Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai Hà Nội
Thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai
Dưới đây là các thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội, được cập nhật cho giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch giao thông huyện Thanh Oai
Huyện Thanh Oai hiện có tuyến quốc lộ 21B chạy qua với chiều dài 16,5km. Đây là tuyến giao thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam, kết nối huyện với hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội. Đoạn qua thị trấn Kim Bài đã được mở rộng thành đường một chiều rộng 24m, trong khi các đoạn khác rộng từ 11-14m.
Quy hoạch giao thông đối ngoại của Thanh Oai
- Đường tỉnh 427: Kết nối phía Đông huyện, nối Thường Tín và Thanh Oai. Đoạn qua huyện bắt đầu từ ngã ba Bình Minh đến hết xã Thanh Thủy, dài 8km, mặt đường rộng 5m, nền đường rộng 7m, đã được rải bê tông nhựa.
- Đường tỉnh 429: Tuyến giao thông chính vận chuyển hành khách và hàng hóa từ Thanh Oai đến Ứng Hòa, Chương Mỹ và các khu công nghiệp, đô thị tại Xuân Mai – Miếu Môn – Hòa Lạc. Đoạn qua Thanh Oai dài 5km, hướng Đông – Tây qua các xã Xuân Dương, Dân Hòa và Cao Dương, mặt đường được rải bê tông nhựa.
- Đường phát triển phía Nam: Đoạn qua Thanh Oai dài 13km, mặt cắt ngang 40m, đã được đưa vào sử dụng, giúp giảm tải giao thông cho quốc lộ 21B và hỗ trợ phát triển các huyện phía Nam Hà Nội.
Chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch huyện Thanh Oai
UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ cho quốc lộ 21B từ cầu Thạch Bích đến nút giao đường tỉnh 427, và từ ngã tư Vác đến hết huyện Thanh Oai. Tuyến đường này có hai đoạn:
- Đoạn 1: Dài gần 2km, từ cầu Thạch Bích đến nghĩa trang liệt sĩ xã Bình Minh.
- Đoạn 2: Dài gần 2km, từ ranh giới xã Hồng Dương và Dân Hòa đến khu vực chùa Xà Kiều.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật
Đầu năm 2024, lãnh đạo huyện Thanh Oai đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội triển khai một số tuyến đường quan trọng như: tuyến đường Kim An – Đỗ Động kết nối Cienco5 đi Thường Tín; đường cầu Văn Phương kết nối với trục Cienco5,…
Theo quy hoạch đến năm 2030, huyện Thanh Oai định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật tập trung vào một số tuyến đường giao thông quan trọng như: đường tỉnh 429 và 427; đường trục phát triển kinh tế phía Nam và quốc lộ 21B.
Hệ thống đường sắt và đường thủy
- Đường sắt: Phía Đông Bắc huyện có tuyến đường sắt vành đai Tây Hà Nội chạy qua, điểm cuối là ga Văn Điển.
- Đường thủy: Dự án khôi phục sông Đáy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm cải tạo sông Đáy phục vụ giao thông vận tải và du lịch. Huyện sẽ xây dựng thêm một bến thuyền tại xã Thanh Mai để thuận tiện cho việc phục vụ du lịch.
Mạng lưới đường nội bộ
Theo quy hoạch, các mạng lưới đường đô thị tại khu vực trung tâm trong vành đai 4 và thị trấn Kim Bài sẽ được thực hiện theo các đồ án quy hoạch chung. Các tuyến đường liên xã được định hướng theo chuẩn cấp 4 đồng bằng với 2 làn xe và nền đường rộng ít nhất 9m.
Mạng lưới giao thông công cộng
Huyện Thanh Oai sẽ xây dựng 3 bến xe hoặc bến trung chuyển tại:
- Phía Bắc khu vực Bình Đà (quy mô 1ha)
- Phía Nam thị trấn Kim Bài (quy mô 1,5ha)
- Phía Nam địa phận Hồng Dương (quy mô 1ha)
Bố trí thêm các điểm đỗ xe tập trung tại các khu vực dân cư nông thôn mới với diện tích đạt 1-2% đất xây dựng và chỉ tiêu là 1,5-2m2 đất đỗ xe trên mỗi người dân.
