Khi bạn muốn tìm hiểu về đất đai của khu vực quận Hai Bà Trưng thì việc đi xem đất trực tiếp sẽ là không đủ mà bạn còn phải tìm hiểu cả về các thông tin quy hoạch chi tiết 1 500 quận Hai Bà Trưng để biết rõ hơn về khu đất mình muốn xem có nằm trong đất quy hoạch hay không. Trong bài hôm nay, Meey Map sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy hoạch quận Hai Bà Trưng và cách để tra cứu quy hoạch quận Hai Bà Trưng.
Một số thông tin chung về quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng hay còn được nhiều người gọi tắt là quận Hai Bà và đây là 1 quận nằm trong trung tâm thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Giới thiệu quận
Quận Hai Bà Trưng là quận được vinh dự mang tên 2 vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta đó là hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Đây là quận nằm ở phía Đông Nam nội thành của thủ đô Hà Nội.
Vị trí địa lý
Quận Hai Bà Trưng có diện tích là 10,2 km2. Với dân số được thống kê năm 2020 là 35 vạn người và trong đó có 8% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Vị trí tiếp giáp của quận Hai Bà Trưng trong quy hoạch quận Hai Bà Trưng theo các hướng sau:
- Phía Đông: Quận Hai Bà Trưng tiếp giáp với quận Long Biên qua ranh giới là sông Hồng.
- Phía Tây: Quận Hai Bà Trưng tiếp giáp với quận Đống Đa qua ranh giới là đường Giải Phóng và đường Lê Đại Hành.
- Phía Tây Nam: Giáp với quận Thanh Xuân qua ranh giới là phố Vọng và đường Giải Phóng.
- Phía Nam: Quận Hai Bà Trưng giáp với quận Hoàng Mai
- Phía Bắc: Quận Hai Bà Trưng giáp với quận Hoàn kiếm qua ranh giới phố Nguyễn Du, Hàn Thuyên, Trần Hưng Đạo, Lê Văn Hưu.
Đơn vị hành chính
Theo quy hoạch chi tiết 1 500 quận Hai Bà Trưng thì hiện nay quận đang có 20 phường trực thuộc quận là: Đồng Tâm; Nguyễn Du; Trương Định; Lê Đại Hành; Minh Khai; Bùi Thị Xuân; Vĩnh Tuy; Phố Huế; Quỳnh Mai; Ngô Thì Nhậm; Bạch Mai; Phạm Đình Hổ; Quỳnh Lôi; Đồng Nhân; Bách Khoa; Đống Mác; Cầu Dền; Bạch Đằng; Thanh Nhàn; Thanh Lương. Trụ sở UBND của quận Hai Bà Trưng nằm ở số 30 phố Lê Đại Hành.
Cơ sở hạ tầng, kinh tế
Các phường ở hướng Đông Nam của quận Hai Bà Trưng là nơi có nhiều khu tập thể đã được xây dựng từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX như khu tập thể Quỳnh Mai, Nguyễn Công Trứ, Trương Định,…
Quận Hai Bà Trưng có nhiều xí nghiệp và nhà máy thuộc Trung Ương và Hà Nội như cảng Hà Nội, Dệt Kim Đông Xuân. Trong cụm công nghiệp ở Minh Khai – Vĩnh Tuy cũng có hàng chụp các nhà máy xí nghiệp khác nhau và đa số là các nhà máy xí nghiệp thuộc ngành cơ khí, dệt, thực phẩm.
Kinh tế nhìn chung ở quận Hai Bà Trưng đều phát triển nhanh. Hiện nay trên địa bàn quận đã có hơn 3300 doanh nghiệp và trong đó 70% là doanh nghiệp theo mảng dịch vụ, thương mại, còn lại là theo mảng công nghiệp.
Vào năm 2018 ngành công nghiệp ngoại quốc của quận đã tăng 14,5% giá trị sản xuất. Các mảng dịch vụ, du lịch và thương mại đã có doanh thu tăng 15%. Tổng doanh thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đạt 933,841 tỷ VND.
Phát triển và quản lý đô thị của quận có sự phát triển và chuyển biến rất tích cực, từng bước tiến tới trở thành 1 đô thị hiện đại và văn minh. Quận đã chú trọng đầu tư về hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật với 323 dự án, xây dựng thêm 7 trường công lập mới. Nâng cấp và cải tạo nhiều trường học và trạm y tế, phòng khám, nơi làm việc của các cơ quan trực thuộc quận và dự án để phục vụ cộng đồng.
