Trần Văn Chẩm với tổng diện tích khoảng 2,5 ha và trong đó các mật độ cây xanh và giao thông cùng các diện tích khác chiếm khoảng 50%.

Khu dân cư TVC Trần Văn Chẩm
Khu dân cư TVC Trần Văn Chẩm

Văn hóa và giáo dục huyện Củ Chi

Văn hóa và giáo dục của huyện đang được chú trọng đầu tư và phát triển mạnh. Số trường học hiện có trên địa bàn huyện Củ Chi là 41 trường mầm non; 37 trường tiểu học; 18 trường trung học cơ sở; 7 trường trung học phổ thông và hơn 3 trường trung cấp – cao đẳng và đại học. Tỷ lệ học sinh đến trường cũng được duy trì rất tốt từ 90 – 100% ở tất cả các cấp học.

Y tế huyện Củ Chi

Hệ thống y tế hiện có trên địa bàn huyện Củ Chi gồm 1 bệnh viện đa khoa huyện Củ Chi; 20 trạm y tế trực thuộc 20 xã và hơn 250 phòng khám tư nhân đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của cư dân về vấn đề sức khỏe.

Cơ sở hạ tầng giao thông huyện Củ Chi

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Củ Chi đều được hiện đại hóa

  • Tuyến đường đô thị với 1400 tuyến đường với độ dài khoảng 700 km và được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ giao thông vận tải. Trong đó có các tuyến đường lớn như An Nhơn Tây, An Phú, Báo Lách, Bàu Trâm, Bàu Tre, Bến Cỏ, Bến Đình, Hiệp Bình,…
  • Tuyến đường ngoài đô thị với các tuyến đường như quốc lộ 22, đường Xuyên Á, đường vành đai 3, vành đai 4, đường ven sông Sài Gòn, tuyến đường tỉnh lộ trọng điểm và hệ thống bến bãi tại huyện.
  • Hệ thống đường sắt liên đô thị từ thành phố Hồ Chí Minh đến tỉnh Tây Ninh được nối từ huyện Củ Chi với quận 12 và Tây Ninh với Campuchia với chiều dài là 139km. Và tuyến đường sắt số 2 nối từ huyện Củ Chi tới tỉnh Tây Ninh, quận 1 và quận 2 ở thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài là 48km.
Hệ thống đường sắt
Hệ thống đường sắt
  • Hệ thống sông: Huyện có hàng trăm con sông, kênh rạch, ngòi và hồ ao tiêu biểu như: sông Sài Gòn, kênh Rạch Sơn, Rạch Tra, Thầy Cai, Miền Mương,…Nhiều cụm cảng lớn trong ngoài huyện như cảng Sài Gòn, Tân Thuận, Nhà Bè, Cát Lái, Hiệp Phước, Tân Cảng Phú Hữu,…
Sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn
  • Nhiều bến du thuyền như: Bến Xưa, Thủ Thiêm, Novaland Bình Khánh,Vinhomes Central Park Marina, Saigon Lifestyle Cruises…và cụm bến tàu như: địa đạo Củ Chi, sông xanh, cánh ngầm quận 1 và quận 4, Hiệp Bình Chánh, …
Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi

Kinh tế huyện Củ Chi

Củ Chi là 1 vùng đất phát triển cả công nghiệp, nông nghiệp và du lịch. Khu công nghiệp Tây Bắc của Củ Chi hiện thu hút được rất nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đến đầu tư với tỷ lệ thuê đất đạt tới 98% tương đương với 137ha đất trên địa bàn huyện. 

Huyện có 1 vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển của giao thương đo là Đường Xuyên Á nối với Campuchia qua cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh. 