Các tuyến xe buýt
Một số tuyến xe buýt công cộng đi qua huyện Thanh Oai gồm:
- Tuyến 91: Bến xe Yên Nghĩa – Kim Bài – Phú Túc
- Tuyến 103A: Bến xe Mỹ Đình – Hương Sơn
- Tuyến 103B: Bến xe Mỹ Đình – Hồng Quang – Hương Sơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Trì mới nhất & Cách tra cứu
Quy hoạch Đô thị Huyện Thanh Oai
Quy hoạch Phát triển Đô thị
Huyện Thanh Oai hiện có các khu đô thị như Thanh Hà, Mỹ Hưng, các phân khu đô thị GS, và thị trấn Kim Bài. Thị trấn Kim Bài là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, xã hội và văn hóa của huyện, đóng vai trò đầu mối về hạ tầng dịch vụ công cộng, kỹ thuật và sản xuất cho các vùng nông thôn trong huyện cũng như các khu vực phía Nam Hà Nội.
Thị trấn Kim Bài sẽ phát triển theo trục không gian chính trên quốc lộ 21B, cân đối và hài hòa. Một trục không gian mềm dọc theo các khu vực cảnh quan thiên nhiên như đầm Đồng Áng, kênh La Khê, và sông Đáy sẽ được xây dựng. Xen kẽ trong các khu đô thị sẽ là không gian cây xanh và khu vực nông nghiệp, tạo nên một trục không gian sinh thái đặc trưng.
Các khu đô thị Mỹ Hưng, Thanh Hà, và phân khu đô thị GS sẽ được phát triển theo quy hoạch phân khu đô thị GS và S4 đã được phê duyệt bởi UBND thành phố Hà Nội.
Quy hoạch Phát triển Nông thôn
Các khu vực dân cư nông thôn sẽ được xây dựng, cải tạo và phát triển theo hướng bảo tồn giá trị truyền thống, cảnh quan, và di tích quan trọng. Hạ tầng xã hội và kỹ thuật sẽ được bổ sung, cùng với việc triển khai các dự án nhà ở và du lịch sinh thái. Các công trình có mật độ xây dựng cao sẽ bị hạn chế để phù hợp với cấu trúc làng xóm hiện có.
Xây dựng 4 Trung tâm Cụm Xã
- Trung tâm cụm xã Dân Hòa: Phát triển xã hội, văn hóa và sản xuất nông nghiệp, du lịch văn hóa và lễ hội gắn với tuyến du lịch đường thủy trên sông Đáy. Quy mô: 79,03ha.
- Trung tâm cụm xã Tân Ước: Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và cụm công nghiệp, phát triển khu nhà thấp tầng. Quy mô: 87,99ha.
- Trung tâm cụm xã Tam Hưng, Thanh Thùy: Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làng nghề, phát triển khu nhà ở thấp tầng. Quy mô: 48,78ha.
- Trung tâm cụm xã Cao Viên, Bình Minh, Bích Hòa: Phát triển thương mại, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dịch vụ và công nghiệp. Quy mô: 248,17ha.
Xây dựng 4 Cụm Đổi mới
- Cụm đổi mới xã Kim Thư và Phương Trung: Phát triển các cụm tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái và sản xuất nông nghiệp. Quy mô: 17,73 ha.
- Cụm đổi mới xã Liên Châu và Tân Ước: Tiếp cận trục cảnh quan và giao thông kênh Yên Cốc, phát triển không gian văn hóa và sản phẩm làng nghề. Quy mô: 14,33 ha.
- Cụm đổi mới xã Thanh Cao: Phát triển du lịch và ẩm thực ven sông Đáy. Quy mô: 10,06 ha.
- Cụm đổi mới xã Tam Hưng: Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làng nghề. Quy mô: 22,23 ha.
Phát triển Hạ tầng Kinh tế
- Cụm công nghiệp: Phát triển công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao. Các cụm công nghiệp gồm Kim Bài (50 ha), Tân Ước (50 ha), Bích Hòa (10,3 ha), và các cụm khác.
- Cụm tiểu thủ công nghiệp: Phát triển các ngành nghề nông thôn, bảo vệ môi trường, kết hợp khai thác du lịch.
- Làng nghề: Duy trì và phát triển 87 làng nghề truyền thống, kết hợp sản xuất tập trung, du lịch và bảo vệ môi trường.
