Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Tháp được thể hiện trong bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Tháp.
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền. Có diện tích khoảng 3.383,8 km².
Vị trí địa lý của tỉnh Đồng Tháp như sau: Phía đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang; phía tây giáp tỉnh An Giang; phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ; phía bắc giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia và tỉnh Long An.
Về quy hoạch giao thông, 24/11/2014 UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quyết định số 1183/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quyết định 1183 nói trên, quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Tháp cụ thể như sau:
Giao thông đường bộ: Giao thông đối ngoại: đường Hồ Chí Minh (tuyến N2), tuyến cao tốc Cần Thơ. Hồ Chí Minh, các đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh được quy hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng các đường hiện hữu hoặc mở mới với quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp II, cấp III và cấp IV đồng bằng.
Giao thông trong tỉnh: Tỉnh lộ: hệ thống các tuyến đường tỉnh được quy hoạch cải tạo nâng cấp hoặc mở mới với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng. Sau năm 2020 khi nhu cầu giao thông tăng nhanh các tuyến sẽ được nâng cấp tối thiểu đạt chuẩn cấp III đồng bằng.
Huyện lộ: trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành đầu tư nâng cấp các tuyến đường hiện hữu. Ngoài các tuyến hiện hữu, s đề xuất thêm một số tuyến đường chính yếu trên địa bàn các huyện. Các tuyến đường mới s kết nối với các tuyến hiện hữu tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn, góp phần tạo ra mạng lưới thông suốt từ huyện đến trung tâm các xã.
Giao thông nông thôn: kế thừa và phát triển mạng lưới đường hiện có phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải trước mắt và tương lai, kết nối liên hoàn với hệ thống đường Quốc gia, đường tỉnh, đường huyện và đường liên xã.
Giao thông đô thị: các tuyến đường đô thị được đề cập chi tiết trong các quy hoạch chung thành phố, thị xã, thị trấn, các trung tâm xã. Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường hướng tâm và đường tránh đô thị. Tổ chức các tuyến liên tỉnh và đi thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức các tuyến giao thông công cộng trên các trục đường chính, thành phố, thị xã, thị trấn huyện lỵ. Công trình phục vụ giao thông: bố trí các bến xe đạt chuẩn tại thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và các thị trấn huyện lỵ.