>>> Tham khảo thông tin quy hoạch HCM mới nhất qua bài viết sau: Quy hoạch TP HCM – Bản đồ & cách tra cứu quy hoạch mới nhất

Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài
Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài

Hiện nay trên địa bàn của huyện Củ Chi cũng đã và đang hình thành các khu đô thị mới như khu đô thị Bến Thành –  Tây Bắc, khu đô thị Thiên Phú Garden, khu đô thị Bella Vista City,…

Khu đô thị Bella Vista City
Khu đô thị Bella Vista City

2. Thông tin quy hoạch Củ Chi mới nhất của huyện và quy hoạch đất Củ Chi nói riêng.

Huyện Củ Chi trong tương lai sẽ tiếp tục được chú trọng về quy hoạch nhiều công trình không chỉ mang tính chất địa phương mà những dự án này còn mang ý nghĩa và tiềm năng lớn giúp thay đổi được diện mạo của huyện Củ Chi và góp phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

2.1 Quy hoạch Củ Chi 2025 về giao thông

Quá trình tổ chức giao thông sẽ được hướng theo cải tạo mở rộng lộ giới đúng quy định kết hợp với việc xây dựng mới 1 số tuyến đường quan trọng để tạo thành 1 mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.

Hệ thống giao thông đường bộ đối nội

Huyện Củ Chi sẽ nâng cấp và mở rộng các tuyến đường liên thị trấn, liên xã và xây dựng mới các đường liên khu vực và các trục đường chính dựa trên cơ sở các tuyến đường chính đang hiện hữu.

Hệ thống giao thông cấp đô thị

Tiếp tục cải tạo và xây dựng các nút giao thông quan trọng tại các vị trí giao cắt giữa các trục đường đối ngoại như Quốc lộ 22, đường vành đai 3, 4,.. để tránh được những gián đoạn về lưu lượng xe qua lại và đảm bảo được giao thông an toàn và thông suốt.

  • Dự án hầm chui An Sương là dự án trong quy hoạch Củ Chi và cũng là 1 trong 6 dự án trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
Hầm chui An Sương
Hầm chui An Sương
  • Hầm chui An Sương sẽ gồm 2 nhánh hầm là hầm N1 với chiều dài là 445m trong đó đoạn hầm kín là 125m; tĩnh không cao 4,75m và hầm hở ở phía Trường Chinh dài 140m. Và nhánh hầm N2 với chiều dài là 385m với đoạn hầm kín là 125m, hầm hở phái quốc lộ 22 dài 120m và tĩnh không cao là 4,75m. Cả dự án này có mức độ tư là 514 tỷ đồng.
  • Mở rộng quốc lộ 22: Dự án này với mức đầu tư dự kiến là gần 13 nghìn tỷ đồng với chiều dài lên đến 20km gồm có 4 làn với dải phân cách hiện hữu ở giữa. Dự án này sẽ mở rộng phần mặt cắt ngang tuyến đường với quy mô là 120m và kết hợp bố trí đường trên cao là 17,50m chiều rộng cho 4 làn xe và bố trí thêm phần đường dành cho xe bus và tuyến đường trên cao.
Quốc lộ 22
Quốc lộ 22
  • Mở rộng đường tỉnh lộ 9: Lộ giới mở rộng quả đường là 30m với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và vỉa hè.

Hệ thống đường sắt

Quy hoạch tuyến metro số 2 từ Thủ Thiêm –  Bến Thành – Tham Lương bằng việc nối dài đến khu đô thị Tây Bắc và đi qua địa bàn huyện theo hành lang quốc lộ 22. Tuyến đường sắt liên đô thị từ thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài cũng được quy hoạch nối với ga Tân Chánh Hiệp theo hành lang của đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài.