Hơn 5 năm qua từ năm 2016 – 2020 quận Hai Bà Trưng đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được 167 nhà đại đoàn kết, hỗ trợ cho 1201 hộ gia đình thoát nghèo và giúp trên 33 nghìn lao đồng có được việc làm. Đến nay số hộ nghèo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã giảm đáng kể và chỉ còn 1022 hộ và chiếm 1,35% trên toàn quận.
Các công tác về dân số, kế hoạch hóa gia đình, y tế, công tác thông tin tuyên truyền, công tác hoạt động văn hóa nghệ thuật và công tác giáo dục đào tạo và thể thao đều được giữ vững tốc độ phát triển và đạt được nhiều kết quả tốt trong nhiều năm liên tiếp.
Quận Hai Bà Trưng có 91 di tích văn hóa, lịch sử và cách mạng. Trong đó 33 di tích đã được xếp hạng chứng nhận. Những di tích nổi tiếng có thể kể đến trên địa bàn quận Hai Bà Trưng như chùa; Liên Phái; chùa Hương Tuyết; chùa Thiền Quang – Quang Hoa – Pháp Hoa; đình Tương Mai; đền Hai Bà Trưng; khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ; di tích cách mạng 152 Bạch Mai; di tích lịch sử cách mạng kháng chiến 18 Nguyễn Du; khu tưởng niệm nạn đói những năm 1945;…
Các công viên lớn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng gồm có Công viên Tuổi trẻ và Công viên Thống Nhất. Quận Hai Bà Trưng đang từng bước cố gắng trong những năm tới cải tạo lại những công viên này để hướng công viên tới sự hiện đại và có nhiều hoạt động hơn nhằm nâng cao đời sống tinh thần và văn hóa của dân cư sinh sống trên địa bàn quận và có thể thu hút các khách du lịch từ nhiều nơi.
Vì là từng là cửa ngõ phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa kia nên quận Hai Bà Trưng đến này vẫn còn lưu giữ những dấu tích của 3 cửa ô đó là ô Cầu Dền hay còn gọi là ô Thịnh Yên ở cuối phố Huế và tiếp giáp với phố Hoàng Mai.
Ô Đống Mác với tên gọi khác là ô Lương Yên nằm ở ngã ba Trần Khát Chân và Lò Đúc. Cửa ô thứ 3 là ô Đồng Lầm hay còn gọi là ô Kim Liên nằm ở ngã tư đường Đại Cồ Việt – Kim Liên.
>>> Tham khảo thông tin quy hoạch Hà Nội mới nhất qua bài viết sau: Quy hoạch Hà Nội – Bản đồ & kiểm tra quy hoạch mới nhất: Quy hoạch Hà Nội – Bản đồ & kiểm tra quy hoạch mới nhất
Thông tin chung về các hạng mục quy hoạch quận Hai Bà Trưng
Thông tin chung về hạng mục quy hoạch quận Hai Bà Trưng chia theo các vùng năm 2007 như sau:
Quy hoạch giao thông quận
- Quy hoạch giao thông đối ngoại quận Hai Bà Trưng
Đường sắt: Hiện tại các dự án đường sắt có đi qua địa bàn quận Hai Bà Trưng gồm: Tuyến đường sắt số 1 Ngọc Hồi – Yên Viên; tuyền đường sắt số 2 Nội Bài – Thượng Đình; tuyến đường sắt số 3 Trôi – Nhổn – ga Hà Nội. Tuyến số 1 đang trong quá trình tiếp tục đầu tư và xây dựng.
- Quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị quận Hai Bà Trưng
Quy hoạch thêm các mạng lưới giao thông để xây dựng thêm các tuyến đường mới, điều chính và kéo dài thêm các tuyến đường hiện tại như Đại Cồ Việt – Nguyễn Đình Chiểu; Lò Đúc – Đồng Nhân; Trần Khát Chân – Yên Bái.