- Nông, lâm, ngư nghiệp: Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, ứng dụng kỹ thuật hiện đại, tập trung chăn nuôi xa khu vực dân cư, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Thương mại và Du lịch
- Dịch vụ – thương mại: Hình thành mạng lưới thương mại hiện đại, xây dựng chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị và trung tâm mua sắm. Nâng cấp 18 chợ hiện có và xây dựng thêm 11 chợ mới, bao gồm chợ đầu mối tại xã Bích Hòa.
- Du lịch: Phát triển du lịch sinh thái, tuyến du lịch đường thủy trên sông Đáy, kết hợp du lịch nông nghiệp và làng nghề. Phát triển di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan dọc sông Đáy, mở rộng giao thông liên thôn để quảng bá sản phẩm làng nghề. Phát triển vùng cây ăn quả và cây cảnh phục vụ du lịch.
Phát triển Hạ tầng Xã hội
- Công trình hành chính và trụ sở cơ quan: Ổn định và hoàn thiện các cơ quan hành chính và chính trị, bổ sung các khu chức năng cần thiết.
- Công trình thể dục thể thao và văn hóa: Nâng cấp và bổ sung các trung tâm thể thao và văn hóa tại các xã và trung tâm cụm xã. Bảo tồn cấu trúc không gian di tích lịch sử, bảo vệ và cải tạo cảnh quan xung quanh.
- Công trình y tế và giáo dục: Nâng cấp bệnh viện đa khoa, mở rộng trung tâm y tế hiện có. Xây dựng trường học mới, trường trung cấp nghề, trường bồi dưỡng chính trị, và trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc công an thành phố.
Cách tra cứu bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội
Hiện nay có nhiều phương pháp để tìm hiểu về bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội. Dưới đây là một số cách bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và điều kiện của mình.
Tra cứu thông tin tại UBND xã/thị trấn
Bạn có thể tới trực tiếp UBND xã hoặc thị trấn quản lý khu đất để yêu cầu xem thông tin quy hoạch. Tuy nhiên, để thành công trong việc này, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt vì xin cán bộ cho xem thông tin quy hoạch không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Tra cứu thông tin tại văn phòng đăng ký đất đai
Nếu không thể lấy thông tin từ UBND, bạn có thể đến văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn huyện. Tại đây, bạn nộp giấy tờ và đề nghị trích lục thông tin quy hoạch. Cách này yêu cầu sự hợp tác của chủ sở hữu khu đất, nếu họ không đồng ý thì việc lấy thông tin sẽ gặp khó khăn.
Tra cứu thông tin qua kênh trực tuyến
Đây là cách tiện lợi và chủ động hơn. Bạn có thể tra cứu thông tin quy hoạch qua các kênh trực tuyến. Tuy nhiên, nên chọn kênh có độ cập nhật cao và đầy đủ thông tin, đặc biệt với các khu đất xa trung tâm. Bạn cũng nên tìm hiểu trước cách xem quy hoạch để tiết kiệm thời gian. Một số kênh tra cứu trực tuyến bạn có thể tham khảo:
- quyhoach.hanoi.vn
- quyhoach.diaothudo.vn
- meeymap.com
Những kênh này sẽ giúp bạn tìm kiếm và xem bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội một cách dễ dàng và nhanh chóng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch huyện Thường Tín chi tiết & Cách tra cứu
Hệ sinh thái Meey Map
Meey Map là 1 nền tảng bản đồ tìm kiếm bất động sản và tra cứu các thông tin về quy hoạch qua trực tuyến. Meey Map sở hữu 1 kho dữ liệu địa chính rất phong phú và tốc độ cập nhật nhanh sẽ đem đến được cho bạn 1 nguồn tin minh bạch và đáng tin cậy. Đây cùng là 1 dạng giống như bản đồ số được sử dụng riêng cho những người có nhu cầu về giao dịch bất động sản.
- Video hướng dẫn xem quy hoạch chi tiết:
Liên hệ:
Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất.
Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN
CSKH: 0967 849 918
Email: [email protected]
Website: https://meeymap.com/
Bộ phận kinh doanh
Email: [email protected]
Hotline: 0349 208 325
Website: redt.vn