Hệ thống giao thông công cộng

Hệ thống giao thông công cộng đi qua địa bàn huyện chủ yếu sử dụng 2 loại hình là tuyến đường sắt đô thị – liên đô thị và hệ thống xe bus. Những tuyến xe bus hiện qua địa bàn huyện Củ Chi là:

  • 100 Bến xe Củ Chi – Cầu Tân Thái
  • 107 Bến xe Củ Chi – Bố Heo
  • 122 Bến xe An Sương – Tân Duy
  • 126 Bến xe Củ Chi – Bình Mỹ
Hệ thống xe bus
Hệ thống xe bus

Hệ thống giao thông tỉnh

Huyện tiếp tục xây dựng hệ thống bến bãi đỗ xe phục vụ cho giao thông với tổng diện tích là 7,5 ha theo quy hoạch phát triển của Giao thông vận tải Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến sau năm 2030. Một số vị trí bến bãi sẽ được hoán đổi để phù hợp nhất với tình hình thực tế sử dụng đất trên địa bàn nhưng vẫn đảm bảo được diện tích theo quy hoạch huyện Củ Chi.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch Hóc Môn năm 2030 chi tiết nhất

2.2 Chi tiết về bản đồ quy hoạch Củ Chi theo đô thị

Các nội dung chính điều chỉnh bản đồ quy hoạch Củ Chi 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

Quy hoạch các khu công nghiệp

Trên địa bàn huyện Củ Chi thì các khu công nghiệp sẽ được phân thành 7 khu công nghiệp tập trung sau:

Khu công nghiệp Tây Bắc

Có vị trí nằm ở kề cận với khu dân cư trên thị trấn huyện thuộc xã Trung Lập Hạ và xã Tân An Hội. Vì có 1 vị trí gần khu vực dân cư như vậy nên khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi được định hướng sẽ phát triển các ngành công nghiệp nhẹ để đảm bảo không gây ra khói bụi, ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ môi trường sống của người dân trên địa bàn Củ Chi. Quy mô diện tích của khu công nghiệp này là 345ha.

Khu công nghiệp Tân Phú Trung

Khu công nghiệp Tân Phú Trung có diện tích là 200ha nằm ở xã Tân Phú Trung. Phát triển chủ yếu là các ngành công nghiệp thông thường, không gây ra các vấn đề ô nhiễm nặng về môi trường và nguồn nước và vẫn đảm bảo được đời sống của người dân kề cận.

Khu công nghiệp Tân Duy

Nằm trên địa bàn các xã Tân Thành Đông, xã Hòa Phú và 1 phần của xã Trung An với tổng diện tích là 300ha. Khu công nghiệp Tân Duy được định hướng phát triển các khu công nghiệp thông thường, ít làm ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn.

Khu công nghiệp Đông Nam

Khu công nghiệp Đông Nam có diện tích là khoảng 342 ha. Tọa lạc 227ha thuộc xã Bình Mỹ và 115 ha thuộc xã Hòa Phú của huyện Củ Chi.

Khu công nghiệp An Phú

Đây là khu công nghiệp nằm ở xã An Phú mảng công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm với quy mô diện tích là 50ha.

Khu công nghiệp Rạch Sơn

Khu công nghiệp này có tổng diện tích là 100ha nằm ở xã Nhuận Đức. Định hướng phát triển của khu công nghiệp là tập trung khai khoáng và vật liệu xây dựng. Vì nằm ở xa khu dân cư nên không gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người dân.

Khu công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi

Nằm tại xã Phạm Văn Cỗi với tổng diện tích là 300ha và phát triển chính về mảng chế biến thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc.

Khu công nghiệp Bàu Đưng

Khu công nghiệp Bàu Đưng phát triển chủ yếu ngành công nghiệp gia công chế biến và nghề cơ khí với tổng diện tích là 150ha nằm tại xã An Nhơn Tây.

Thông tin quy hoạch Củ Chi về khu dân cư

  • Khu dân cư đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi dự kiến là chiếm 80% tổng số dân với dự kiến là 640 nghìn người.
  • Khu dân cư nông thôn được tập trung tại các điểm dân cư lớn và đã tồn tại lâu dài. Quy mô tương đối là trên 200 hộ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các cơ sở hạ tầng. Dân cư nông thôn chiếm 20% tổng số với số dân dự kiến là 160 nghìn người và diện tích đất là 1.969ha.