- Các trạm xe bus công cộng
Các điểm đầu và cuối trung chuyển của các tuyến bus công cộng đi qua địa bàn quận Hai Bà Trưng:
– Công viên Thống nhất với các tuyến xe bus số: 11; 40; 43; 52A; 52B
– Times City với các tuyến số: 45; 55A; CNG 03
– Đại học Kinh tế Quốc dân với tuyến số 18 và tuyến số 47A
– Nguyễn Công Trứ với tuyến bus số 23
– Đại học Bách Khoa với tuyến bus số 31
Hệ thống các tuyến bus công cộng và giao thông tĩnh đang hoạt động trên địa bàn quận Hai Bà Trưng:
– 01: Bến xe Gia Lâm – Bến xe Yên Nghĩa
– 02: Trần Khánh Dư – Bến xe Yên Nghĩa
– 03A: Bến xe Giáp Bát – Bến xe Gia Lâm
– 03B Bến xe Nước Ngầm – Giang Biên
– 04: Long Biên – Bến xe Nước Ngầm
– 08A: Long Biên – Đông Mỹ
– 08A: Long Biên – Đông Mỹ (hoạt động từ 6h tối thứ 6 – chủ nhật và tránh tuyến phố đi bộ)
– 08B: Long Biên – Vạn Phúc
– 09B: Bờ hồ – Bến xe Mỹ Đình
– 09B: Trần Khánh Dư – Bến xe Mỹ Đình (hoạt động từ 6h tối thứ 6 – chủ nhật và tránh tuyến phố đi bộ)
– 11: Công viên Thống Nhất – Học viện ngân hàng Việt Nam
– 16: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Nước Ngầm
– 18: Đại học kinh tế Quốc Dân – Đại học kinh tế Quốc Dân
– 19: Trần Khánh Dư – Học viện chính sách và phát triển
– 21A: Bến xe Giáp Bát – Bến xe Yên Nghĩa
– 21B: Pháp Vân Tứ Hiệp – Bến xe Mỹ Đình
– 23: Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Công Trứ
– 24: Long Biên – Cầu Giấy
– 25: Bến xe Giáp Bát – Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung Ương cơ sở 2
– 26: Mai Động – Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
– 28: Bến xe Nước Ngầm – Đại học Mỏ
– 30: Khu đô thị Gamuda – Bến xe Mỹ Đình
– 31: Bách Khoa – Đại học Mỏ
– 32: Nhổ – Bến xe Giáp Bát
– 35A: Trần Khánh Dư – Bến xe Nam Thăng Long
– 36: Yên Phụ – Linh Đàm
– 38: Nam Thăng Long – Mai Động
– 40: Công viên Thống Nhất – Văn Lâm
– 41: Nghi Tàm – Bến xe Giáp Bát
– 42: Bến xe Giáp Bát – Đức Giang
– 43: Công viên Thống Nhất – Đông Anh
– 44: Trần Khánh Dư – Bến xe Mỹ Đình
– 45: Times City – Nam Thăng Long
– 47B: Đại học Kinh tế Quốc dân – Kiêu Kỵ
– 48: Bến xe Nước Ngầm – Phúc Lợi
– 49: Trần Khánh Dư – Nhổn
– 51 Trần Khánh Dư – Trần Vỹ
– 52A: Công viên Thống Nhất – Lệ Chi
– 52B: Công viên Thống Nhất – Đặng Xá
– 55A: Times City – Cầu Giấy
– 55B: Trung tâm Thương mại Aeon Mall Long Biên – Cầu Giấy
– 69: Trần Khánh Dư – Dương Quang
– 86: Ga Hà Nội – Sân bay Nội Bài (hoạt động từ 6h tối thứ 6 – chủ nhật và tránh tuyến phố đi bộ)
– 99: Kim Mã – Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2
– CNG 02: Bến xe Yên Nghĩa – Khu đô thị Đặng Xá
– CNG 03: Bệnh viện nhiệt đới trung ương cơ sở 2 – Times City
Giao thông tĩnh gồm các bến bãi và đỗ xe công cộng chính là 1 bộ phận của kết cấu về hạ tầng giao thông đô thị. Dự án bãi đỗ xe tĩnh nằm dọc ở phía nam Đại Cồ Việt do tập đoàn Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư được dự kiến khởi công vào quý IV năm 2022 và hoàn thành đưa vào sử dụng và IV năm 2024 với thời gian hoạt động không tính thời gian xây dựng là 50 năm.
Bãi đỗ xe tĩnh dọc theo phái nam Đại Cồ Việt được đánh giá và hứa hẹn sẽ trở thành công trình ngầm hiện đại đầu tiên ở Hà Nội. Bãi đỗ xe này có không gian 3 tầng hầm để làm chỗ đỗ ô tô có thu phí cho dân cư quanh địa bàn.