Bản đồ quy hoạch Củ Chi về trung tâm hành chính của huyện Củ Chi

  • Trung tâm hình chính của huyện sẽ tiếp tục được giữ nguyên vị trí hiện tại là ở tỉnh lộ 8 thị trấn huyện lỵ Củ Chi.
  • Mỗi thị trấn và xã đều sẽ có khu hành chính riêng và các công trình phúc lợi thiết yếu ở những vị trí trung tâm của các khu dân cư.

Quy hoạch huyện Củ Chi về trung tâm thương mại dịch vụ

  • Hiện tại huyện Củ Chi vẫn sẽ tận dụng các cơ sở sẵn có và tương lai sẽ từng bước hoàn thiện để đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu phục vụ cho người dân
  • Tiếp tục phát triển các công trình dịch vụ và thương mại tại các khu đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi.

Quy hoạch Củ Chi về hệ thống công trình y tế

  • Mỗi xã sẽ có trạm y tế riêng có quy mô khoảng 500m2 để đáp ứng nhu cầu thiết yếu về sức khỏe cho người dân.
  • Xây dựng thêm 1 số phòng khám khu vực tại các xã và thị trấn với quy mô khoảng 400m2 trên 1 phòng.
  • Chú trọng và đầu tư mở rộng thêm bệnh viện Củ Chi để trở thành bệnh viện đa khoa với quy mô 1000 giường. Nâng cấp và cải tạo bệnh viện An Nhơn Tây tăng số giường điều trị thêm 500 giường.
  • Xây dựng thêm bệnh viện đa khoa tại vùng phía đông của huyện Củ Chi và bệnh viện Tân Phú Trung.

Quy hoạch Củ Chi về các công trình giáo dục

  • Mỗi xã trên địa bàn huyện Củ Chi sẽ được bố trí các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở để đảm bảo được quy mô và bán kính phục vụ cho học sinh trên địa bàn huyện.
  • Hệ thống các trường dạy nghề và các trường trung học phổ thông sẽ được cân đối chung trên địa bản để phục vụ đủ nhu cầu cho tất cả các học sinh trong độ tuổi đến trường.

Quy hoạch Củ Chi về công trình công cộng cấp trung ương và thành phố

  • Trung tâm công cộng thuộc khu đô thị Tây Bắc của huyện Củ Chi có quy mô tầm cơ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho đô thị, thành phố và cả các khu vực của vùng gồm các trung tâm thương mại, văn hóa, dịch vụ, giáo dục, nghỉ ngơi giải trí, thể dục thể thao,… với diện tích là 686 ha
  • Khu viện trưởng ngành y với quy mô là 2000 giường bệnh và dự kiến sẽ được xây dựng tại xã Phước Hiệp với diện tích quảng 105ha.
  • Xây dựng phim trường tại xã Hào Phú với 50ha.
  • Trung tâm dịch vụ và triển lãm các sản phẩm nông nghiệp tại xã Phương Vĩnh An với khoảng 23ha. Trường cao đẳng nghề Lý Tự Trọng với diện tích là 30ha, khu giáo dục và đào tạo Phú Hòa Đông với diện tích là 40ha và cuối cùng là trung tâm đào tạo phường xã hội tại xã Phạm Văn Cội với diện tích khoảng 32ha.

Hệ thống công viên cây xanh trong bản đồ quy hoạch Cu Chi 2020 – 2021

  • Huyện Củ Chi có nhiều hệ thống kênh, sông, rạch hiện hữu.
  • Phát triển các khu vui chơi theo ý tưởng quốc tế ở phía Đông và Nam quận Lý (dọc theo Kênh Xáng và sông Sài Gòn), tổ chức các không gian xanh liên hoàn ven sông Sài Gòn để tạo cảnh quan và phát triển du lịch sinh thái. ..
  • Khu dân cư được bố trí không gian xanh, kết hợp rèn luyện thân thể.
  • Hệ thống cây xanh cách ly giữa khu dân cư và khu công nghiệp, hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật
  • Không gian xanh: Tập trung diện tích không gian xanh lớn, kết hợp mặt nước và rừng để bảo vệ môi trường, tạo không gian xanh cho đô thị và khu vực.