Công trình được áp dụng để quản lý đỗ xe thông minh và công nghệ hiện đại, đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thân thiện với môi trường và cảnh quan của khu vực. Đây là giải pháp để giảm tải được các vấn đề về hạ tầng giao thông, môi trường, trật tự đô thị và đảm bảo được các yếu tố về an ninh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm Hà Nội chi tiết 2021 – 2030
Quy hoạch đô thị quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng tập chung xây dựng các trung tâm công cộng quy mô lớn nằm trên đoạn vành đai 1, vành đai 2 và các khu vực cảnh quan trung tâm, không gian mở đặc biệt là khu công viên Tuổi Trẻ, công viên Thống Nhất. Tổ chức các không gian văn hóa và các tuyến phố đi bộ kết hợp với phát triển thêm các mô hình kinh tế về đêm quanh khu vực công viên Thống Nhất, hồ Thiền Quang,…
Vì là 1 trong những quận cốt lõi của nội đô nên mật độ dân số ở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng rất cao nhưng diện tích của quận lại nhỏ nên các công tác phát triển về đô thị vẫn còn nhiều những khó khăn.
Cơ sở hạ tầng ở 10 phương phía Nam còn hạn chế với nhiều ngách hẹp, nhỏ. Trên địa bàn quận còn 293 chung cư cũ trong đó có 22 chung cư đang có nhiều dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng nhưng còn nhiều khó khăn và bất cập trong quá trình sửa chữa và cải tạo.
Quy hoạch đô thị quận theo nguyên tắc tăng tầng cao công trình, giảm mật độ xây dựng và ưu tiên bổ sung các hệ thống hạ tầng công cộng và đô thị cùng với các môi trường sống và không gian xanh. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai thay đổi các vị trí và chức năng sử dụng của những ô đất trong quá trình triển khai và theo nhu cầu thực tiễn.
Nghiên cứu xây dựng không gian đô thị theo mô hình nén đối với các khu chung cư cũ gần ga đường sắt của đô thị. Xây dựng thêm các công trình và khu nhà chung cư phục vụ các nhu cầu như thương mại, văn phòng, dịch vụ, tài chính,…
Chú trọng phát triển đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng theo hình thái và cảnh quan tự nhiên hiện có. Cùng với đó là khai thác thêm yếu tố cây xanh quanh các tuyến phố và khu công viên lớn như công viên Tuổi trẻ và công viên Thống Nhất,…xây dựng đô thị xanh và môi trường sống tốt.
Đề xuất mở thêm các tuyến phố đi bộ kết hợp với phát triển các dịch vụ kinh tế ban đêm gắn với việc phát huy các giá trị của cụm di tích chùa Pháp Hoa – Thiền Quang – Quang Hoa để cùng đó phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch để cải thiện bộ mặt của đô thị.
Xác lập các công trình thấp tầng ở không gian đô thị trên địa bàn quận và các công trình cao tầng sẽ được bố trí dọc trên những tuyến đường tâm, khu vực cái thiết đô thị và các tuyến đường vành đai,.. để tạo được điểm nhất trong kiến trúc.
Ở các khu vực hạn chế phát triển sẽ được quy định tầng cao đặc trưng là 5 – 7 tầng, có thể xây dựng công trình tốt đa 8 tầng tại các khu đất rộng từ 7m và chiều sâu với đường chỉ giới là từ 16m, nằm tiếp giáp với các tuyến đường mặt cắt ngang từ 13m.
Bản đồ quy hoạch quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng là 1 trong những quận cốt yếu quan trọng của nội đô Hà Nội nên việc quy hoạch quận Hai Bà Trưng cũng rất được chú trọng và quan tâm. Quận cũng đang cố gắng để ngày càng nâng cao được giá trị quy hoạch để nâng cao chất lượng của quận.
Cách tra cứu quy hoạch quận Hai Bà Trưng
Những ai muốn xem xét đất trong địa bàn quận Hai Bà Trưng thì việc tra cứu về quy hoạch quận Hai Bà Trưng là điều rất cần thiết. Hiện nay có 1 số cách phổ biến để kiểm tra chi tiết quy hoạch chi tiết 1 500 quận Hai Bà Trưng như sau:
Tra cứu quy hoạch quận Hai Bà Trưng tại UBND xã, phường
Cách tra cứu quy hoạch quận Hai Bà Trưng truyền thống nhất chính là tới UBND xã hoặc phường nơi quản lý lô đất bạn muốn xem để xin bên cán bộ quản lý kiểm tra quy hoạch chi tiết 1 500 quận Hai Bà Trưng.