Khu nông lâm nghiệp trong quy hoạch Củ Chi

Do điều kiện tự nhiên thích phù hợp cho với sản xuất nông nghiệp, dành khoảng 24.385 ha cho được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là phát triển vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái.

Thông tin quy hoạch Củ Chi đối với các khu đất khác

  • Nhà máy nước Bến Than (100 ha): Nằm cạnh sông Sài Gòn và Hương lộ 4 tại xã Hòa Phú.
  • Đất nghĩa trang (130 ha). Trong đó, nghĩa trang liệt sĩ huyện có hơn 7.800 ngôi mộ với diện tích 10 ha.
  • Đất nông, lâm, ngư nghiệp: 29.710 ha. Về lâu dài, đất nông nghiệp sẽ được phát triển thành đất vườn cây ăn quả, đất cây xanh và đất dự trữ cho phát triển các huyện, thành phố
  • Đất quân sự (450 ha): đáp ứng nhu cầu quốc phòng, phòng thủ của thành phố và khu vực

3. Bản đồ quy hoạch Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh mới nhất

Huyện Củ Chi hiện có tiềm năng rất lớn về bất động sản và đất đai. Vì vậy việc kiểm tra quy hoạch Củ Chi là rất quan trọng đối với những người đang quan tâm tới mảng bất động sản này.

Bản đồ quy hoạch huyện Củ Chi
Bản đồ quy hoạch huyện Củ Chi 2030

>>> Có thể bạn quan tâm: Quy hoạch Cần Giờ chi tiết theo cập nhật mới nhất hiện nay

4. Cách kiểm tra quy hoạch Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh mới nhất

Hiện nay có rất nhiều cách để bạn có thể kiểm tra các thông tin quy hoạch huyện Củ Chi từ Năm 2024 – 2030 nhanh nhất mà bạn có thể tham khảo.

4.1 Kiểm tra quy hoạch Củ Chi ở phòng tài nguyên môi trường của huyện Củ Chi.

Quý khách có nhu cầu xem quy hoạch đất nền Củ Chi có thể đến Phòng tài nguyên và môi trường huyện Củ Chi, số 77 tỉnh lộ 8, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi. Giờ làm việc: Sáng 8: 30 -11: 30 và chiều 1: 30 – 5: 00 chiều vào các ngày làm việc trừ thứ bảy và chủ nhật. Khi đi cần mang theo các giấy tờ liên quan như: sổ hồng ghi số lô trên lô đất, bản vẽ hiện trạng (nếu có). Tuy nhiên, bạn phải là chủ sở hữu của tài sản để thực hiện việc kiểm tra.

4.2 Kiểm tra quy hoạch Củ Chi tại UBND xã

 Trong giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ bảy và chủ nhật. Đặc biệt buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ và buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ. Bạn có thể đến Ủy ban nhân dân xã Củ Chi để được hỗ trợ lập kế hoạch. Ví dụ: Để hỏi về thông tin quy hoạch xã Tân Phú Trung, bạn có thể đến UBND xã Tân Phú Trung tại địa chỉ Ấp Định, Ấp Định Quốc lộ 22 huyện Củ Chi.

Đến phòng địa chính và cung cấp các thông tin muốn xem gồm: sổ hồng (bản sao), hoặc hình ảnh ghi số bảng, số lô … yêu cầu xem quy hoạch. Bản đồ quy hoạch Củ Chi được đọc từ tệp Autocad và độ chính xác là 100%. Nhưng bạn chỉ có thể truy vấn các thửa của xã đó, UBND không có chức năng truy vấn thông tin quy hoạch của các xã khác cho bạn.

4.3 Kiểm tra quy hoạch Củ Chi qua các kênh trực tuyến

Tìm kiếm qua phần mềm quy hoạch Củ Chi sẽ cung cấp cho bạn Thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Mặc dù vẫn còn nhiều kênh chưa được cập nhật Các khu vực kết nối, nhưng hầu hết các khu vực trung tâm chính đã được cập nhật hoàn chỉnh. bạn Bạn có thể tham khảo các kênh địa chính như: quyhoach.hanoi.vn, qhkhsdd.hanoi.gov.vn, meeymap,…

5. Giới thiệu về bản đồ địa chính Meey Map

Meey Map là một nền tảng bản đồ tìm kiếm bất động sản trực tuyến có thể truy vấn thông tin quy hoạch. Nó là sản phẩm của Meey Land Group Co. Nơi đây có kho dữ liệu quy hoạch đô thị phong phú, được cập nhật theo các nguồn thông tin minh bạch và đáng tin cậy.

  • Tính năng của Meey Map:

Đây là một dạng bản đồ số, dành riêng cho người dùng có nhu cầu giao dịch bất động sản. Lập kế hoạch truy vấn Trong giao diện bản đồ, người dùng có thể xem quy hoạch một khu vực thông qua bản đồ chung, hoặc xem quy hoạch từng khu vực thông qua sơ đồ phân khu và lớp nền hiện trạng của từng ô.

So sánh lớp bản đồ: So sánh giữa lớp quy hoạch và lớp bản đồ thông thường. Vị trí: Định vị vị trí của người dùng, có thể xem thông tin quy hoạch xung quanh hoặc các bài đăng bất động sản. Đo: đo khoảng cách và diện tích của mảnh đất trên bản đồ. Lớp nền giao thông / vệ tinh: dễ dàng chuyển đổi, xem nền bản đồ dưới dạng bản đồ giao thông và bản đồ vệ tinh.

  • Video hướng dẫn xem quy hoạch chi tiết:

Việc tìm hiểu về quy hoạch huyện Củ Chi rất quan trọng và mang nhiều giá trị lớn đối với những người đang quan tâm tới bất động sản và nhà đất. Bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể đầu tư 1 cách phù hợp và mang lại nhiều lợi ích cho bản thân nhất.

[xyz-ihs snippet=”huyen-cu-chi”]

Đánh giá post
Avatar of Meey Map
Meey Map là nền tảng bản đồ tra cứu thông tin quy hoạch toàn quốc, cung cấp 2 loại quy hoạch quan trọng nhất ngành BĐS là quy hoạch xây dựng & quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản

Related Posts

Ban do quy hoach duong vanh dai 4 – Lien ket cac tuyen cao toc

Bản Đồ Quy Hoạch Đường Vành Đai 4 Hà Nội & Cách Tra Cứu

Bản đồ quy hoạch đường Vành đai 4 Hà Nội là công cụ quan trọng giúp xác định các khu vực phát triển hạ tầng giao thông, đô…

Nút giao đường vành đai 3.5

Đường Vành Đai 3.5 Hà Nội Mới Nhất | Thông Tin Quy Hoạch

Để giải quyết tình trạng ùn tắc trên các tuyến đường vành đai 3 và vành đai 4 tại Hà Nội, dự án xây dựng đường vành đai…

Bản đồ quy hoạch huyện Thái Thụy, Thái Bình-

Bản đồ Tỉnh Thái Bình| Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất

Bản đồ quy hoạch tỉnh Thái Bình không chỉ phản ánh những thông tin quan trọng về việc sử dụng đất mà còn thể hiện tầm nhìn chiến…

Khu công nghiệp Đại Đăng

Khu Công Nghiệp Đại Đăng Ở Đâu? Bản Đồ & Danh Sách Công Ty

Khu công nghiệp Đại Đăng Bình Dương được xây dựng vào năm 2005, sau 17 năm đi vào hoạt động đã thu hút được nhiều dự án nổi…

Bản đồ tp Đà Lạt

Bản đồ Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng 2024| Kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng được cập nhật đến tháng 2 năm 2024, bao gồm các phần…

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc ở đâu? Danh sách công ty, Quy hoạch

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đang là một khu công nghiệp tạo được một sức hút vô cùng lớn…