Cách này là cách truyền thống nhưng nó cũng sẽ có những trở ngại nhất định vì đôi lúc phía cán bộ phường xã sẽ không muốn cho bạn xem quy hoạch quận Hai Bà Trưng vì sợ ảnh hưởng đến các vấn đề giao dịch khác trên địa bàn cũng như ảnh hưởng tới việc quản lý nhà nước.
Nếu bạn muốn tra cứu quy hoạch quận Hai Bà Trưng tại nơi này thì bạn cần phải biết cách khéo léo trong giao tiếp để xin cán bộ cho xem thông tin quy hoạch chi tiết 1 500 quận Hai Bà Trưng. Bạn cũng nên xác định trước có thể bạn sẽ phải ra về tay trắng vì cán bộ không đồng ý.
Tra cứu thông tin quy hoạch quận Hai Bà Trưng tại các văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn.
Nếu cách truyền thống là xem tại UBND phường xã sẽ không dễ dàng xem được thông tin quy hoạch chi tiết tiết 1 500 quận Hai Bà Trưng thì bạn có thể tới các văn phòng đăng ký đất đai để nộp hồ sơ liên quan về đề nghị họ trích lục thông tin về lô đất đó.
Tuy nhiên thì cách này cũng có 1 nhược điểm đó chính là muốn xem được quy hoạch quận Hai Bà Trưng hoặc chi tiết hơn là lô đất mà bạn đang xem xét tới thì cần phải có cả sự đồng ý và hợp tác của chủ lô đất đó.
Nếu chủ của lô đất muốn giấu các thông tin về lô đất kia thì sẽ rất khó khăn trong quá trình tra cứu quy hoạch quận Hai Bà Trưng của bạn. Cách này cũng tốn khá nhiều thời gian vì phải hoàn tất 1 số thủ tục nhất định.
Tra cứu quy hoạch chi tiết 1 500 quận Hai Bà Trưng qua các kênh trực tuyến
Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì cách xem quy hoạch quận Hai Bà Trưng truyền thống sẽ không còn được phổ biến bằng các cách tra cứu quy hoạch quận Hai Bà Trưng bằng cách trực tuyến nữa vì cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Chỉ có 1 nhược điểm nhỏ là những kênh tra cứu trực tuyến này thì vẫn còn mới và khá sơ kahi nên chưa thể liệt kê được kỹ và rõ các con đường và hộ dân ở trong địa bàn. Có 1 số kênh tra cứu quy hoạch chi tiết 1 500 quận Hai Bà Trưng khá chi tiết bạn có thể xem thử như quyhoachhanoi.vn, quyhoach.diaocthudo.com, bdsfun.com, meeymap.com,…
Tổng quan về hệ sinh thái Meey Map
Meey Map là 1 hệ sinh thái địa chính mới nhưng đã có rất nhiều dữ liệu và thông tin chuyên sâu về quy hoạch chi tiết 1 500 quận Hai Bà Trưng nói riêng và các khu vực khác nói chung. Quy hoạch trong Meey Map rất rõ ràng vì Meey Map được hình thành và phát triển từ chính chuyên môn nghiệp vụ của bất động sản giúp người xem có thể dễ hiểu hơn.
Dễ dàng xem thông tin quy hoạch ở từng thửa đất 1 cách dễ dàng, tiện lợi. Meey Map hiện đang ngày càng cố gắng cập nhật thông tin ở nhiều khu vực hơn để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Tính năng nổi bật của hệ sinh thái Meey Map:
Bản cập nhật Meey Map 1.0 hiện đang tập trung phát triển các tính năng nổi trội sau:
- Cho phép người dùng dễ dàng tra cứu được các thông tin về quy hoạch bất động sản
- Tìm kiếm được các thông tin đăng về bất động sản
- Meey Map hỗ trợ tính năng khoanh vùng bán kính và thước đo bất động sản.
- Bảo mật tối ưu dữ liệu của người dùng
Video hướng dẫn xem quy hoạch chi tiết:
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy hoạch quận Long Biên – Bản đồ & cách tra cứu quy hoạch
Dù với cách tra cứu quy hoạch quận Hai Bà Trưng nào thì yêu cầu tối quan trọng rằng bạn phải hiểu rõ được các thông tin về khu vực đó và biết các cách cơ bản trong việc xem bản đồ địa chính. Chúc bạn có thể dễ dàng tra cứu quy hoạch quận Hai Bà Trưng bằng các cách phía trên.